Bầu cử Tổng thống Guinea: Ứng cử viên đối lập tự tuyên bố thắng cử
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/10, ứng cử viên phe đối lập tranh cử Tổng thống tại Guinea, ông Cellou Dalein Diallo đã tự tuyên bố giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên mà không cần đợi kết quả chính thức.
Cử tri xếp hàng tại một điểm bầu cử ở Conakry trong cuộc bầu cử Tổng thống Guinea ngày 18/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử quốc gia của Guinea khẳng định tuyên bố trên của phe đối lập “không có hiệu lực”. Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia Bakary Mansare nêu rõ việc ứng cử viên Diallo tuyên bố chiến thắng là “quá sớm và không có hiệu lực”. Ông Mansare nhấn mạnh “một ứng cử viên hay một người nào khác, không phải là người có thể tự tuyên bố thắng cử” . Ông khẳng định đây là công việc của các cơ quan được pháp luật quy định, theo đó cho biết kết quả của cuộc bầu cử sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Trong cuộc bầu cử lần này, ông Diallo là đối thủ chính của Tổng thống sắp mãn nhiệm Alpha Condé, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, những người ủng hộ ông Diallo đã bày tỏ quan ngại về tình trạng gian lận bầu cử và tuyên bố sẽ công bố kết quả do chính lực lượng này tổng hợp với dữ liệu thu thập trên cả nước mà không dựa vào Ủy ban bầu cử, hoặc sau đó là Tòa án Hiến pháp, vì họ cho rằng 2 cơ quan này phụ thuộc vào chính quyền đương nhiệm.
Video đang HOT
Trong khi đó, đảng Tuần hành vì Nhân dân Guinea (RPG) cầm quyền của Tổng thống Alpha Condé đã chỉ trích việc ứng cử viên Diallo tự tuyên bố thắng cử, đồng thời yêu cầu những người ủng hộ đảng cầm quyền giữ bình tĩnh trong khi chờ công bố kết quả chính thức. Đảng RPG yêu cầu nhà chức trách thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và ngăn chặn mọi âm mưu gây mất ổn định đất nước cũng như các thể chế hợp pháp.
Cuộc bầu cử Tổng thống Guinea diễn ra sau nhiều tháng bất ổn chính trị tại quốc gia Tây Phi này, trong đó hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối Tổng thống Condé tiếp tục nắm quyền. Tháng 3 vừa qua, ông Conde đã thúc đẩy việc thông qua bản Hiến pháp mới, khẳng định điều này sẽ giúp hiện đại hóa đất nước. Hiến pháp sửa đổi cho phép Tổng thống Conde vượt qua giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ.
Xu hướng ngoại giao Mỹ tác động đến thế giới ra sao?
Chính sách ngoại giao của Mỹ được cho là tồn tại các mâu thuẫn và không nhất quán hiện nay.
Tờ National Interest cho rằng, tính hiệu quả ngoại giao của Mỹ đang giảm đi. Trong khi một số chuyên gia ca ngợi sự đa cực và vai trò của tổ chức quốc tế thì các ảnh hưởng của Washington đối với thế giới đang giảm đi ít nhiều. Chính quyền Mỹ tưởng chừng như đã qua thời kỳ có sự đồng thuận và nhất quán trong việc duy trì chính sách đối ngoại của lưỡng đảng thì trong những năm gần đây, cả cựu Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Donald Trump đều thúc đẩy các nỗ lực vì nước Mỹ nhưng lại đi ngược so với với những người tiền nhiệm trong các chiến lược ngoại giao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Các quốc gia bao gồm Israel, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập, Cuba, Nga và Ukraine đang trở thành tâm điểm chính trị. Trong khi đó, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu gợi ý các vấn đề ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Mỹ có thể xuất phát từ việc thiếu nguồn lực của Bộ Ngoại giao. Điều chắc chắn là Bộ Ngoại giao Mỹ có thể làm được nhiều việc hơn với ngân sách lớn hơn nhưng sẽ là sai lầm nếu nhắc đến nguồn lực hiệu quả.
Jake Sullivan và Daniel Benaim, hai cựu cố vấn chính sách ngoại giao hàng đầu của cựu phó Tổng thống Joe Biden thuyết phục rằng ít nhất ở Trung Đông, ngoại giao có thể thành công nếu quân sự thất bại. Điều này có thể chỉ là khoa trương nhưng chắc chắn ngoại giao là công cụ có giá trị. Vì vậy, sự đồng hành giữa ngoại giao và quân sự sẽ không thể tồn tại.
