Bầu Đức: Ai nói Công Phượng đi Bỉ vì thương mại là tầm bậy!
Bầu Đức có những chia sẻ liên quan đến hợp đồng của Công Phượng với CLB Sint Truiden VV của Bỉ trong lễ ra mắt diễn ra tại TP HCM sáng ngày 5/7.
“Ai nói Công Phượng sang Bỉ thi đấu vì mục đích thương mại là tầm bậy. Tập đoàn HAGL của tôi làm về nông nghiệp, trong khi chủ đội bóng Bỉ ở Nhật Bản làm về thương mại điện tử thì có liên quan gì đến nhau chứ. Nói thẳng thế này, họ đưa ra lời đề nghị với số tiền chuyển nhượng hợp lý thì tôi gật đầu.
Công Phượng và bầu Đức trong lễ ký hợp đồng gia nhập CLB Sint Truiden VV
HAGL có tiền chuyển nhượng bỏ túi, trong khi Công Phượng cũng đồng ý vì được hưởng lương cao và chế độ đãi ngộ tốt ở châu Âu, tất cả chỉ có thế thôi. Còn về chuyên môn, Công Phượng không chỉ nhận được lời đề nghị từ CLB Sint Truiden VV của Bỉ đâu.
Công Phượng được cả 7 đội bóng ở châu Âu đưa ra lời mời hấp dẫn. Nhưng chúng tôi chọn CLB của Bỉ vì có những điều khoản hợp lý trong sự phát triển sự nghiệp của Công Phượng. Còn về việc Công Phượng thành công hay không thì chưa biết. Không đi không biết có thành công hay không, mình cứ phải tiên phong mới biết được thế nào.”
Đó là phát biểu của bầu Đức trong buổi lễ ký hợp đồng của Công Phượng với CLB Sint Truiden VV của Bỉ sáng ngày 5/7 tại TP HCM. Bầu Đức cho biết thời gian qua ông đã nhận rất nhiều “gạch đá” từ dư luận khi cho Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường xuất ngoại nhưng đều thất bại.
Dù vậy, bầu Đức cho biết ông vẫn quyết tâm cho Công Phượng đi châu Âu theo bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm để trở thành một trong những người tiên phong đưa cầu thủ Việt Nam đến với thị trường châu Âu. Bầu Đức cũng phủ nhận việc HLV Guillaume Graechen là người giới thiệu Công Phượng đến với CLB Sint Truiden VV.
Video đang HOT
Bầu Đức cực lực bác bỏ lập luận rằng thương vụ Công Phượng đi Bỉ nặng màu sắc thương mại
Bên cạnh đó, bầu Đức có những tiết lộ về tiền lương và mức phí chuyển nhượng của Công Phượng khi tiền đạo sinh năm 1995 đầu quân cho CLB Sint Truiden VV. Ông Đức nói tiếp: “Gì thì CLB HAGL chúng tôi vẫn tự hào là đội bóng lấy được nhiều tiền chuyển nhượng từ các đội bóng nước ngoài nhất.
Thử hỏi xem, ở Việt Nam có CLB nào đã lấy được tiền chuyển nhượng cầu thủ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và giờ là Bỉ như HAGL hay không. Còn phí chuyển nhượng của Công Phượng ở lần xuất ngoại này chắc chắn phải cao hơn nhiều lần trước đó.
Về nguyên tắc, chi tiết về lương bổng của Công Phượng trong hợp đồng tôi không thể tiết lộ. Nhưng có điều, lương của Công Phượng ở châu Âu một tháng bằng hẳn một năm lương của cầu thủ Việt Nam thi đấu trong nước thì tội gì không đi.”
Tiếp đến, bầu Đức cho biết ông không thể đưa điều khoản bắt buộc Công Phượng phải ra sân bao nhiêu trận ở giải vô địch quốc gia của Bỉ. “Tôi nghĩ Công Phượng ngồi dự bị một năm ở châu Âu cũng chẳng sao cả. Ngồi dự bị ở châu Âu vẫn học hỏi được nhiều điều hơn là chơi bóng ở V-League”, bầu Đức cho hay.
