Bầu Đức: Sáng mai sẽ có trực thăng sang Lào đưa công nhân về Việt Nam
Bầu Đức cho biết ngay sáng mai, các công nhân của Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập tại huyện Paksong, tỉnh Champasak do ảnh hưởng vụ vỡ đập thủy điện sẽ được trực thăng đưa về.
Chia sẻ với Zing.vn tối 24/7, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết một số công nhân của công ty bị cô lập tại huyện Paksong thuộc tỉnh Champasak, do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện, nước dâng cao.
Trong ngày 24/7, doanh nghiệp đã chuẩn bị các phương án đưa người lao động ra khỏi vùng ngập. Ngay sáng sớm mai, 25/7, sẽ có trực thăng sang để đưa các công nhân này về nhà.
Khu vực ảnh hưởng từ vụ vỡ đập thủy điện là vùng Hoàng Anh Gia Lai canh tác cao su.
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai thông tin thêm, khu vực vỡ đập thủy điện Xepian- Xe Nam Noy là vùng trồng chủ yếu cao su của doanh nghiệp này, và số cao su này là cây đã trưởng thành nên không bị ảnh hưởng nhiều.
Với vườn cây ăn trái, doanh nghiệp canh tác ở khu vực khác nên không bị tác động.
Về việc khắc phục tình hình sản xuất, ông Đức nói cũng phải chờ đến khi nước rút thì doanh nghiệp sẽ triển khai.
Video đang HOT
Liên quan đến sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy của Lào, Hãng thông tấn Nhà nước Lào KPL đưa tin sự cố xảy ra vào lúc 20h ngày 23/7 khiến hàng trăm người mất tích và nhiều người có thể đã thiệt mạng. 5 tỷ m3 nước tràn về khu vực hạ lưu đập gây ngập nhiều bản làng và làm cô lập hoàn toàn huyện Sanamxay với hơn 1.300 hộ gia đình và 6.600 người bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân vỡ đập chưa được làm rõ. Theo TTXVN, Công ty Năng lượng Xe Pian-Xe Namnoy (PNPC), đơn vị xây dựng thủy điện, cho biết đập bị vỡ do mưa lớn trong nhiều ngày.
Bình Nguyên
Theo Zing
Vỡ đập thủy điện ở Lào khiến mực nước ở ĐBSCL dâng cao 5cm
Theo tính toán sơ bộ của Ủy hội sông Mê Kông, mực nước tại hệ thống sông ở ĐBSCL có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pien - Xe Namnoy ở Lào. Điều này là không đáng lo ngại.
Trao đổi với báo chí tối 24.7 về sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy ở Lào, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, dung tích toàn bộ của thủy điện này ở thời điểm trước khi vỡ là 1,034 tỉ m3. Ông Thắng cũng khẳng định, đây là con số tuyệt đối chính xác.
Con đập bị vỡ, dội "bom" nước xuống hạ du. Ảnh: I.T.
Ông Thắng cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã tìm hiểu, cũng như Thủ tướng Chính phủ cũng đã trao đổi với phía Lào, thông tin nắm được như sau: "Đây là chiếc đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỉ m3 chứ không phải 5 tỉ m3 như các báo đưa. Đập đang được thi công và bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được là bao nhiêu thì chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác"- ông Thắng cho hay.
Tuy nhiên, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá: "Khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay.
"Với khoảng cách 650 km, theo tính toán, thời gian sẽ nước từ thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy bị vỡ về đến Việt Nam khoảng 5-6 ngày"- ông Thắng cung cấp thông tin.
Sự cố vỡ đập khiến khoảng 6.000 người bị ảnh hưởng.
Ông Thắng cũng nhấn mạnh: "Dung tích toàn bộ của thủy điện này là 1,034 tỉ m3, đây là thông tin chính xác tuyệt đối. Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời".
Trước đó, hàng nghìn người ở 6 ngôi làng đã bị ảnh hưởng sau khi đập thủy điện ở phía Đông Nam tỉnh Attapeu - Lào, bị vỡ vào tối 23-7. Hãng Thông tấn Lào (KPL) cho biết con đập bị vỡ xả ra 5 tỉ lít nước khiến "nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người khác mất tích".
Được biết, đập thủy điện nói trên đang được xây bởi công ty điện Xe Pien-Xe Namnoy, còn được gọi là PNPC. Giới chức đã triển khai thuyền để hỗ trợ sơ tán người dân ở huyện Sanamxay trong bối cảnh mực nước dâng cao - hãng tin ABC Laos đưa tin nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ủy hội sông Mê Kông cũng cho biết, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3 nhưng theo tính toán, mực nước tại hệ thống sông ở ĐBSCL có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.
Như vậy, sự cố tại đập thủy điện tại Lào không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.
Dự án thủy điện XePian XeNamnoy là công trình trọng điểm về phát triển thủy điện của vùng Nam Lào. Công trình thủy điện XePian XeNamnoy nằm trên sông Xenamnoy thuộc hai tỉnh Champask và Attapeu - Lào. Vị trí dự kiến xây dựng công trình: cách dòng chính khoảng 200km (tính đến StungTreng) và cách biên giới Việt Nam khoảng 650km.
Công trình khởi công từ tháng 2-2013, hoàn thành tháng 3-2018. Hồ bắt đầu tích nước từ tháng 1-2018, với lưu lượng đến hồ trong mùa khô khoảng từ 10-15m3/giây, do vậy dung tích hồ hiện nay chỉ khoảng 500 triệu m3.
Sáu ngôi làng chìm trong biển nước. Ảnh: Sky News.
Theo Sky News, công trình là một phần trong kế hoạch xây một loạt các đập trên sông Houay Makchanh, Xe-Namnoy và Xe-Pian của Lào với tham vọng sẽ xuất khẩu 90% sản lượng điện sản xuất được sang Thái Lan, phần còn lại cung cấp cho lưới điện địa phương.
Các nhóm môi trường từ lâu đã lên tiếng quan ngại về tham vọng xây dựng thủy điện ở Lào với khoảng 10 đập đang hoạt động, khoảng 10 - 20 đập đang được xây dựng và hàng chục đập đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Đặc biệt, mối quan tâm đã được nâng lên về tác động trên sông Mekong, hệ thực vật và động vật bị ảnh hưởng và suy thoái nghiêm trọng.
Một số quốc gia láng giềng cũng lo ngại tham vọng trở thành "pin của Đông Nam Á" của Lào sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái toàn khu vực.
Theo Danviet
Nước lũ từ đập vỡ tại Lào tràn vào sông Mê Kông Khoảng 5 tỉ m3 nước đổ xuống từ con đập vỡ ở tỉnh Attapeu của Lào và tràn vào sông Mê Kông. Nước lũ từ con đập vỡ đang gây ngập nặng tại tỉnh Attapeu của Lào Theo trang Power Technology, dự án thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy tại tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ ngày 23.7 nằm trên các phụ...