Bầu Đức ‘lật’ VPF bất thành và chiêu cao tay của bầu Tú
Công kích trực diện và hợp sức cùng 5 đội bóng V-League đòi cải tổ VPF, nhưng bầu Đức chưa thể thay đổi được tình hình.
Sức ép lớn nhưng chưa đủ
Gần 1 tháng sau công văn đề nghị tổ chức Đại hội cổ đông bất thường của HAGL và 5 đội bóng khác ở V-League, VPF phản hồi với khẳng định chắc nịch: yêu cầu đại hội bất thường là “không đáp ứng điều kiện quy định”.
Đặc biệt VPF nhấn mạnh thời điểm này dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, vì thế HAGL và các đội bóng nên có sự đoàn kết, chung tay nhìn về một hướng, giúp bóng đá Việt Nam đi lên.
Đây chính là cú đáp trả mạnh mẽ từ VPF với HAGL, cụ thể hơn là nhằm vào bầu Đức. Trước đó, đội bóng phố Núi cùng 5 CLB gồm Hải Phòng, SLNA, Bình Dương, Nam Định và Quảng Nam đề nghị VPF tiến hành Đại hội cổ đông bất thường.
Bầu Đức nhiều lần đề nghị bầu Tú từ chức
Các đội bóng trên cho rằng đến lúc phải chấn chỉnh những mặt yếu kém, thiếu sót trong quản lý điều hành công ty của Hội đồng quản trị VPF, dẫn đến việc thiếu hiệu quả trong công tác vận hành, quản lý các giải bóng đá vô địch quốc gia. Muốn làm tốt điều này, VPF cần thay đội ngũ lãnh đạo hiện tại.
Thậm chí bầu Đức của HAGL còn đề nghị Chủ tịch VPF Trần Anh Tú nên nghỉ, đồng thời đề xuất mời lại hai gương mặt kỳ cựu là ông Trần Duy Ly và Phạm Ngọc Viễn lên thay.
“Ông Tú làm Chủ tịch VPF là đại diện hình ảnh bóng đá Việt Nam mà bị nhiều đội phản ứng thì nên xem lại. Nếu ông Trần Anh Tú còn tự trọng thì nên nghỉ” , bầu Đức công kích.
Nhưng rốt cuộc bầu Tú không nghỉ, VPF cũng không có cuộc cải tổ nào, thậm chí đã phản pháo bằng một văn bản phúc đáp ở đúng thời điểm cho thấy không hề có nhún nhường của đơn vị quản lý, điều hành V-League, với người đứng đầu là ông Trần Anh Tú.
Chiêu cao tay của bầu Tú
Công văn của HAGL và 5 CLB V-League được gửi tới VPF từ cuối tháng 8, nhưng mãi đến cuối tháng 9 các đội bóng mới nhận được văn bản phúc đáp.
Bầu Tú và VPF đương nhiên có cái lý của mình khi từ chối thẳng thừng đề nghị tổ chức Đại hội cổ đông bất thường. VPF dựa trên Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ Công ty VPF như đã nêu trong văn trả lời các đội bóng.
Cụ thể, VPF nói rằng việc yêu cầu triệu tập họp Đại hội cổ đông bất thường của HAGL cùng 5 đội V-League không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 3 Điều 24 Điều lệ Công ty VPF.
VPF không cải tổ dù chịu nhiều sức ép thời gian qua
Bên cạnh đó, nhóm các CLB đề nghị họp Đại hội cổ đông bất thường chiếm tỷ lệ 16,6% cổ phần của công ty VPF, tức là chưa quá bán.
Việc mới đây Ban chấp hành VFF quyết định dừng các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, không công nhận danh hiệu cũng như xác định đội xuống hạng, cũng chính là từ đề xuất trước đó của VPF. Nói cách khác, HAGL và một số đội bóng phản ứng mạnh mẽ, nhưng VPF đã xử lý theo đúng quy trình và được VFF thông qua.
Với cá nhân Chủ tịch VPF Trần Anh Tú, việc ký văn bản từ chối đề nghị của HAGL và 5 CLB V-League đúng thời điểm ông bầu này vừa cùng tuyển futsal Việt Nam “ngẩng cao đầu về nước” từ sân chơi futsal World Cup ít nhiều ghi điểm trong mắt người hâm mộ và cả giới truyền thông.
