Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra gay cấn và phức tạp thế nào?
Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm/lần và luôn là một trong những sự kiện chính trị phức tạp nhất nhưng cũng được chờ đón bậc nhất trên thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây nhất diễn ra vào ngày 8/11/2016. Cuộc bầu cử kế tiếp dự kiến diễn ra vào Ngày Bầu cử – ngày thứ Ba, sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11, tức là 3/11/2020.
Luật pháp Mỹ quy định mọi công dân Mỹ trên 18 tuổi, hiện không phải chấp hành án phạt tù hoặc bị tước quyền bầu cử đều có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp liên bang (quốc gia), cấp bang và địa phương. Năm 2020, có khoảng 224 triệu cử tri Mỹ đủ các điều kiện này. Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew, cuộc bầu cử năm này đa dạng về độ tuổi và “trẻ trung” hơn bao giờ hết.
Cuộc đua vào Nhà Trắng bắt đầu từ tháng 1/2019 khi các ứng viên Tổng thống bắt đầu giành giật quyền đề cử làm ứng cử viên chính thức của đảng ra tranh cử tổng thống. Với việc Tổng thống Trump gần như chắc chắn sẽ là cái tên được đảng Cộng hòa lựa chọn, người ta chỉ đang chờ đợi vào cái tên được đề cử từ đảng Dân chủ.
Cuộc bầu cử Mỹ được coi là cuộc bầu cử gay cấn, hấp dẫn bậc nhất thế giới. (Ảnh: Reuters)
Các cử tri sẽ không trực tiếp chọn ra Tổng thống mà bỏ phiếu cho các đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc thông qua 2 hình thức bầu cử sơ bộ là họp kín. Hầu hết các bang hiện nay tổ chức bỏ phiếu sơ bộ, theo đó cử tri đi tới một địa điểm bỏ phiếu, bỏ lá phiếu của họ vào thùng phiếu hoặc bỏ phiếu từ xa. Một số ít bang áp dụng họp kín thường kéo dài hàng giờ với nhiều vòng bỏ phiếu mà tại đó các cử tri có thể thay đổi cái tên mà mình chọn cho tới khi một ứng viên nổi lên là người chiến thắng.
Mục tiêu của các ứng viên thông qua các cuộc họp kín và bỏ phiếu sơ bộ này là tích lũy các đại biểu tham gia bầu ra ứng viên đề cử của đảng.
Dự kiến vào năm nay, cuộc bỏ phiếu sơ bộ cuối cùng sẽ diễn ra ở Puerto Rico vào tháng 6.
Giữa tháng 7 sẽ là thời điểm diễn ra đại hội đảng của đảng Dân chủ, nơi xác nhận ứng viên được đề cử của họ. Ở phía bên kia, Tổng thống Trump gần như chắc chắn sẽ nhận đề cử tại đại hội đảng ở Charlotte, Bắc Carolin từ ngày 24-27/8.
Video đang HOT
Sau khi những cái tên được đề cử của mỗi đảng được công bố, họ sẽ chọn một người cùng ra tranh cử Phó tổng thống, thường là một trong số những người bị họ đánh bại trong đại hội đảng.
Khoảng thời gian kế đó sẽ là giai đoạn khốc liệt nhất trong tiến trình bầu cử: vận động tranh cử. Các ứng viên đảng Cộng hòa và dân chủ sẽ bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ cho các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền để lôi kéo các lá phiếu.
Điểm nhấn trong giai đoạn này là 3 cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, nơi các cử tri sẽ nắm được sách lược cũng như định hướng của ứng cử viên mỗi đảng.
Số lượng đại cử tri ở mỗi bang. (Đồ họa: Slideshare)
Tới ngày 3/11, 224 triệu cử tri Mỹ sẽ đi bầu cử. Tuy nhiên, lá phiếu của họ sẽ không trực tiếp quyết định ai trở thành Tổng thống mà để chọn ra các đại cử tri.
Cả nước Mỹ hiện có 538 đại cử tri. Số đại cử tri của mỗi bang tương ứng số Thượng Nghị sỹ và hạ sỹ nghị sỹ của mỗi bang trong Quốc hội Mỹ. Thủ đô Washington không có nghị sỹ trong Quốc hội nhưng vẫn có 3 phiếu đại cử tri. Bang chiếm nhiều đại cử tri nhất là California với 55, tiếp đó là Texas – 38, New York – 29. Các bang có ít đại cử tri nhất là Alaska, Delaware, Montana, North Dakota, South Dakota, Vermont, Wyoming, tất cả chỉ được bầu ra 3.
Trên thực tế số phiếu đại cử tri được tính theo nguyên tắc ứng viên nào giành được đa số phiếu phổ thông (50,1% số phiếu phổ thông trở lên) sẽ được trao 100% số phiếu Đại cử tri của tiểu bang đó. Điều này đồng nghĩa một ứng viên có thể trở thành Tổng thống kể cả khi họ thua phiếu phổ thông so với đối thủ.
Minh chứng rõ ràng nhất cho trường hợp “tréo ngoe” này là cuộc bầu cử năm 2016 khi “ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump” đắc cử dù ông thua đối thủ Hillarry tới 2 triệu lá phiếu phổ thông.
