Bầu Đức quá đáng hay VPF sợ hủy giải?
VPF mời đại diện các CLB họp trực tuyến hoàn toàn không sai. Nó cũng giống như Premier League những nhà tổ chức họp với các đội khi giải buộc phải hoãn.
Chỉ có điều nhà tổ chức Premier League mời các đội để tìm giải pháp tốt nhất và cũng là để tính đến quyền lợi của các đội trong đó bóng không lăn hết mùa thì các CLB sẽ không nhận được tiền bản quyền truyền hình lên đến hàng trăm triệu bảng cho mỗi đội.
Phép tính sơ bộ ở Premier League mùa này có thể mất tới 1,2 tỉ bảng tiền bản quyền truyền hình nếu chín vòng đấu còn lại không được thi đấu. 1,2 tỉ đấy không vào túi nhà tổ chức mà gắn với quyền lợi các đội.
Đưa vấn đề của Premier League ra để thấy cuộc họp với các đội dựa trên quyền lợi của từng đội và những nhà tổ chức muốn tìm ra giải pháp tốt nhất và ít thiệt hại nhất cho các CLB. Và tất nhiên chuyện đá hay không hoặc đá tập trung đều phải dựa vào cơ quan y tế quốc gia và tình hình dịch bệnh ở địa phương.
Trở lại với vấn đề của VPF thì cuộc họp trực tuyến vừa qua chỉ có 13/14 đội nhưng kết quả đưa ra là gì?
VPF họp trực tuyến với các CLB. Ảnh: CTV
Bàn chuyện đá tập trung theo kiểu bỏ phiếu, còn quyền lợi của các CLB thì gần như là yếu tố phụ. Nó khác hẳn với bóng lăn đi với quyền lợi của các CLB dù mỗi CLB là một cổ đông ở VPF. Nói như một quan chức đội bóng là bóng phải lăn, giải phải về đích thì VPF mới nhận được tiền “phí đá giải” mà mỗi CLB phải đóng vào.
Thực tế thì VPF cũng có khó khăn riêng của họ. Một bộ máy gồm giám sát, trọng tài, nhân viên… ăn lương làm nhiệm vụ khi có giải lấy gì để có thu nhập khi bóng không lăn. Chưa kể nhà tài trợ mới ở Hàn Quốc cũng là mối quan hệ làm ăn của ông chủ tịch VPF lần đầu tài trợ V-League mà giải không về đích thì khó ăn, khó nói…
Ở đây vai trò của VFF gần như là đứng ngoài dù người trong cuộc ai cũng hiểu VPF chịu áp lực phần nào từ chính VFF trong việc đá hay không đá hoặc đá tập trung hay đá sân nhà, sân khách.
Video đang HOT
Dịch COVID-19 không chỉ có bóng đá ngưng trệ mà tất cả ngành nghề, các doanh nghiệp đều bị động. Với góc độ bóng đá thì các CLB cần được hướng dẫn để thoát hiểm nhằm tránh rơi vào khủng hoảng hơn là đặt họ vào tình trạng biểu quyết đá tập trung hay không. Như FIFA hướng các liên đoàn, các CLB cách để giảm quỹ lương, để tồn tại hơn là bày cho họ đá hay không đá. Các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia cũng đang hướng CLB mình cách thoát khủng hoảng hơn là cách đá bóng mùa dịch.
Cá nhân tôi cho rằng VPF vừa chịu sức ép của VFF, vừa chịu sức ép bóng phải lăn thì mới đủ nghĩa vụ với nhà tài trợ. Đó là chưa kể sức ép của bộ phận tham mưu cứ muốn đẩy vào đá và muốn quả bóng trách nhiệm dồn lên tập thể (các đội).
Thế nên họ ngồi lại với các CLB (họp trực tuyến) vấn đề cũng không giải quyết gì hơn ngoài đội này đồng ý phương án đá, đội khác không đồng ý.
Việc làm này vô tình còn tạo ra lằn ranh giữa các đội và dễ bị lập luận đội A thân quan VPF, đội B không thân thì coi chừng.
Thế nên họp 14 đội tham dự giải mà chỉ có 13 là điều rất đáng buồn ở một mùa giải đang đứng trước những giải pháp thời dịch COVID-19.
Cá nhân tôi không ủng hộ chuyện bầu Đức không cho đại diện của CLB mình họp với VPF nhưng khi xem kết quả của phiên họp đấy thì không chỉ tôi mà nhiều lãnh đạo CLB cũng thấy thật lãng phí bởi họp mà chẳng giải quyết được gì.
NGUYỄN NGUYÊN
Bầu Đức "kênh" VPF: Người hào sảng, ai làm thế!
Bầu Đức từ chối cho đại diện HAGL dự cuộc họp của VPF tìm giải pháp cho LS V-League 2020 khiến khoảng cách giữa ông bầu phố núi và VPF ngày càng thêm xa.
