Bầu Đức: Tôi không bán Công Phượng vì không thiếu tiền
Một lần nữa, ông bầu Đoàn Nguyên Đức phát biểu gây sốc khi khẳng định, nhiều CLB Nhật Bản và Hàn Quốc đã hỏi mua Công Phượng, nhưng ông không bán vì không… thiếu tiền.
Bầu Đức đặt mục tiêu cho lứa U.19 Việt Nam hôm nay là phải vô địch SEA Games
Trở lại chuyện các cầu thủ U.19 Việt Nam được các CLB nước ngoài chú ý, bầu Đức cho biết: “Ngoài Công Phượng, nhiều CLB để mắt đến Tuấn Anh, Xuân Trường, nhưng ở thời điểm này, tôi đều lắc đầu”.
Ông Đức cũng lên tiếng phản bác với những người thường xuyên dè bỉu cách làm bóng đá của ông: “Những người thường xuyên nói rằng cầu thủ Học viện HAGL JMG Arsenal là đồ bỏ, không được CLB nào quan tâm là họ không biết gì về cách làm bóng đá của tôi. Nếu muốn chuyển nhượng cầu thủ để lấy tiền và lấy tiếng cho học viện, tôi chỉ cần gật đầu là hai ba cầu thủ sẽ lên đường sang nước ngoài. Nhưng tôi đâu dại gì mà làm điều bất lợi cho bóng đá Việt Nam”.
Khi chúng tôi hỏi, đào tạo cầu thủ nhưng không bán thì học viện lấy đâu ra tiền để tái đầu tư, nói về lĩnh vực kinh doanh chắc chắn HAGL thất bại, ông Đức giải thích: “Tôi nói thẳng, tôi là thằng rất yêu nước. Tôi luôn muốn làm cái gì đó cho đất nước này. Người khác chọn cái này, cái kia, nhưng tôi chọn bóng đá.
Video đang HOT
Làm học viện, nuôi cầu thủ rất tốn tiền, 7 năm trời tôi tốn hàng triệu USD chỉ vì mong muốn bóng đá Việt Nam phải vô địch Đông Nam Á. Vì thế tôi muốn giữ lại cầu thủ để họ chơi bóng bên cạnh nhau, tạo được sự gắn kết tốt nhất, để Việt Nam chắc chắn phải vô địch SEA Games 2017 hoặc trễ lắm thì 2019 cũng phải vô địch cho bằng được.
Khi làm học viện tôi biết được tiềm lực và con người Việt Nam, nên mục tiêu trước mắt của tôi chỉ là vô địch Đông Nam Á. Trước giờ, những ai dẫn lời tôi nói phải vô địch châu Á, hay dự World Cup này nọ đều là nói phét, tôi chưa bao giờ phát biểu như vậy”.
Công Phượng (10) sẽ thi đấu tại V-League 2015
Với câu hỏi, nếu đá ở CLB nước ngoài thì các cầu thủ cũng có thể cống hiến cho quốc gia, ông Đức chia sẻ: “Tôi đã nói thẳng với những CLB muốn chuyển nhượng Công Phượng rằng, nếu quan tâm đến Phượng thì chờ vài năm nữa. Bây giờ Phượng mới 19 tuổi, nếu qua Nhật đá ở J-League 1, thì Phượng chỉ ngồi trên ghế dự bị, điều này sẽ khiến Phượng thui chột tài năng.
3 hay 4 năm nữa, khi Phượng và các cầu thủ khác cứng cáp, đủ sức tranh chấp xuất đá chính, tôi sẽ chuyển nhượng, lúc đó thu tiền về cũng không muộn. Để đào tạo ra một cầu thủ như Phượng tôi đã tốn rất nhiều tiền và tâm huyết, vì thế bất kỳ cầu thủ nào vì lý do gì đó mà không phát triển được, tôi tiếc đứt ruột”.
Lần đầu tiên ông Đức tiết lộ rằng, xây dựng Học viện HAGL không chỉ tốn kinh phí cho việc nuôi ăn ở cầu thủ, trả tiền cho HLV từ JMG mà hàng năm HAGL phải trả cho đối tác một số tiền rất lớn, tạm gọi là tiền chuyển giao công nghệ.
“Năm nào không trả tiền là họ cắt cái rụp, làm học viện rất tốn kém, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ trong các dự án đầu tư của HAGL, vì thế chỉ cần trời thương cho tôi có sức khỏe thì tôi sẽ tiếp tục hết sức vì bóng đá Việt Nam”, ông bầu Đức nói.
Theo VNE
Danh hiệu "Vinh danh Fair Play" thuộc về ông bầu Đoàn Nguyên Đức
Đoàn Nguyên Đức, ông là một doanh nhân yêu bóng đá và luôn đi đầu trong việc tìm ra hướng đi mới.
Trăn trở khi chứng kiến bóng đá Việt Nam nhiều nhân tài mà không phát huy được và trăn trở với nhiều kỳ SEA Games cứ vào đến chung kết là thua, ông tìm tòi đến câu lạc bộ Arsenal và bắt tay với câu lạc bộ này đào tạo bóng đá trẻ.
Ông phá 6 ha rừng cao su để xây học viện đúng chuẩn và đổ rất nhiều tiền của, công sức cho những lứa cầu thủ trẻ được tuyển chọn trên khắp đất nước. Sau sáu năm "trồng người", lứa cầu thủ đầu tiên của học viện đại diện cho đội trẻ U-19 Việt Nam tham dự giải Đông Nam Á và châu Á đạt được những thành công đáng kể nhất là phong cách thi đấu và lối chơi fair play.
Bầu Đức phá rừng cao su để xây học viện và đang giới thiệu với các quan chức bóng đá châu Âu về giấc mơ của mình. Ảnh: ANH HÒA
Không ra sân cùng các em nhưng chính ông đã góp phần xây dựng cho các em một lối chơi cao thượng bằng lời dặn dò: "Các cháu tuyệt đối không được đá xấu, đá láo bất kể đối thủ mình chơi như thế nào". Và U-19 Việt Nam đã tạo ra những dấu ấn đậm nét ở đấu trường trong nước lẫn quốc tế...
Biểu dương Fair Play 2013
1. Phóng viên Huỳnh Sang, Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, vượt lên mọi khó khăn, truyền thanh qua đường điện thoại di động lên làn sóng phát thanh trực tiếp toàn bộ các trận đấu tại hai giải đấu U-19 Đông Nam Á và vòng loại châu Á 2013 (cả hai giải này các đài truyền hình không thực hiện trực tiếp khiến người hâm mộ rất mong thông tin), đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ một cách kịp thời.
2. Cổ động viên Hoài Ân, chuyên viên IT tự bỏ tiền túi đến Malaysia ghi hình các trận đấu của U-19 Việt Nam tại vòng loại châu Á bằng chiếc máy ghi hình tí hon, đặt trên sân bóng để truyền qua mạng phục vụ người hâm mộ Việt Nam xem trực tiếp các cầu thủ nhà thi đấu.
Theo VNE
Bầu Đức tặng U19 Việt Nam truyện tranh trước giờ thi đấu Phó chủ tịch LĐBĐ Việt Nam Trần Quốc Tuấn đã mang theo khoảng 30 tập truyện tranh để cùng bầu Đức phát tặng các cầu thủ trẻ trước trận đấu với U19 Hàn Quốc. Trong sáng nay (9/10), toàn bộ các cầu thủ U19 Việt Nam hào hứng khi được 2 vị Phó chủ tịch VFF đích thân tặng cuốn truyện tranh "Học...