Bầu Đức bất ngờ báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) bất ngờ thông báo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của HAGL lỗ 1.075 tỷ đồng.
Bầu Đức cho biết, có 3 nguyên nhân khiến HAGL bị lỗ là do thanh lý dự án bất động sản tại TP.HCM là 413 tỷ đồng, đánh giá lại các tài sản không hiệu quả là 530 tỷ đồng và lỗ do lãi vay.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm doanh thu của HAGL đạt 3.658 tỷ đồng, lợi nhuận gộp là 591 tỷ đồng, doanh thu tài chính là 507 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 782 tỷ đồng, chi phí quản lý là 325 tỷ đồng, chi phí bán hàng là 83 tỷ đồng, các khoản lỗ bất thường là 941 tỷ đồng. Kết lại, 6 tháng đầu năm, HAGL lỗ 1.075 tỷ đồng.
Bầu Đức cho biết, đối với hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, thì đàn bò sữa có quy mô khoảng 7.500 con, bò thịt đang có 130.000 con.
Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Về mía đường, hiện đang hoàn thành mùa vụ vào tháng 3.2016 thu được 47.000 tấn đường. Riêng năm 2016 do quá trình thay đổi thâm canh và chu kỳ canh tác của mía, nên năng suất thấp hơn các năm trước, yếu tố năng suất sẽ được cải thiện qua các năm sau.
Video đang HOT
Tập đoàn tiếp tục duy trì, chăm sóc cao su và mía đường, cọ dầu. Trong đó, đã hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến dầu cọ công suất 45 tấn buồng quả trong một giờ, đưa vào hoạt động cuối năm nay.
Về dự án bất động sản tại Myanmar, hiện công suất cho thuê đạt khoảng 60%, trung tâm thương mại đạt tỷ lệ 95%. Khách sạn 5 sao cũng đi vào hoạt động từ tháng 8.
HAGL cũng cho biết đang nỗ lực tái cơ cấu công ty với việc thực hiện thanh lý các dự án bất động sản tại Việt Nam, thanh lý các dự án khoáng sản và mảng kinh doanh không triển vọng. Tổng chi phí bất thường này lên tới 944 tỷ đồng, chiếm khoảng 2%/tổng tài sản hợp nhất. Các ngành khác như bệnh viện, khách sạn hiện kinh doanh có lãi.
Cho đến nay, tập đoàn vẫn xin lùi thời hạn công bố báo cáo tài chính với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và được chấp thuận. Diễn biến cổ phiếu HAG thời gian qua liên tục tăng trần từ mức 5.300 đồng lên 6.900 đồng, tuy nhiên bất ngờ quay lại sàn hai phiên liên tiếp. Hiện HAG được giao dịch ở mức 6.400 đồng trong phiên chốt tuần này. HAGL vẫn đạt doanh thu 1.972 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận 90 tỷ đồng.
Tính đến 31.3, tổng tài sản tập đoàn tăng lên trên 52.000 tỷ đồng, trong đó chi phí vay nợ hơn 28.000 tỷ đồng. Lượng tiền mặt công ty cũng tăng lên 1.719 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.
Tại thời điểm 31.3.2016, nợ phải trả của HAGL đã lên tới 34.099 tỷ đồng, tăng 1.137 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Trong đó, nợ ngắn hạn là 14.563 tỷ đồng, tăng 1.350 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn nhất của bầu Đức là BIDV với khoản nợ 10.664 tỷ đồng, HDBank là 2.236 tỷ đồng, Eximbank là 3.955 tỷ đồng, VPBank là 2.800 tỷ đồng, Ngân hàng liên doanh Việt Lào là 2.253 tỷ đồng, Sacombank là 1.658 tỷ đồng…
Mới đây, bầu Đức cũng đã thông báo sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016 vào tháng 9 tới. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM, cũng thông báo thời gian tổ chức ĐHĐCĐ dự kiến vào ngày 15.9 tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, số 01 Phù Đổng, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nội dung họp: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư năm 2015; Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư năm 2016 và một số nội dung khác.
Theo Danviet
Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ báo lỗ, tổng nợ phải trả hơn 32.000 tỉ đồng
Kết quả lỗ gần 600 tỉ đồng quý IV đã kéo lợi nhuận sau thuế năm 2015 của HAGL sụt giảm mạnh, còn chưa bằng phân nửa năm 2014. Trong khi đó, áp lực nợ gia tăng với tổng nợ phải trả tăng hơn 11.500 tỉ đồng so với 1 năm trước.
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai
Sau hai lần bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhắc nhở, cuối ngày 14/3/2016, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã chứng khoán HAG) cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2015.
Đáng chú ý là trong quý IV/2015, HAGL bất ngờ báo lỗ 589 tỉ đồng (cùng kỳ năm 2014 có lãi 42,4 tỉ đồng). Trong đó, mức lỗ sau thuế của công ty mẹ là hơn 566 tỉ đồng.
Con số này đã kéo sụt lợi nhuận cả năm của HAGL xuống còn 678,6 tỉ đồng, chỉ bằng 46,6% so với kết quả đạt được năm 2014.
Thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh, có thể thấy hai nguyên nhân lớn khiến HAGL giảm lãi mạnh trong năm, đó là do giá vốn hàng bán tăng mạnh gấp 2,3 lần lên 4.278 tỉ đồng và chi phí tài chính tăng 1,8 lần so với năm trước, lên 1.303,5 tỉ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2015, tổng nợ phải trả của HAGL ở mức 32.641 tỉ đồng, tăng hơn 11.500 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Đây chính là mối lo ngại lớn của cổ đông cũng như nhà đầu tư đối với HAGL trong bối cảnh hiện tại.
Nợ ngắn hạn cuối năm xấp xỉ 12.800 tỉ đồng, tăng 35% so đầu năm, trong khi tài sản ngắn hạn là 13.153 tỉ đồng (tăng 36%). Hàng tồn kho tăng mạnh gần 1.600 tỉ đồng sau 1 năm, ở mức 3.650 tỉ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính còn cho thấy, cuối năm 2015, tập đoàn này có hơn 8.000 tỉ đồng tiền đi vay, tăng 17% so với một năm trước đó. Riêng khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng gần gấp ba, lên xấp xỉ 3.200 tỉ đồng. Ngoài ra, năm vừa rồi HAGL phát sinh thêm khoản vay ngắn hạn thông qua trái phiếu chuyển đổi là 1.130 tỉ đồng.
Cũng trong năm 2015, chi phí xây dựng dở dang của HAGL tăng rất mạnh, gần gấp đôi so với năm 2014, lên xấp xỉ 12.300 tỉ đồng. Trong đó, tập đoàn của bầu Đức dành tới hơn 10.600 tỉ đồng cho việc trồng và chăm sóc cây cao su và cây cọ dầu (hơn gấp rưỡi năm 2014).
Chi phí dự án Khu phức hợp HAGL Myanmar cũng bị đẩy lên gấp đôi gần 5.500 tỉ đồng. Chi phí cho nhà máy thủy điện cũng tăng hơn gấp đôi lên 3.300 tỉ đồng. HAGL hiện có 35 công ty con và 5 công ty liên kết.
Bích Diệp
Theo Dantri
Sau rớt thảm, nhà đầu tư khó mua cổ phiếu công ty bầu Đức Sau khi rớt về mức 5.100 đồng mỗi cổ phiếu cuối tuần trước, mã HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bất ngờ bật mạnh trong 3 phiên giao dịch gần đây. Sự hồi phục bất ngờ của HAG khiến nhà đầu tư lao vào tranh mua trong phiên sáng nay, dù không biết lý do khiến HAG tăng giá trở...