Theo Kham Pha
Bầu Đức thiếu người tài tư vấn chiến lược xuất khẩu cầu thủ
Thiếu HLV giỏi lại không có người hoạch định kế hoạch xuất khẩu cầu thủ, bầu Đức đang nhận cái kết đắng của người đi tiên phong.
Tiền vệ Lương Xuân Trường mới đây phải trở về HAGL do không cạnh tranh được trong môi trường của nhà vô địch Thai League Buriram United. Trong khi đó, Công Phượng phải xin thanh lý hợp đồng với Incheon United để tìm cơ hội khác trên đất Pháp nhưng chưa biết tương lai ra sao.
Mới đầu mùa giải 2019, cả hai cầu thủ con cưng của bầu Đức đều có những bến đỗ trong mơ nếu so với đồng nghiệp trong nước. Họ nhận lương cao, đãi ngộ hấp dẫn, xe cộ riêng khi thi đấu xa nhà. Nhưng chỉ chưa đầy bốn tháng sau, Xuân Trường và Công Phượng phải trở về nước, làm lại từ đầu.
Xuân Trường không thể thể hiện được gì trong ba lần xuất ngoại đá bóng. Ảnh: Minh Phúc.
Đó không phải thất bại đầu tiên của những đứa trẻ nhà bầu Đức. Những ngôi sao lớn nhất của đội bóng phố núi ra đi rồi trở về mà không để lại ấn tượng nào, không cạnh tranh, không có chỗ đứng trên đất khách. Cứ như thế, Công Phượng lại tiếp tục ra đi và được dự báo một tương lai không mấy sáng sủa trên đất Pháp. Còn Xuân Trường và Tuấn Anh có lẽ chấp nhận phần còn lại của sự nghiệp ở Việt Nam.
Thiếu những người thầy giỏi
Cả ba cầu thủ của HAGL đã không thành công ở nước ngoài, từ hạng II của Nhật Bản, đến hạng chuyên nghiệp của Hàn Quốc và cuối cùng là giải đấu hàng đầu Thái Lan. Họ cứ đi một cách vô thức trong chiến lược xuất khẩu cầu thủ của ông bầu nhưng không ai nói họ cần cải thiện gì cho chuyến đi tiếp theo, làm gì tốt hơn sau mỗi lần trở về.
Cựu Giám đốc kỹ thuật của HAGL - ông Nguyễn Văn Vinh đã từng nói với bầu Đức là phải tìm thầy cho lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh sau khi họ tốt nghiệp Học viện HAGL-Arsenal JMG. Ông cho rằng HLV người Pháp ở Học viện không phải là người có thể nâng tầm lứa Công Phượng. Những rồi ông Graechen vẫn dẫn dắt HAGL ở V.League và phải từ chức vì đội suýt rớt hạng năm 2015.
Ở HAGL không có huấn luyện viên giỏi. Ông Vinh cũng nói rằng thời ông, những HLV tốt nghiệp từ các trường Đại học TDTT đều không có chuyên môn tốt. HAGL khi đó đều phải dùng những cựu cầu thủ để dẫn dắt đội bóng. Giai đoạn hậu Guillaume Graechen là HLV Nguyễn Quốc Tuấn, tiếp theo là HLV Dương Minh Ninh. Họ đều là công thần thời trước của HAGL.
HLV Guillaume Graechen cũng không thể giúp gì cho các cầu thủ HAGL khi xuất ngoại. Ảnh: Quang Thịnh.
Ai là người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm ra nước ngoài thi đấu cho Công Phượng (Mito Hollyhock), Tuấn Anh (Yokohama FC) và Xuân Trường (Incheon United). Làm sao những huấn luyện viên ở HAGL có đủ kiến thức để tư vấn cuộc sống nước ngoài cho các học trò của mình. Một năm sau khi lên chơi V.League 2015, bộ ba của bầu Đức lên đường ra ngước ngoài thi đấu.
Hành trang duy nhất của họ là vốn tiếng Anh giao tiếp để hòa nhập môi trường mới. Đó là những kiến thức được Học viện trang bị trong quá trình học tập ở câu lạc bộ. Chỉ có ngoại ngữ không là chưa đủ với những cầu thủ 21 tuổi mới có năm đầu tiên đá bóng chuyên nghiệp. Sự vội vã, thiếu trang bị và không có người hướng dẫn cho đến bây giờ vẫn khiến Công Phượng, Xuân Trường tiếp tục nhận trái đắng.
Không có ai hoạch định chiến lược
Có thể nói thẳng, chính bầu Đức là người quyết định mọi thứ trong chiến lược xuất khẩu cầu thủ của mình. Ông cần tìm đối tác để nhận những cầu thủ mà không cần quan tâm đến những yếu tố chuyên môn. HAGL vốn đã không có ai đảm đương công việc của một Giám đốc kỹ thuật khi đó.
Năm 2009, ông Nguyễn Văn Vinh từ chức GĐKT HAGL sau buổi nói chuyện nhiều giờ đồng hồ với bầu Đức ở TP.HCM. Nhiều người vẫn cho rằng, hai người có quyền cao nhất ở HAGL FC không tìm được tiếng nói chung trong việc phát triển lứa cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường. Ông Vinh thì cho rằng mình xin rút lui vì lý do sức khỏe, nhưng chỉ ông mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Không có tính toán gì cụ thể, bầu Đức cứ để cầu thủ ra nước ngoài rồi thất bại trở về.
Kể từ đó trở về sau, chiếc ghế GĐKT ở HAGL không có nhiều ý nghĩa về mặt chuyên môn. Sau chín năm không có người ngồi, cuối năm 2017, HAGL bổ nhiệm ông Chung Hae-seong vào vị trí đó nhưng cũng giống như ông Lee Tae-hoon sau này, GĐKT là chức danh để họ có thời gian làm quen với V.League. Thực tế, không ai đảm đương vai trò tư vấn cho ông bầu của đội bóng phố núi.
GĐKT sẽ là người hoạch định việc dùng các lứa cầu thủ của CLB khi nào và như thế nào. Chắc chắn, vị GĐKT sẽ không để bầu Đức loại nguyên dàn cầu thủ HAGL để nhường chỗ cho lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh. Đó là điều ông Nguyễn Văn Vinh đã làm. Câu chuyện xuất khẩu cầu thủ cũng vì vậy mà sẽ được cân nhắc về thời điểm cũng như là điểm đến phù hợp.
Bầu Đức là người tiên phong, là người quyết liệt muốn chứng tỏ cầu thủ Việt có thể thi đấu ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông lại thiếu những người tư vấn để đưa ra những sự lựa chọn thích hợp. Lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh ra đi mang theo đầy hoài bão và hy vọng nhưng họ trở về cũng đầy khắc khoải và âu lo. Bởi lẽ nếu họ ra nước ngoài thi đấu nữa liệu có gì đảm bảo sẽ được ra sân hay lại dự bị rồi trở về.
Theo Zing
Bị chê xuất khẩu cầu thủ thất bại, bầu Đức phản bác cực bất ngờ Bầu Đức đã có phản ứng bất ngờ trước những quan điểm cho rằng chiến lược xuất khẩu cầu thủ của ông không thành công. Chỉ nửa năm khoác áo Incheon United theo dạng cho mượn, Công Phương đã rời đội bóng Hàn Quốc vì không chứng tỏ được năng lực. Tương tự, Xuân Trường cũng phải khăn gói rời Buriram United hồi...