SONG HY (Nguồn: The Guardian )
Theo vtc.vn
TT Trump nợ tiền ít nhất 10 thành phố Mỹ trong chiến dịch tranh cử
Ông Trump không chi trả cho các quan chức địa phương, những người cung cấp hỗ trợ an ninh trị giá hàng trăm nghìn USD cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Mỹ.
Ít nhất 10 thành phố phàn nàn rằng chiến dịch của ông Trump đã không hoàn trả cho họ phí dịch vụ do cảnh sát địa phương và sở cứu hỏa cung cấp, với tổng trị giá hơn 840.000 USD, theo một nghiên cứu của Trung tâm Liêm chính Công cộng vào tháng 6.
Minneapolis có thể là cái tên tiếp theo trong danh sách sau khi tổng thống công kích thị trưởng thành phố này hôm 8/10.
Ông Trump cáo buộc Thị trưởng Jacob Frey cho thuê giá đắt nhà thi đấu ở trung tâm thành phố Minneapolis để phục vụ cho cuộc mít-tinh của ông, dự kiến vào tối 10/10, và cho rằng thị trưởng không muốn tổng thống phát biểu tại thành phố nơi đảng Dân chủ áp đảo.
Tổng thống Donald Trump dự kiến tổ chức mít-tinh khoảng hai tuần một lần trong vài tháng tới khi ông bắt đầu chiến dịch tái tranh cử khó khăn. Ảnh: Getty.
"Thị trưởng cấp tiến của thành phố Minneapolis, Jacob Frey, đang lạm dụng quyền lực của mình trong nỗ lực ngăn chặn những người ủng hộ tổng thống thấy ông phát biểu vào ngày 10/10. Chúng tôi sẽ không để một đối thủ cánh tả bắt nạt và sẽ không để ông ta bóp nghẹt bài phát biểu của Donald Trump hay những người ủng hộ ông ấy!", Brad Parscale, quản lý chiến dịch của ông Trump, viết trên Twitter.
"Việc phối hợp với cơ quan hành pháp địa phương là của Sở Mật vụ Mỹ, không phải của chiến dịch. Bản thân chiến dịch không ký hợp đồng với chính quyền địa phương để cảnh sát tham gia. Tất cả yêu cầu thanh toán phải được chuyển đến Sở Mật vụ", Michael Glassner, Giám đốc điều hành của chiến dịch tranh cử, tuyên bố.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Sở Mật vụ cho biết cơ quan này không chi trả cho lực lượng hành pháp để làm ngoài giờ cho an ninh trong các chuyến công tác.
Theo Politico, các cơ quan hành pháp thường tính phí các chiến dịch tranh cử để điều phối đám đông, bảo vệ và cấm đường khi một ứng viên đến vận động trong thành phố, mặc dù một số người tự chi trả.
Các quan chức địa phương tại ít nhất ba thành phố - El Paso, bang Texas; Tucson, bang Arizona; và Lebanon, bang Ohio - cho biết các hóa đơn vẫn chưa được thanh toán.
El Paso đã lập hóa đơn 570.000 USD cho chiến dịch của ông Trump với chuyến thăm của ông vào tháng 2, bao gồm khoản phí chậm thanh toán một lần là 98.800 USD.
Lebanon đang chờ được trả khoản nợ 16.200 USD, chủ yếu để thanh toán chi phí của sở cảnh sát thành phố, cho một sự kiện tháng 10/2018.
Các quan chức của Tucson đã tính phí hơn 80.000 USD cho chuyến thăm của ông Trump vào năm 2016, với 180 nhân viên cảnh sát tham gia đảm bảo an ninh.
Trong số 10 thành phố được liệt kê, 5 thành phố chưa được thanh toán từ năm 2016, khi ông Trump tranh cử tổng thống, là Tucson; Green Bay và Eau Claire, bang Wisconsin; Burlington, bang Vermont; và Spokane, bang Washington.
Ông Trump đã tiến hành hơn 70 cuộc vận động tranh cử lớn kể từ khi được bầu làm tổng thống. Hiện tại, ông dự kiến tổ chức mít-tinh khoảng hai tuần một lần trong vài tháng tới khi bắt đầu chiến dịch tái tranh cử khó khăn.
Ông sẽ có mặt ở Louisiana vào ngày 11/10, ở Dallas vào ngày 17/10 và có thể xuất hiện ở Kentucky và Mississippi trước cuộc bầu cử toàn bang vào tháng 11.
Ông Trump không phải ứng viên duy nhất nợ các hóa đơn. Năm 2015, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và Bernie Sanders đã nợ hóa đơn ở nhiều sự kiện tranh cử ở hàng chục thành phố, theo Trung tâm Liêm chính Công cộng.
Theo Zing.vn
Bầu cử Mỹ 2020: Thống đốc bang Montana rút khỏi cuộc đua trong nội bộ đảng Dân chủ Ngày 2/12, Thống đốc bang Montana Steve Bullock, 53 tuổi, đã tuyên bố rút khỏi cuộc đua giành tấm vé đề cử của đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Thống đốc bang Montana Steve Bullock phát biểu tại Clear Lake, Iowa, Mỹ, ngày 9/8/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN Trong bài phát biểu, ông Bullock nhấn mạnh tại thời điểm này,...