Khi Tổng thống Mỹ hay ngoại trưởng nước này thực hiện các chuyến công du nước ngoài luôn đi cùng với nhóm phụ tá và thậm chí là nhiều nhà báo. Trong bài báo trên Daily Telegraph về đoàn tùy tùng của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush trong chuyến đi đến London năm 2003, đã viết: "Tổng thống Bush sẽ được tháp tùng trong chuyến công du nước ngoài cùng một đoàn gồm 250 thành viên của Cơ quan Mật vụ, 150 Cố vấn từ Bộ An ninh quốc gia, 200 đại diện của các cơ quan chính phủ khác và 50 phụ tá chính trị. Sẽ có khoảng 100 nhà báo đi cùng ông. Ngoài ra còn có đầu bếp riêng, các trợ lý cá nhân, bốn đầu bếp, nhân viên y tế và chó nghiệp vụ tham gia".
Trong khi đó, vào thời điểm cựu Tổng thống Obama có chuyến thăm Ấn Độ, đoàn tùy tùng đã đặt 800 phòng khách sạn. Chuyến công du Australia cũng có khoảng 500 người hộ tống.
Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi cách thức này. Rất nhiều nhà báo đi cùng hộ tống có thể giúp chuyến đi mở rộng vị thế ngoại giao của Mỹ. Các cuộc họp báo ở nước ngoài thường tập trung vào các yếu tố chính sách ngoài giao và quan hệ song phương mà cả hai quan chức có thể giải quyết.
Khắp thế giới, các đồng minh cũng như các đối thủ đã thay đổi bản chất các phái đoàn tham gia hộ tống các nhà lãnh đạo trong chuyến công du nước ngoài. Thay vì tập trung nhiều trợ lý và nhiều nhà báo thì các nhà lãnh đạo lại chọn các chuyến công du với các doanh nhân. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump lại tập trung vào lợi ích nước Mỹ, người dân Mỹ trong quan hệ thương mại với các nước thay vì tập trung vào hợp tác quân sự hay các lập luận ngoại giao.
Theo National Interest, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng từng có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1/2018. Các nhà lãnh đạo kinh doanh và văn hóa đã tháp tùng ông Macron chuyến thăm tương tự vào cuối tháng tới Tunisia. Khi trở lại Trung Quốc trong tháng 11/2019, ông Macron đã đi cùng các doanh nhân đến từ các công ty nhỏ. Thêm vào đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng làm điều tương tự. Đại diện các công ty lớn nhất của Đức đã tháp tùng bà trong các chuyến công du tới Washington và Bắc Kinh. Trong tháng 2/2013, cựu Thủ tướng Anh David Camero đã đưa đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty lớn cùng với ông đến Ấn Độ. Sau đó, người kế nhiệm là bà Theresa May cũng từng thúc đẩy chuyến thăm theo các phái đoàn đến Nhật Bản, Nam Phi, Kenya và Nigeria thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Thông thường, việc kinh doanh luôn đặt ra các ưu tiên. Vào khoảng 28-30/5/ 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Franois-Philippe Champagne đã dẫn đầu đoàn kinh tế Canada đến Italy. Theo Phòng Thương mại EU-Canada, chương trình thực hiện sứ mệnh tập trung nâng cao các cơ hội và đầu tư của Canada vào nông nghiệp, hàng không vũ trụ, quốc phòng và công nghệ truyền thông.
Trong khi đó, Tống thống Nga Vladimir Putin cũng từng thực hiện các chuyến công du cùng với các giám đốc điều hành doanh nghiệp nước này tới Ấn Độ, Saudi Arabia và Việt Nam.
Và tất nhiên, Trung Quốc từ lâu đã xem việc kinh doanh là trụ cột trung tâm thúc đẩy chiến lược ảnh hưởng nước ngoài.
Tờ báo cho rằng, ảnh hưởng của Mỹ không thể giảm đi cho dù thế giới đang trong kỷ nguyên suy giảm tài nguyên. Thực tế đang chỉ ra tính hữu hạn chia phần của chiếc bánh giữa các chính trị gia. Quốc hội Mỹ và cả giới ngoại giao từng cho rằng Mỹ thường đi một mình trong tất cả các khía cạnh. Các gợi ý cho rằng nếu Washington có thể học hỏi từ cả đồng minh và đối thủ trong thế kỷ 21 này thì sự vĩ đại và sức mạnh kinh tế Mỹ có thể tiếp tục duy trì và kéo dài hàng thập kỷ bất chấp các bất ổn có thể xảy ra lúc nào.
Khẩu hiệu tranh cử ảnh hưởng lớn thế nào tới kết quả cuộc đua "khốc liệt" vào Nhà Trắng? Cuộc bầu cử tổng thống xoay quanh việc kêu gọi sự ủng hộ, trong đó, khẩu hiệu tranh cử là một phần vô cùng quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt tới sự thành bại đối với mỗi ứng viên. Năm 2016, ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng...