Bầu cử tổng thống Mỹ: Cuộc đua 2020 độc đáo hiếm thấy
Ba tuần trước ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ, cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên của Đảng Cộng hoà, tổng thống đương nhiệm Donald Trump, và của Đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Joe Biden ở trong tình trạng độc đáo hiếm thấy.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra (Covid-19) đã làm thay đổi cơ bản cách thức vận động tranh cử truyền thống lâu nay ở nước Mỹ. Những hoạt động tranh cử tụ tập rất đông người bây giờ đã trở nên bất khả thi. Hình thức tranh cử trực tuyến lấn át hình thức tranh cử trực tiếp.
Bỏ phiếu bầu cử theo cách gửi qua bưu điện cũng bởi thế mà trở nên quan trọng hơn ở lần bầu cử tổng thống năm nay ở Mỹ mà một hệ lụy trực tiếp của nó là cử tri sẽ quyết định bầu chọn sớm nên không còn quan tâm gì nhiều đến các cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên nữa và tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử có thể cao hơn trước.
Video đang HOT
Tất cả những diễn biến tình hình mới này đều bất lợi đối với ông Trump nhiều hơn là đối với ông Biden. Nước Mỹ đã bị dịch bệnh nhấn chìm đến mức ông Trump không thể được coi là thành công với việc ứng phó dịch bệnh và giải thoát nước Mỹ khỏi dịch bệnh. Ngay đến bản thân ông Trump và vợ cũng đã bị lây nhiễm dịch bệnh. Rồi Nhà Trắng còn trở thành một ổ lây nhiễm dịch bệnh.
Dịch bệnh làm cho kinh tế Mỹ sa sút trong suy thoái chưa từng thấy và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng thấy kể từ gần một thế kỷ nay. Tuy mờ nhạt và không thật sự thuyết phục đối với cử tri ở Mỹ, ông Biden vẫn được đa số cử tri Mỹ dễ dàng chấp nhận để bầu làm tổng thống mới hơn ông Trump.
Nếu đa số phiếu bầu phổ thông quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ thì ông Trump năm nay hoàn toàn không có bất cứ cơ hội nào có thể được tái đắc cử. Trong kết quả của mọi cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ suốt thời gian qua, kể cả sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình giữa ông Trump và ông Biden, ông Biden đều bỏ xa ông Trump về mức độ tín nhiệm của cử tri.
Điều có thể chắc chắn được là nếu ông Trump năm nay có được tái đắc cử tổng thống Mỹ thì chỉ có thể nhờ cậy vào hệ thống bầu cử ở Mỹ là không phải lá phiếu bầu phổ thông mà đa số đại cử tri quyết định bầu chọn tổng thống. Tỷ lệ cử tri Mỹ đi bầu càng cao thì ông Trump càng dễ thất cử bởi điều ấy có nghĩa là có thêm nhiều cử tri Mỹ bỏ phiếu ủng hộ ông Biden.
Xưa nay ở Mỹ, tỷ lệ cử tri Mỹ trung thành với Đảng Cộng hòa luôn rất ổn định trong khi Đảng Dân chủ không được như vậy và diện cử tri Mỹ thường xuyên không đi bỏ phiếu rất lớn mà diện này trong thực chất thân thiện với Đảng Dân chủ hơn với Đảng Cộng hoà. Vì thế, chiến lược và sách lược vận động tranh cử của phía Đảng Cộng hòa Mỹ xưa nay – và của ông Trump hiện tại cũng vậy – là vận động cử tri truyền thống trung thành của phe họ đi bầu cử trong khi ngăn cản cử tri ủng hộ phía kia đi bỏ phiếu, đặc biệt ở những bang mà cử tri thường chao đảo giữa hai bên trong quyết định lựa chọn bầu cử.
Cách đây 4 năm, ông Trump được công nhận đắc cử tổng thống Mỹ trong khi thua bà Hillary Clinton hơn hai triệu phiếu bầu phổ thông. Nếu không nhờ số đại cử tri ở các bang chao đảo kia, ông Trump không thể thắng cử. Năm nay cũng sẽ như vậy đối với ông Trump. Nhưng kết quả cũ không dễ lặp lại bởi ông Biden và phía Đảng Dân chủ đã ý thức được những bài học kinh nghiệm đắt giá từ thất bại của bà Clinton.
Ông Trump hiện ở trong tình thế rất bất lợi so với ông Biden và vì thế phải vừa chạy đua với thời gian vừa buộc phải tung ra hết mọi chiêu bài có được. Về tình trạng lây nhiễm dịch bệnh của ông Trump, dân Mỹ chỉ được biết qua những phát ngôn ít ỏi của bác sỹ riêng của ông Trump và qua những quả quyết của ông Trump. Những câu hỏi cần phải được trả lời trong trường hợp lây nhiễm dịch bệnh như bị lây nhiễm từ khi nào, lây nhiễm từ ai và ở đâu cũng như hiện tại xét nghiệm đưa lại kết quả âm tính hay dương tính … đều vẫn chưa được ông Trump trả lời.
Ông Trump phải vội vã thì ông Biden lại nhàn hạ. Cục diện vận động tranh cử tổng thống như thế chưa từng thấy có ở nước Mỹ từ trước đến nay. Ông Trump phải sử dụng hết mọi sở trường sở đoản thì ông Biden lại tăng cường cách thức vận động tranh cử trực tiếp là xuất hiện trước công chúng và cộng sự đi gõ cửa từng nhà. Ông Trump tìm mọi cách để cử tri Mỹ không để ý đến chuyện dịch bệnh và tình trạng sức khỏe của mình thì ông Biden lại khai thác triệt để tác dụng của chủ đề nội dung này.
Cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai trên truyền hình giữa hai người đã bị hủy bỏ và cuộc thứ ba cũng chưa biết rồi sẽ có được tiến hành hay không. Ông Trump càng phải gấp gáp và quyết liệt hơn trong vận động tranh cử với rủi ro dễ mắc phải sai lầm hơn và dễ bị lợi bất cập hại hơn. Nhưng ông Trump không thể hành xử khác vì thực ra hiện không còn gì để mất nữa nếu bị mất thắng cử trong cuộc bầu cử tới.
Tổng thống Ba Lan nhậm chức, xác định 5 vấn đề trọng tâm nhiệm kỳ mới
Ngày 6/8 đương kim Tổng thống Ba Lan đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 trước Quốc hội nước này sau khi tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống mới đây.
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Andrzej Duda đã nêu định hướng công tác trong nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm tới trong đó xác định 5 vấn đề trọng tâm bao gồm gia đình, an ninh, công việc, đầu tư và nhân cách".
Tổng thống Duda. Ảnh: Indian Express.
Ông Duda cho rằng, đây là 5 vấn đề mang tính biểu tượng cho Ba Lan, một quốc gia có khả năng kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại.
Ông Duda đã trở thành Tổng thống thứ hai ở Ba Lan giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, sau Tổng thống Aleksander Kwasniewski từ 1995 đến 2005. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào 12/7/2020, ông Duda đã giành chiến thắng với 51,3% phiếu bầu trong khi đối thủ Rafal Trzaskowski chỉ giành được 48,97%./.
Lo ngại về khủng hoảng hậu bầu cử Mỹ Nếu Trump thua trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 nhưng không chấp nhận kết quả, Mỹ có thể lâm vào khủng hoảng, giới chuyên gia cảnh báo. "Khả năng xảy ra khủng hoảng hậu bầu cử chưa từng thấy ở nước Mỹ là khá lớn", Larry Diamond, chuyên gia về các thể chế dân chủ tại Viện Hoover, tổ chức nghiên...