Bầu Đức chi bao nhiêu tiền cho việc giải cứu công nhân tại Lào?
Để giải cứu 26 công nhân và trẻ em mắc kẹt do vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu ( Lào), bầu Đức chi hơn 10.000 USD thuê trực thăng giải cứu, tuy nhiên lãnh đạo HAGL khẳng định chi phí không quan trọng mà tập trung vào công tác cứu hộ, đảm bảo an toàn
Như tin đã đưa, trưa nay ngày 25/7, máy bay trực thăng của hãng Lao Skyway xuất phát từ thủ đô Vientiane vào lúc 11h30′, đến sân bay Pakse máy bay dừng lại cho việc tiếp nhiên liệu và đến hiện trường lúc 15h20′ để giải cứu các công nhân cao su của HAGL.
Máy bay được HAGL thuê chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ giải cứu công nhân.
Trong số 26 người bị mắc kẹt cần giải cứu, có 24 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại nông trường 12, Công ty Đại Thắng (công ty con của HAGL) và 2 trẻ em là con em của nhân viên.
Các công nhân vui mừng sau khi được giải cứu.
Việc cứu hộ công nhân bị mắc kẹt được hoàn tất trong vòng khoảng 1 tiếng sau đó, khoảng 16h30-16h45, các công nhân được đưa về 2 địa điểm là Trụ sở Công ty Đại Thắng (tỉnh Pakse, Lào) và Trụ sở CTCP Hoàng Anh Attapeu (tỉnh Attapeu).
Toàn bộ 26 người bao gồm cả người Việt và người Lào, 16 nam, 8 nữ và 2 trẻ em đã được giải cứu an toàn trong tình trạng sức khỏe tốt.
Hai trẻ em và một số công nhân được đưa về trụ sở CTCP Hoàng Anh Attapeu (tỉnh Attapeu).
Video đang HOT
Trao đổi với PV Infonet qua điện thoại, ông Võ Trường Sơn – Tổng Giám đốc HAGL – cho biết, chi phí thuê máy bay để giải cứu các công nhân rơi vào “khoảng mười mấy nghìn USD”.
Bữa ăn của các công nhân sau gần 2 ngày bị mắc kẹt.
Tuy nhiên, ông Sơn cho biết việc quan trọng nhất là tập trung vào công tác cứu hộ, đảm bảo an toàn cho công nhân, do đó chi phí cho công tác cứu hộ là không quan trọng.
Các công nhân được tặng quà ngay sau khi về đại bản doanh của HAGL tại Attapeu.
Ông Sơn cũng cho biết, theo kế hoạch máy bay sẽ ở lại Attapeu trong ngày 26/07 để chở lương thực và thiết bị cứu trợ cho những người vẫn còn đang bị kẹt ở vùng sâu vùng xa khi Uỷ ban cứu trợ Chính phủ Lào có yêu cầu.
Được biết, ngoài việc thuê máy bay cứu hộ, HAGL đã cử 10 bác sỹ từ Bệnh viện Y dược Hoàng Anh Gia Lai với đầy đủ thuốc men và thiết bị y tế sang Lào trong ngày 25/7 để sẵn sàng cho việc cứu trợ cho các nạn nhân.
Công ty HAGL bước đầu hỗ trợ 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi. Đồ cứu trợ được chuyển từ Gia Lai đến Attapeu vào 17h chiều ngày 25/7 để bàn giao cho Uỷ ban cứu trợ Chính phủ Lào.
Ông Võ Trường Sơn xác nhận HAGL không có thiệt hại nào về người sau sự cố vỡ đập nói trên. Thiệt hại về hoạt động đầu tư và kinh doanh của dự án là không đáng kể do cây cao su của HAGL trồng chủ yếu trên đồi cao, ít chịu tác động của nước lũ.
Theo infonet
26 công nhân bị cô lập trong lũ đã được Hoàng Anh Gia Lai giải cứu
Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, cho biết khoảng 16h30 - 16h45 chiều nay đã giải cứu xong và đưa 26 công nhân bị cô lập do sự cố vỡ đập thuỷ điện Lào về công ty, một vài trong số đó về nhà và không ai bị thương.
Cụ thể, lúc 11h30 ngày 25.7, máy báy cứu hộ do Công ty Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức thuê đã xuất phát từ Thủ đô Viên Chăn (Lào), sau đó đến Pakse tiếp nhiên liệu và có mặt tại hiện trường lúc 15h20. Đến khoảng 16h30 - 16h45 đã giải cứu xong và đưa 26 công nhân bị cô lập về công ty, một vài trong số đó về nhà và không ai bị thương.
Máy bay cứu hộ chở 26 công nhân bị mắc kẹt ở vùng vỡ đập thuỷ điện Lào về công ty Hoàng Anh Gia Lai (Anh: HAGL)
Sau khi cứu nạn, theo kế hoạch máy bay sẽ ở lại Attapeu ngày mai để chở hàng cứu trợ cho những người kẹt ở vùng sâu vùng xa khi Uỷ ban cứu nạn Lào có yêu cầu.
Hoàng Anh Gia Lai cho biết hiện đoàn bác sỹ đã đến Attapeu lúc 17h30, đoàn cứu trợ đã qua biên giới và sẽ có mặt lúc 19h cùng ngày.
Trước đó, theo Hãng thông tấn Lào LAN, sự cố vỡ đập xảy ra tại công trình thủy điện do Công ty năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC) đang thi công, khiến hơn 5 tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. Hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã thiệt mạng.
26 công nhân được giải cứu khỏi khu vực vỡ đập thuỷ điện tại Lào (Ảnh: HAGL)
Theo đó, 26 công nhân của Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm tại huyện Paksong, tỉnh Champasak do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện tại Xe Pien-Xe Nam Noy, tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Nam Lào. Tỉnh Champasak nằm giáp với tỉnh Attapeu về phía Đông.
Ngày sau khi biết tin, Hoàng Anh Gia Lai đã thuê một chiếc máy bay cứu hộ để giải cứu công nhân thoát khỏi vùng bị kẹt do nước tràn không còn lối thoát.
Theo kế hoạch, sáng nay, 8h sẽ cứu thoát 26 công nhân, tuy nhiên, do mưa lớn máy bay không thể cất cánh nên đã hoãn lại. Ngay sau khi ngớt mưa, máy bay đã cất cánh và giải thoát 26 công nhân khỏi bị cô lập.
Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai còn bước đầu hỗ trợ 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi. Đồ cứu trợ sẽ được chuyển từ Gia Lai đến Attapeu vào chiều nay 25.7 để bàn giao cho Uỷ ban cứu trợ Chính phủ Lào
Trong thời gian tới, công ty sẽ nỗ lực hỗ trợ bà con vùng bị vỡ đập khắc phục khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống.
Theo Danviet
Vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Nỗ lực cứu nạn Tối 25/7, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì cuộc họp báo, sau khi ông trở về từ tỉnh Attapeu, nơi vừa xảy ra sự cố vỡ đập. Người dân vùng bị ngập lụt được đưa đi sơ tán bằng thuyền. Ảnh: Vientiane Times. Nhà báo Souknilundon Southivongnorath, đặc phái viên của Tiền phong từ Vientiane cho biết, tại cuộc họp báo...