Bầu cử tổng thống Mỹ: Xe chở cát “bọc kín” tháp Trump
Nhiều xe tải chất đầy cát đã nối đuôi nhau bao vây hoàn toàn tòa tháp Trump ở Đại lộ số 5 Manhattan, New York trong ngày Mỹ tổ chức bầu cử trên cả nước.
Xe chở cát nối đuôi nhau vây kín tháp Trump (ảnh: Daily Mail)
Theo Daily Mail, đoàn xe này là của Sở cảnh sát New York. Trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra, nguy cơ xảy ra bất ổn tiềm tàng buộc cảnh sát phải làm vậy để bảo vệ nhà cũ của ông Trump.
Không chỉ có những xe tải chở cát, cảnh sát cũng xuất hiện dày đặc xung quanh tháp Trump để kiểm soát trật tự. Từ hôm 2.11, một số nhóm biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa nhà.
Thị trưởng New York Bill de Blasio phải lên tiếng trấn an các doanh nghiệp địa phương rằng họ không cần lo sợ bất kỳ vụ cướp bóc nào.
Sở cảnh sát New York cho biết, họ sẽ “đóng băng” khu vực tháp Trump ở Manhattan. Hàng trăm cảnh sát đã được triển khai. Nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, các phương tiện, thậm chí cả người đi bộ sẽ bị cấm vào khu vực này.
Video đang HOT
Một hàng rào bảo vệ xung quanh tháp Trump cũng được xây dựng nhằm tránh nguy cơ bị ném vật liệu nổ.
Không chỉ tháp Trump, một số doanh nghiệp ở Manhattan cũng tự trang bị hệ thống rào chắn bảo vệ trước mối nguy xảy ra tình trạng bất ổn, thậm chí bạo động trong bầu cử tổng thống Mỹ.
Hàng rào chống ném chất nổ ở tháp Trump (ảnh: Daily Mail)
“Tôi hiểu sự lo lắng của các bạn, nhưng không có lý do gì để làm như thế. Chúng tôi không khuyến khích các hàng rào”, ông Blasio nói.
Tuy nhiên, nhận xét của ông Blasio bị một số chủ doanh nghiệp cho là “sai lầm” và “không hiểu biết”. Họ khẳng định tình hình hỗn loạn là “không thể tránh khỏi”, đặc biệt là sau khi dân Mỹ biết ai là người đắc cử.
“Nghe này các bạn, chúng ta biết hôm nay là ngày bầu cử. Tôi chưa biết ai sẽ thắng và kết quả sẽ ra sao nhưng tôi biết các bạn là ai. Các bạn có thể bị bắt giữ nếu có hành vi quá khích và làm tổn thường người khác. Đó là lý do vì sao chúng tôi ở đây ngay bây giờ. Chúng tôi có hàng nghìn cảnh sát để đối phó với bất kỳ tình huống nào”, Terence A. Monahan – Giám đốc Sở cảnh sát New York – cảnh báo một số nhóm biểu tình.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, các xe tải chở đầy cát cũng được triển khai để rào Tháp Trump.
Nhiều cơ sở kinh doanh ở Mỹ rào chắn cửa hàng trước nguy cơ xảy ra bạo loạn, cướp bóc (ảnh: Daily Mail)
Ông Monahan khẳng định, cảnh sát sẽ cho phép người biểu tình truyền tải thông điệp của họ, nhưng không bao giờ khoan nhượng nếu xảy ra bạo lực, cướp bóc trong thời gian diễn ra bầu cử tổng thống.
Tình hình căng thẳng không chỉ xuất hiện ở New York, tại một số bang “chiến địa”, đặc biệt là Pennsylvania, lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đã có mặt.
Bang Pennsylvania cho phép kiểm phiếu muộn 3 ngày sau khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc, miễn là những lá phiếu phải hợp lệ.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lo ngại 'một cuộc khủng hoảng hiến pháp' ở Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 4/11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cùng nhiều chính trị gia nước này đã bày tỏ quan ngại, đồng thời cảnh báo Mỹ đang phải đối mặt với một "tình huống rất dễ bùng nổ" và một cuộc khủng hoảng hệ thống có thể xảy ra sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thắng cử sớm.
Chủ tịch đảng CDU tại Đức Annegret Kramp-Karrenbauer phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 7/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình ZDF của Đức, Bộ trưởng Quốc phòng và cũng là người đứng đầu đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng và công tác kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, bà cho rằng việc Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống khi việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra và việc ông sẽ khiếu nại lên Tòa án Tối cao về hoạt động kiểm phiếu có thể tạo ra "một cuộc khủng hoảng hiến pháp ở Mỹ". Đây cũng là vấn đề khiến Đức nói riêng và châu Âu nói chung quan tâm sâu sắc.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Kramp-Karrenbauer cũng thừa nhận mối quan hệ Đức - Mỹ đã phải đối mặt với "một thử thách khó khăn trong 4 năm qua" khi chính quyền của Tổng thống Trump luôn có những chỉ trích gay gắt Berlin về thương mại và chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, bà Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh bất kể kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thế nào thì Đức cũng như Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần phải chủ động và tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình, đồng thời bác bỏ những lời kêu gọi ủng hộ việc "Đức tách khỏi Mỹ".
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng trước tình hình hiện nay ở Mỹ, Đức và châu Âu cần củng cố và tăng cường "chủ quyền và vị thế " của mình để thiết lập một trật tự toàn cầu mới dựa trên các quy tắc. Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Berlin, Bộ trưởng Olaf Scholz nhấn mạnh : "Đây cũng là lý do vì sao chúng ta cần tận dụng cơ hội này để làm cho châu Âu hùng mạnh hơn".
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình ARD của Đức, Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Rolf Mtzenich và chính trị gia đối ngoại của đảng Dân chủ Tự do (FDP) Alexander Graf Lambsdorff nhận định việc Tổng thống Trump tái đắc cử có thể "giáng đòn chí mạng" cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), đồng thời lên tiếng ủng hộ việc châu Âu củng cố vị thế độc lập của mình trong trường hợp này.
Trong khi đó, ông Norbert Rottgen - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức thuộc đảng CDU cũng cảnh báo chính sách đối ngoại của Mỹ có thể sẽ thay đổi đáng kể nêu ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2020.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết ông hy vọng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2002 diễn ra công bằng và dân chủ, đồng thời khẳng định Berlin sẽ tìm kiếm một quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương mới hiệu quả, cần thiết để giải quyết các vấn đề toàn cầu sau khi có kết quả bầu cử.
Hai bang có cách tính phiếu bầu khác biệt ở Mỹ Maine và Nebraska rất khác so với các bang khác trong bầu cử Mỹ, bởi ở đây có các "khu vực quốc hội" nắm giữ 5 phiếu đại cử tri. Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden năm nay gây bất ngờ khi giành chiến thắng ở khu vực quốc hội số hai của bang Nebraska, tăng thêm một phiếu đại cử tri...