Bầu Đức từng ám chỉ cầu thủ Việt Nam nào là… “mất dạy”?
Câu nói nổi tiếng của bầu Đức: “Cầu thủ ngày càng mất dạy” xuất phát từ việc một cầu thủ của HAGL đã kiên quyết ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền từ Bình Dương.
Trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp làm bóng đá và hướng đi cho bóng đá Việt Nam” tổ chức hồi tháng 9/2011 tại TP.HCM, ông chủ của tập đoàn HAGL đã bức xúc kể lại trường hợp của tiền vệ Tăng Tuấn như một hậu quả của thứ bóng đá kim tiền vốn một thời hoành hành tại V.League.
Theo lý lẽ của bầu Đức, đội bóng của ông đã có công chăm bẵm cầu thủ trẻ gốc Thanh Hóa thì Tăng Tuấn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại bằng cách đóng góp cho HAGL. Nhưng khi tài năng của Tăng Tuấn mới chỉ vừa chớm nở, anh đã chạy theo lời mời gọi của đội bóng khác.
Ông bầu Đoàn Nguyên Đức.
Bầu Đức chia sẻ không phải ông không có tiền để giữ chân Tăng Tuấn, vấn đề là ông chủ quyền lực của tập đoàn HAGL cảm thấy không hài lòng khi cầu thủ do mình có công đào tạo “phản thùng”. Thế nên từ đó bầu Đức càng quyết tâm chăm chút hơn cho các tuyến đào tạo trẻ để ra đời những sản phẩm không chỉ đá bóng hay mà còn hoàn thiện về nhân cách.
Về phần Tăng Tuấn, thời điểm V.League 2011 kết thúc cũng là lúc hợp đồng của anh với HAGL đáo hạn. Không hài lòng với mức phí lót tay 3 tỷ/3 mùa mà đội bóng phố núi đề nghị, tiền vệ gốc Thanh Hóa đã quyết định ra đi.
Video đang HOT
Dạo đó, Tăng Tuấn chỉ có ao ước “giản dị” là mức phí lót tay chừng 4-5 tỷ đồng cho 3 năm phục vụ. Nhưng buổi gặp gỡ với chủ tịch Nguyễn Minh Sơn khi đàm phán về đầu quân cho Bình Dương đã khiến cầu thủ này thực sự choáng.
“Cháu không biết thế nào, chú cho bao nhiêu cũng được ạ”, Tăng Tuấn bẽn lẽn trả lời sau câu hỏi của ông Sơn. Câu trả lời của ông chủ tịch của đội bóng đất Thủ khiến Tăng Tuấn không thể tin được khi nó lớn hơn nhiều con số mà anh ao ước. Con số này được đồn đoán khoảng từ 6-8 tỷ đồng.
Đến tận bây giờ, nhắc đến giây phút ấy Tăng Tuấn vẫn còn sướng rơn người, bởi sau mấy lần cò kè cùng một vài đội bóng phía Bắc, có nằm mơ anh cũng không dám nghĩ đến khoản tiền lớn đến vậy.
Một cầu thủ tầm tầm và chủ yếu ngồi dự bị như Tăng Tuấn cũng có giá như ngôi sao đủ biết các nhà làm bóng đá ở Bình Dương thời điểm đó chịu chơi và chịu chi như thế nào. Còn cá nhân tiền vệ gốc Thanh Hóa có lẽ cũng không cảm thấy thiệt thòi vì đã được “đền bù” xứng đáng sau câu chửi của bầu Đức. Suy cho cùng, ở hoàn cảnh của Tăng Tuấn, cũng ít ai từ chối lời mời ngọt ngào đến thế của đội bóng từng mang danh “Chelsea Việt Nam”. Giờ đây, khi đã giải nghệ, Tăng Tuấn có chút vốn để lo cho gia đình, an cư lạc nghiệp và tiếp tục theo đuổi đam mê bóng đá bằng công việc huấn luyện tại một trung tâm đào tạo trẻ.
Huyền Anh
Nữ Sơn La có thể biến mất khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam
Nếu không nhận được sự hỗ trợ trong thời gian tới, đội bóng nữ Sơn La có thể bị giải tán.
Sơn La là một trong 7 đội dự giải vô địch nữ quốc gia mùa trước. Tuy nhiên, đội bóng này đang đứng trước nguy cơ giải thể ở mùa giải 2020 do những khó khăn vì tài chính. Năm ngoái, đội nữ Sơn La được tài trợ chính bởi một công ty trong lĩnh vực bất động sản.
Đơn vị này hỗ trợ từ 3 tới 4 triệu đồng cho mỗi cầu thủ của đội một Sơn La. Cộng thêm tiền lương của trung tâm, mỗi cầu thủ có 6 tới 7 triệu VNĐ/tháng, tạm đủ để duy trì cuộc sống, theo đuổi đam mê bóng đá.
HLV Lường Văn Chuyên (phải) và bóng đá nữ Sơn La đang sống trong những ngày khó khăn. Ảnh: Minh Chiến.