1. Sáng 31/3- thời điểm VPF tiến hành họp online với 13 CLB nhằm tìm ra giải pháp, phương án tổ chức LS V-League 2020, bầu Đức tái khẳng định không cho đại diện HAGL dự họp.
Lý do ông chủ đội bóng phố Núi đưa ra để từ chối cuộc họp trực tuyến trên: "Thật phi lý khi Chính phủ, nhân dân, các ban ngành đang tập trung chống dịch thì Covid-19 các anh ấy lại họp bàn chuyện bóng đá.
Chúng ta chưa biết dịch sẽ biến động thế nào, kéo dài trong bao lâu. Trong khi đó, các anh cứ họp rồi hoãn, rồi lại họp, kế đó lại hoãn. Theo tôi, chúng ta phải căn cứ vào thực tế, khi nào hết dịch sẽ bàn tính".
bầu Đức tỏ ra không hài lòng khi VPF tổ chức họp trong mùa dịch cúm Covid-19
Bầu Đức cũng cho hay nếu VPF đưa ra những giải pháp tốt, hiệu quả chắc chắn sẽ ủng hộ cả hai tay, nhưng thời điểm hiện tại thì không bởi quan điểm "không nói chuyện bóng đá ở mùa dịch".
2. Thông báo của VPF hay Chủ tịch HĐQT VPF Trần Anh Tú, thực chất cuộc họp trực tuyến với các CLB không phải để chốt phương án thi đấu, hoặc triển khai ngay thời điểm dịch cúm Covid-19 còn phức tạp mà chủ yếu lấy ý kiến.
Việc VPF tổ chức họp bàn với 14 CLB tại V-League sớm đưa ra được giải pháp tổ chức chặng đường còn lại của mùa giải, giữ thế chủ động hơn khi tình hình dịch cúm Covid-19 được khống chế.
và VPF vẫn tổ chức họp mà không cần đến HAGL
Tuy nhiên, cuộc họp của VPF với 13 đội bóng (vắng HAGL) chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung về các phương án tổ chức phần còn lại của mùa giải 2020.
3. Về lý, những phát biểu của bầu Đức không sai khi ai cũng hiểu vào thời điểm VPF tổ chức cuộc họp bàn tương lai V-League 2020, dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp khiến mọi sinh hoạt trong đời sống bị đảo lộn.
Sự thiếu hợp tác, và cả cách ứng xử tình huống giữa đôi bên khiến tuyển Việt Nam đối mặt với nguy cơ rủi ro rất cao
Nhưng về tình, rõ ràng bầu Đức chưa chuẩn, bởi dù nói đúng đi chăng nữa thì HAGL vẫn là một phần của bóng đá Việt Nam như chính ông bầu này thừa nhận. Vì vậy việc HAGL từ chối một cuộc họp cần ý kiến xây dựng từ các thành viên thì cách "tẩy chay" như vậy rõ ràng hơi thái quá.
Bầu Đức hay đại diện của HAGL hoàn toàn có thể phát biểu phản đối trực tiếp trong cuộc họp với VPF, thay vì "lẫy" và từ chối thẳng toẹt bằng những tuyên bố giãy nảy trên báo chí. Điều này dễ khiến nhiều người ngờ ngợ rằng ông chủ đội bóng phố Núi và lãnh đạo VPF vẫn còn nhiều cấn cá, sau những va chạm cách đây ít năm.
Cũng như thế, VPF không sai khi đề nghị các đội bóng tham dự V-League 2020 ngồi lại để bàn thảo, đưa ra các phương án thi đấu mới, nhưng cái cách nói và thể hiện lại khiến nhiều người hiểu lầm.
Bởi ít ngày trước VPF chủ động đưa ra một phương án thi đấu mới (đưa 7 đội bóng phía Nam ra miền Bắc đá tập trung) rồi mới đề xuất lấy ý kiến đại diện các CLB, làm cá nhân bầu Đức... không thông và xảy ra những bùng nhùng không đáng.
Nhưng bây giờ, bầu Đức lẫn VPF hay VPF có lẽ cần gạt đi cái tôi của mình để cùng các CLB ngồi lại vì cái chung cho giải đấu, cho bóng đá Việt Nam. Bởi cần pbiết rằng nếu V-League không có sự chuẩn bị kỹ với nhiều phương án thì thiệt hại nhất chắc chắn là bóng đá hay tuyển Việt Nam.
Vậy nên, nhường và nhịn một chút chứ "kênh" nhau để đôi bên cùng thiệt!
Xuân Mơ
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú: 'HAGL phải theo số đông' Chủ tịch VPF Trần Anh Tú nhấn mạnh dù không tham dự cuộc họp online sáng 31/3 cùng lãnh đạo các CLB khác đang dự giải V-League 2020 nhưng HAGL sẽ không có ngoại lệ và đội bóng này phải theo số đông. VPF tổ chức cuộc họp sáng 31/3 nhằm mục đích tổng hợp báo cáo về công tác phòng chống dịch...