Bầu Đức gửi “tâm thư” cho cổ đông nói về khoản nợ với BIDV
Khẳng định đường hướng phát triển của Hoàng Anh Gia Lai thời gian tới tập trung vào chăn nuôi và cây ăn trái, ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho biết sẽ hoàn tất trả nợ trái phiếu BIDV trước cuối năm 2025.
Hoàng Anh Gia Lai qua nhiều lần chuyển mình hiện tập trung nguồn lực vào chăn nuôi và cây ăn trái (Ảnh: HAGL).
Trong bức “tâm thư” gửi cổ đông đề ngày 30/7, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã chứng khoán: HAG) thông báo việc tạm hoãn tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 do dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương với tốc độ lây nhiễm nhanh và mạnh.
Tuy nhiên, hiểu việc cổ đông đang quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn, ông Đức đã cập nhật thêm về hoạt động của HAGL, cùng lúc HAGL cũng đã công bố báo cáo tài chính quý II.
Ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định, HAGL hiện hoạt động kinh doanh chính tại 2 lĩnh vực là chăn nuôi và cây ăn trái.
Đối với ngành chăn nuôi, dự kiến đến cuối năm 2021, HAGL sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 lợn nái sinh sản và 300.000 lợn thịt xuất chuồng mỗi năm.
Còn với ngành cây ăn trái, HAGL sẽ đầu tư duy trì khoảng 10.000 ha trồng các loại cây, gồm chuối và các loại cây ăn trái khác. Riêng cây chuối, tại thời điểm này, tập đoàn của bầu Đức đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Dự kiến, năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.
Video đang HOT
“Định hướng của công ty là tập trung hai ngành chủ lực nêu trên, đồng thời cũng duy trì một số ngành nghề phụ trợ khác để tận dụng lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất” – ông Đức nhấn mạnh.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II của HAGL cho thấy, trong kỳ, doanh nghiệp của bầu Đức có lãi sau thuế 87 tỷ đồng so với mức thua lỗ lên tới 1.329 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.
Nguyên nhân biến động chủ yếu do trong quý II năm ngoái, Ban Tổng giám đốc quyết định trích lập dự phòng liên quan đến các khoản phải thu khó đòi lớn trong quý khứ. Đến quý II năm nay, khoản dự phòng công nợ tồn đọng đã giảm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, với việc không còn hợp nhất doanh thu của nhóm các công ty HAGL Agrico (HNG) nên doanh thu trái cây trong kỳ của HAGL bị sụt giảm 328 tỷ đồng. Ngược lại, HAGL phát sinh doanh thu bán lợn 190 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch HAGL, đến nay, việc tái cơ cấu tài chính tập đoàn này đã hoàn thành về cơ bản. Theo đó, tình hình nợ của đã giảm đáng kể, hiện chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu BIDV.
HAGL đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn tất trả nợ trái phiếu BIDV trước cuối năm 2025.
Chi tiết về các khoản vay của HAGL (Ảnh chụp BCTC).
Thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện, tại ngày 30/6, tổng vay nợ ngắn hạn của HAGL đã giảm rất mạnh từ con số 8.772 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 1.485 tỷ đồng. Nợ dài hạn cũng giảm từ 9331 tỷ đồng xuống còn 6.795 tỷ đồng trong vòng 6 tháng. Trong đó, vay trái phiếu trong nước dài hạn là 6.114 tỷ đồng và đến hạn trả là 367 tỷ đồng.
Khoản vay bằng trái phiếu đối với BIDV và Công ty chứng khoán BSC có giá trị 5.876 tỷ đồng, đáo hạn vào 30/12/2026.
Các khoản vay bằng trái phiếu của HAGL (Ảnh chụp màn hình BCTC).
Bộ Công Thương đề nghị tiêm vắc xin cho lái xe, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất
Bộ Công Thương vừa có văn bản hoả tốc đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin cho lái xe, người lao động vận tải, logistic để giảm thiểu sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp.
Thông tin trên được thể hiện tại công văn số 4580/BCT-CN ngày 30/7/2021 nhằm góp phần bảo đảm việc lưu chuyển hàng hóa trong bối cảnh nhiều địa phương đã và đang thực hiện giãn cách xã hội và thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về các biện pháp phòng chống dịch, phân luồng và hạn chế lưu thông hàng hoá của nhiều địa phương còn phức tạp, không thống nhất, làm phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hoá phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi không đảm bảo được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa.
Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử... trong chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Đồng thời, sự gián đoạn đó cũng tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến khoảng hơn 11,3 triệu lao động trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như hàng chục triệu lao động trong các ngành, nghề liên quan.
Xe chở hàng hoá, nguyên vật liệu sản xuất qua các chốt kiểm dịch (ảnh: Vietnamnet)
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong thời gian qua chủ yếu do nhiều cấp chính quyền còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của lực lượng lao động trong các ngành vận tải và logistics trong việc phục vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh.
Trong khi đó, đây là lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng tương tự với các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Họ có nhiệm vụ bảo đảm sự liên tục, thông suốt trong cung cấp hàng hóa thiết yếu, vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch cũng như trong việc cung ứng nguyên vật liệu hàng hóa cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước, từ đó có vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu và phát triển kinh tế.
Từ đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải và logistics - đặc biệt là lái xe, phụ xe, vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu... là đối tượng ưu tiên (nếu các địa phương chưa đưa các đối tượng này là đối tượng ưu tiên) tiêm vắc xin như lực lượng tuyến đầu chống dịch nhằm bảo đảm dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.
Chính quyền địa phương cần chỉ đạo cơ quan y tế địa phương, quán triệt và thực hiện nghiêm việc ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng nêu trên.
NÓNG: Giãn cách toàn bộ TX. Tân Uyên, TP. Thuận An, 4 phường của TP. Thủ Dầu Một theo Chỉ thị 16 Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, dự báo dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, UBND TX. Tân Uyên, UBND TP. Thuận An đã ban hành văn bản về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm kịp thời, ngăn chặn, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch...