Bầu cử tổng thống Ba Lan: Ứng viên đảng đối lập chiến thắng
Ông Andrzej Duda thuộc đảng Luật pháp và Công lý đã giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Bronislaw Komorowski trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan, theo kết quả do Ủy ban bầu cử quốc gia Ba Lan công bố.
Tân Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda – Ảnh: Reuters
Với 51,55% số phiếu bầu, ông Andrzej Duda, ứng viên đảng đối lập theo đường lối cánh hữu bảo thủ đã giành chiến thắng trước đương kim tổng thống Bronislaw Komorowski trong cuộc bầu cử tổng thống ở Ba Lan. Còn Tổng thống Bronislaw Komorowski nhận được 48,45% số phiếu bầu, Reuters ngày 25.5 đưa tin.
Với kết quả này, ông Andrzej Duda, 43 tuổi, sẽ nhậm chức vào ngày 6.8 tới.
Reuters nhận định rằng sự thay đổi vị trí tổng thống ở Ba Lan sẽ dẫn tới sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia này, đặc biệt là đối với Liên minh châu Âu (EU).
Trên thực tế, ông Duda từng kêu gọi Ba Lan có lập trường quyết đoán hơn ở EU. Ông chủ trương tập trung vào lợi ích quốc gia chứ không vì các đối tác lớn như Đức hay Pháp. Ông Duda cũng kêu gọi đánh thuế đối với các ngân hàng và siêu thị do nước ngoài sở hữu nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước.
Ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc, Nhà Trắng đã gửi lời chúc mừng đến ông Duda, đồng thời khẳng định mong muốn hợp tác với chính trị gia 43 tuổi này.
Cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ở Ba Lan diễn ra ngày 24.5 vừa qua với 55,34% cử tri đi bỏ phiếu.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Biển Đông "nóng": Hé mở đối sách "thoát" mưu đồ nước lớn
Hai sự kiện ấy có một điểm chung, đó là chính sách của các nước lớn đã không còn bị chi phối bởi ý thức hệ chính trị nữa, mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng lợi ích quốc gia. Điều ấy đòi hỏi các nước nhỏ hơn phải điều chỉnh cách tiếp cận chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với thực tiễn.
Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 16/7/2014, cùng hàng loạt hoạt động xây dựng căn cứ trên các đảo đá tại Trường Sa, đã và đang làm thay đổi đáng kể các mối quan hệ quôc tê ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nó cho thấy âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi và sự tranh giành anh hương giữa Trung Quốc và Mỹ đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến địa chính trị khu vực này.
Video đang HOT
Ngày 2/5, Công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) 120 hải lý về phía đông. Ngày 27/5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan đến vị trị mới, cách vị trí cũ 23 hải lý về phía đông đông bắc.
Cả hai vị trí triển khai giàn khoan này đều nằm trong EEZ của Việt Nam. Ngày 16/7, Trung Quốc rút giàn khoan về khu vực đảo Hải Nam, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu (15/8). Cùng lúc đó, Trung Quốc triển khai hàng loạt hoạt động xây dựng căn cứ trên các đảo đá tại Trường Sa, mà họ đánh chiếm bất hợp pháp từ tay Việt Nam năm 1988.
Những bước đi ấy nhằm thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển và tranh giành anh hương với Mỹ trong khu vực, trong bối cảnh Mỹ đang tích cực triển khai chiến lược "tái cân bằng", hay còn gọi là "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương.
Bắc Kinh tin rằng nếu kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ rộng cửa gây anh hương tới toàn bộ khu vực Đông Nam Á, đồng thời có thể kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, nơi có tới một nửa lượng hàng hóa của thế giới đi qua, trong vùng biển quan trọng này.
Tuy nhiên Bắc Kinh có lẽ đã không lường tới phản ứng của Việt Nam, của các nước trong vùng và của cả cộng đồng quôc tê. Việt Nam đã ngay lập tức điều trung bình 20-30 tàu thuyền ra bảo vệ các quyền hợp pháp trong vùng thềm lục địa và EEZ của mình.
Thái độ kiên quyết của Việt Nam đã buộc Trung Quốc phải huy động trung bình 100 tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự, hàng chục tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu vận tải, tàu cá, cùng hàng chục tốp máy bay để bảo vệ giàn khoan và ngăn cản hoạt động bảo vệ chủ quyền của lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Trung Quốc đã phải tốn hàng triệu USD mỗi ngày cho việc duy trì giàn khoan và khoảng 100 tàu hộ tống này.
Trong thời gian Trung Quốc triển khai bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương 981, tuy xung đột quân sư không nổ ra, nhưng những vụ tàu thuyền Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng vào các lực lượng chấp pháp Việt Nam và thậm chí đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực cách giàn khoan 17 hải lý về phía nam tây nam đã làm cho tình hình Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng.
Hành vi của Trung Quốc cũng đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tụt xuống mức thấp nhất trong vài thập kỷ qua.
Các nước trong vùng đã thực sự lo ngại trước hành vi của Trung Quốc. Hôi nghi Thượng đỉnh ASEAN ngày 11/5 đã đồng thuận đưa tình hình Biển Đông vào các văn kiện của Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN cũng ra tuyên bố riêng về vấn đề Biển Đông, điều chưa từng có sau 19 năm, kể từ sự kiện Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa năm 1995. Có thể thấy ASEAN đã đoàn kết và thống nhất hơn, trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cộng đồng quôc tê cũng mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc. Cả Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cùng coi đây là hành động đơn phương, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực và đe dọa tự do thương mại toàn cầu. Có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên khi Mỹ là một trong những nước lên tiếng sớm và mạnh mẽ nhất.
Cả Quốc hội, Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đều lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế đã thực sự lo ngại khi Bắc Kinh sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 như một "lãnh thổ quốc gia di động", để biến vùng biển của các nước khác trở thành khu vực tranh chấp, nhằm từng bước hiện thực hóa quyền kiểm soát trong "đường lưỡi bò".
Việc Trung Quốc cải tạo các đảo ở Trường Sa, mà họ chiếm giữ trái phép bằng vũ lực, thành các căn cứ đứng chân, cũng đang làm thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông và đe dọa an toàn tuyến hàng hải quốc tế đi qua vùng biển quan trọng này.
Thế là những hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm qua đã làm cho các nước trong vùng thêm nghi ngại, đẩy họ ngả theo hướng tăng cường liên kết với Mỹ và đồng minh.
Rõ ràng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 đã xóa sạch hình ảnh "trỗi dậy hòa bình" mà họ dày công xây dựng trong suốt thập kỷ qua, đồng thời đẩy các quan hệ quốc tế, mà đi cùng với nó là địa chính trị trong khu vực, biến chuyển theo hướng không có lợi cho Bắc Kinh.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam
Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga
Việc bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga cũng là một trong những sự kiện làm thay đổi cục diện khu vực lớn nhất trong năm 2014. Sự kiện này được khởi nguồn từ các cuộc biểu tình kéo dài ở thủ đô Kiev của Ukraine cuối năm 2013, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych trì hoãn việc ký Hiệp định hợp tác Ukraine-EU.
Các cuộc biểu tình này đã tạo ra sức ép lớn tới hệ thống chính trị và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, làm hàng trăm người bị chết và hàng nghìn người bị thương.
Trong bối cảnh thỏa thuận tạm thời giữa chính quyền Kiev và các đảng đối lập bị phá vỡ, trong khi các cuộc biểu tình vẫn đang diễn ra trên đường phố, việc Tổng thống Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev ngày 22/2/2014 đã chính thức mở màn cho một cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Ngay lập tức một chính phủ lâm thời được thành lập, nhưng các tỉnh miền Đông lại đòi ly khai. Ngày 23/2, hàng chục nghìn người đã biểu tình ở Sevastopol phản đối chính quyền mới ở Kiev và đòi thành lập chính quyền độc lập.
Đến cuối tháng 2/2014 những người biểu tình và các lực lượng thân Nga đã giành quyền kiểm soát Crimea, chiếm tòa nhà Nghị viện và tòa nhà của Chính quyền tự trị ở Simferopol, thủ phủ của Crimea, cùng nhiều vị trí chiến lược trên bán đảo Crimea.
Nghị viện Crimea khi đó đã quyết định phế truất Thủ tướng được Tổng thống Ukraine bổ nhiệm và đưa ông Sergey Aksyonov lên làm Thủ tướng Crimea. Nghị viện Crimea cũng đồng thời quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc tách vùng lãnh thổ này khỏi Ukraine.
Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3/2014, với 83% cử tri đủ tư cách tham gia bỏ phiếu, có tới 96% ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Ngay ngày hôm sau (17/3), Nghị viện Crimea đã tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đề nghị sáp nhập vào Liên bang Nga. Ngày 18/3/2014, Nga và chính phủ mới ở Crimea đã ký Hiệp ước sáp nhập Cộng hòa Crimea và Sevastopol vào Liên bang Nga.
Những diễn biến nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng ấy cho thấy người Nga đã chuẩn bị khá kỹ cho tình huống này. Thực ra Nga đã chi phối Crimea trong gần 200 năm, từ khi sáp nhập vùng này năm 1783, cho đến khi Moscow chuyển giao Crimea cho Ukraine năm 1954, khi Ukraine là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).
Vì thế đa số người dân Crimea vẫn tự xem họ là người Nga và nói tiếng Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga và một số nước đã ký thỏa thuận Budapest 1994, cam kết bảo đảm chủ quyền lãnh thổ của Ukraine, trong đó có Crimea.
Ngoài ảnh hưởng văn hóa, bán đảo Crimea trên bờ Biển Đen còn có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với Nga. Nga có căn cứ hải quân lớn ở thành phố Sevastopol thuộc Crimea.
Theo thỏa thuận Nga-Ukraine năm 1997 và được gia hạn năm 2010, Nga được phép duy trì tới 25.000 quân, 24 hệ thống pháo (không quá 100mm), 132 xe bọc thép và 22 máy bay quân sự ở bán đảo Crimea và cảng Sevastopol. Nga được quyền sử dụng Crimea cho Hạm đội Biển Đen đến năm 2042.
Đây là căn cứ quan trọng vì nó ít bị ảnh hưởng nhất do băng tuyết vào mùa đông ở Nga. Việc Nga nhiều lần ngăn cản Ukraine gia nhập NATO và ngả sang Châu Âu chính là vì sợ mất đi quyền tiếp cận căn cứ hải quân ở Sevastopol.
Việc Cộng hòa Crimea và Sevastopol sáp nhập vào Liên bang Nga đã tạo ra cơn địa chấn địa chiến lược. Trước hết nó làm thay đổi đường biên giới giữa Nga và Ukraine. Việc Crimea sáp nhập vào Nga và những biến động chính trị tại các tỉnh miền đông Ukraine, vốn thân Nga, đang đẩy Ukraine ngả mạnh hơn sang Châu Âu. Việc NATO tiến sát hơn nữa đến đường biên giới Nga chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chưa hết, việc Mỹ và các nước Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, để phản đối việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, cùng những biện pháp trả đũa của Nga, đã đẩy quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU tụt xuống mức rất thấp, tới mức có ý kiến cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới đã bắt đầu.
Sự lao dốc của mối quan hệ giữa Nga với EU và Mỹ không chỉ làm thay đổi môi trường chính trị, kinh tế và ngoại giao ở Châu Âu, mà còn tác động đến cả các khu vực khác. Sự dịch chuyển sang phía Đông của chính sách đối ngoại Nga là một ví dụ.
Lợi ích quốc gia tối thượng
Các biện pháp trả đũa lẫn nhau giữa một bên là Mỹ và EU, với một bên là Nga, trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine làm cho người ta nhớ tới cuộc chiến tranh lạnh trước đây. Tuy nhiên ở đây có một sự khác biệt rất căn bản. Mối quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu với Liên Xô trước đây bị chi phối bởi ý thức hệ, giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Tư bản trên phạm vi toàn cầu.
Còn ngày nay, Nga không phải là quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. Nga thậm chí còn là thành viên trong Nhóm G-8 cùng 7 nước tư bản phát triển khác. Cuộc "chiến tranh lạnh" hiện nay, nếu có thể gọi như vậy, bị chi phối bởi lợi ích quốc gia của Nga, Mỹ và các nước lớn khác ở Châu Âu, chứ không phải của người dân Ukraine hay ý thức hệ chính trị giữa hai phe như trước đây nữa.
Những hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm qua đã trực tiếp xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và làm tổn hại đến tình đoàn kết truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Bằng hành vi của mình, Trung Quốc đã làm giảm bớt đi ý nghĩa của "bốn tốt" và "16 chữ" vốn được coi là kim chỉ nam cho các mối quan hệ giữa hai nước thời gian qua. Nó cũng cho thấy chính lợi ích quốc gia của Trung Quốc, chứ không phải bất kỳ nhân tố nào khác, đang quyết định chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Hai sự kiện tiêu biểu trên cùng với một số diễn biến khác trong năm 2014 cho thấy, khác với dưới thời chiến tranh lạnh, lợi ích quốc gia, chứ không phải ý thức hệ chính trị, đã và đang quyết định chính sách của các nước lớn.
Xu hướng này đã diễn ra từ đầu thập niên 1990, sau những biến động chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ). Xu hướng này được khẳng định thêm một lần nữa trong năm 2014, bằng hành vi ứng xử của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, hai nước vẫn được coi là có hệ thống chính trị giống nhau.
Điều này đồng nghĩa với việc các nước nhỏ hơn phải điều chỉnh cách tiếp cận chính sách của mình cho phù hợp với thực tế đang diễn ra.
Hữu Nghị
Theo_Báo Đất Việt
Ba hướng triển khai của Hải quân Mỹ đối phó Trung Quốc trên Biển Đông Trong trường hợp căng thẳng tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI, Mỹ) cho rằng Washington có thể sẽ điều động các hạm đội hải quân từ nhiều nơi đến khu vực này thông qua 3 hướng chính. Xung đột tiềm tàng Tàu chiến cận bờ Fort...