Bầu Tú và VPF thắng trong “cuộc chiến” với bầu Đức và một số đội bóng, nhưng chắc chắn sóng gió thì chưa dừng lại.
Video HAGL 1-0 Hà Nội:
Bầu Đức công kích sếp VPF: "Ông Tú có tự trọng thì nên nghỉ, đừng để họ nói nhiều"
Bầu Đức vừa lên tiếng và đưa ra những phản ứng gay gắt sau khi cuộc họp trực tuyến giữa VFF, VPF và các CLB để lại nhiều dư âm gây tranh cãi.
"Tôi đã nói từ lâu là người có tự trọng thì không ai làm thế. Nhiều người phản ứng thì nên nghỉ. Họ nói thẳng như thế mà còn ngồi là không tự trọng.
Không có tự trọng thì không làm được việc lớn đâu. Ông Tú làm Chủ tịch VPF là đại diện hình ảnh bóng đá Việt Nam mà bị nhiều đội phản ứng thì nên xem lại đi. Nếu tự trọng thì nghỉ để không bị nói nhiều như thế".
Đó là những chia sẻ mới đây của bầu Đức trong cuộc phỏng vấn với Saostar, bày tỏ quan điểm ông Trần Anh Tú không nên tiếp tục giữ ghế chủ tịch VPF.
Trước đó ở cuộc họp vào chiều qua (24/8), đại diện các CLB Hải Phòng, Quảng Nam và Phố Hiến nêu ý kiến cho rằng VPF cần có "văn hóa từ chức", thay đổi bộ máy nhân sự để làm việc tốt hơn.
Cuộc họp trực tuyến kéo dài gần 3 giờ đồng hồ với không ít tranh cãi. (Ảnh: VFF)
Về phía bầu Đức, ông cho rằng các CLB đang mất dần niềm tin với VPF. Vì thế cần tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để bầu lại lãnh đạo VPF.
Ông cũng đồng tình với quan điểm của ông Vũ Tiến Thành (chủ tịch CLB Phố Hiến) khi cho rằng việc bầu Tú giữ vị trí ở cả VPF và VFF là điều không nên. Hiện tài, ông Trần Anh Tú đang là Chủ tịch HĐQG công ty VPF, đồng thời là Ủy viên thường trực Ban chấp hành VFF.
Ông Trần Anh Tú.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên bầu Đức phản đối việc này. Trước đó vào đầu năm 2018, bầu Đức đã chỉ trích gay gắt trước thông tin bầu Tú sẽ ứng cử vào ghế Phó chủ tịch tài chính VFF.
Thời điểm đó, bầu Tú đang giữ cả 3 chức danh chủ chốt ở VPF là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Điều hành V.League. Bầu Đức cho rằng việc bầu Tú kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ quan trọng nhưng vẫn còn muốn cả ghế phó chủ tịch tài chính là "quá tham lam".
Ông thậm chí còn dọa sẽ rút HAGL khỏi V.League, gửi toàn bộ cầu thủ của đội ra nước ngoài thi đấu. Mọi việc chỉ kết thúc khi bầu Tú quyết định thôi không tranh cử ghế Phó chủ tịch VFF.
Bầu Đức và chủ tịch Văn Trần Hoàn của CLB Hải Phòng cùng có quan điểm nên thay đổi bộ máy lãnh đạo VPF.
Trở lại với câu chuyện tại VPF hiện tại, bầu Đức cho rằng trong 3 năm qua ông Trần Anh Tú không làm tốt hơn người tiền nhiệm Võ Quốc Thắng, bị nhiều CLB phản ứng.
Bởi thế, kết lại câu chuyện, bầu Đức nhấn mạnh: "Ông Tú tự trọng nên nghỉ, đừng để họ nói nhiều".
VPF không xin ý kiến khi dời lịch V.League, bầu Đức bức xúc: "Họ quá xem thường các CLB" Ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã đưa ra ý kiến của bản thân trước việc VPF đưa ra phương án dời V.League 2021 sang năm 2022 mà chưa tham khảo các CLB. Trước diễn biến dịch Covid-19 diễn ra phức tạp cộng thêm lịch thi đấu dày đặc của tuyển Việt Nam, VPF đã ra phương án dời V.League 2021 sang tháng 2/2022....