Tuy nhiên, do không đạt thành tích tốt ở giải vô địch quốc gia 2019 (đứng thứ 7 trong 7 đội tham dự), các cầu thủ nữ đã bị Trung Tâm Đào tạo Huấn luyện Vận động viên Thể thao Tỉnh Sơn La hạ chế độ. Họ bị hạ suất ăn từ 150.000 VNĐ/ngày dành cho tuyển tỉnh xuống còn 120.000 VNĐ/ngày. Ngoài ra, với mỗi ngày tập luyện, các nữ cầu thủ được 40.000 VNĐ (một tháng có 1.040.000 VNĐ).
Vấn đề càng phức tạp hơn khi từ tháng 3 trở đi, mạnh thường quân ngưng tài trợ cho đội bóng. Các cầu thủ nữ Sơn La chỉ còn tiền ăn và tiền công của trung tâm chi trả. HLV Lường Văn Chuyên chia sẻ với Zing: "Về phần tiền ăn, các em được trung tâm nuôi. Nhưng họ cũng cần tiền để chi tiêu. Giờ mỗi người chỉ còn 1 triệu đồng sinh hoạt thì không thấm tháp gì cho cuộc sống cả".
Lý do bị ngưng tài trợ đến từ sai phạm trong báo cáo tài chính của trung tâm với nhà tài trợ. Theo hợp đồng, APEC sẽ tài trợ hàng tháng cho đội bóng nữ Sơn La. Ngược lại, cứ 3 tháng một lần, trung tâm phải báo cáo lại thu chi của đội cho nhà tài trợ.
Tuy nhiên, do Giám đốc Trung Tâm Đào tạo Huấn luyện Vận động viên Thể thao tỉnh Sơn La nghỉ hưu, chưa chuyển giao hết công việc cho cấp dưới nên đợt vừa qua, nhà tài trợ không nhận được báo cáo thu chi. Theo điều khoản hợp đồng, đơn vị này đã cắt tài trợ.
Ông Chuyên tiếp tục: "Nếu tình hình không được cải thiện, Sơn La sẽ không thể tham dự giải vô địch quốc gia năm nay. Lực lượng dự giải vô địch sẽ giải tán toàn bộ. Sắp tới, chúng tôi dự định đôn tuyến U15/16 lên đá giải U19 quốc gia để các em được tham dự nhiều giải, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm".
"Tuy nhiên, nếu đội một giải tán thì tâm lý của các đội nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. Các em nhìn thấy tương lai các chị, họ sẽ bị dao động. Họ sẽ tự hỏi như các chị, tương lai còn chưa đâu vào đâu thì bọn mình biết thế nào".
Đội bóng nữ Sơn La có thể phải giải tán trong thời gian tới nếu không tìm được nguồn hỗ trợ. Ảnh: Minh Chiến.
Để tham dự cả lượt đi và về của giải nữ quốc gia 2020, đội nữ Sơn La sẽ cần nguồn kinh phí rất lớn. Tiền ăn uống, tiền khách sạn, tiền di chuyển, sân bãi... sẽ tiêu tốn của họ khoảng 1 tỷ đồng. Nếu không có nhà tài trợ đồng hành, bóng đá nữ Sơn La sẽ vắng mặt ở mùa giải này.
Sau giải vô địch quốc gia 2019, đội nữ Sơn La đã gửi công văn tới VFF nhờ hỗ trợ. Liên đoàn đã tác động, giúp nữ Sơn La tìm kiếm đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang khiến các hoạt động đó bị đình lại.
Hiện đội một Sơn La có hơn 10 cầu thủ cùng hai tuyến trẻ U12/13 và U15/16. Tổng số nữ cầu thủ ở trung tâm hiện gần 50 người. HLV Chuyên cho biết: "Hiện tại, tập thể đội một đã xác định nếu không kêu gọi được tài trợ, các em sẽ xin về hết để đi làm. Chúng tôi đang phải làm công tác tư tưởng, mong các em cố gắng, đợi hết đại dịch xem tình hình có khả quan hơn không. Nếu không, ban huấn luyện buộc phải tạo điều kiện cho các em về mưu sinh".
Đội bóng nữ Sơn La thành lập năm 2012, tham dự giải vô địch quốc gia lần đầu tiên năm 2016. Sơn La là một trong số rất ít địa phương và là nơi mới nhất gây dựng được đội nữ góp mặt ở giải vô địch quốc gia. Tuy chưa đạt được nhiều thành tích, sự xuất hiện của bóng đá nữ Sơn La trong vài năm trở lại đây vẫn là làn gió mới, mang tới nguồn động viên to lớn cho những người làm bóng đá. Nếu họ vắng mặt ở giải vô địch quốc gia năm nay, đó sẽ là tổn thất lớn cho bóng đá Việt Nam.
Minh Chiến
Bầu Đức: Lo tính mạng cầu thủ, nhốt không cho HAGL đá V-League thời Covid 19 Nhiều đội bóng lên tiếng phản ứng về phương án V-League 2020 thi đấu tập trung ở miền Bắc theo đề xuất của VFF và VPF. Tối ngày 25/3, VPF chính thức thông báo V-League 2020 tiếp tục hoãn đến ít nhất ngày 15/4 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cùng với đó, đơn vị tổ chức giải còn gửi đến các đội...