Bầu cử Tổng thống Afghanistan: Phóng viên AP bị bắn chết
2 nữ phóng viên làm việc cho hãng thông tấn Mỹ AP đã bị một cảnh sát ở miền đông Afghanistan bắn vào ngày hôm nay, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống lịch sử vào ngày mai. Một người bị chết ngay tại chỗ, trong khi người còn lại bị thương.
Anja Niedringhaus (trái) và Kathy Gannon
Người phụ nữ bị chết trong vụ bắn súng là Anja Niedringhaus, trong khi đồng nghiệp của bà là Kathy Gannon trúng hai phát đạn nhưng hiện trong tình trạng ổn định.
Vụ tấn công xảy ra ở thành phố Khost, gần biên giới Pakistan, vào thời điểm Afghanistan đang thắt chặt an ninh nhằm phản ứng với đe dọa bạo lực của Taliban trước thềm bầu cử vào ngày mai 5/4.
Tổng thống mới sẽ thay thế ông Hamid Karzai, người lên nắm quyền từ năm 2001 sau khi Taliban sụp đổ. Theo hiến pháp, ông không được tranh cử 3 lần liên tiếp.
Đây được xem là cuộc bầu cử lịch sử, nhưng là một cuộc đua rất gay gắt và đã có đổ máu. Ngoài ra, còn có lo ngại về tình trạng gian lận phiếu bầu.
Bạo lực gia tăng trước thềm bầu cử
Hai nữ phóng viên đã bị tấn công khi đang đi cùng đoàn tổ chức bầu cử, được lực lượng an ninh Afghanistan bảo vệ, nhằm chuyển lá phiếu từ trung tâm Khost tới thị trấn Tani ở ngoại ô. Họ ngồi trong xe của họ cùng với một phiên dịch viên và một phóng viên tự do AP khi bị tấn công.
Phóng viên tự do cho biết họ đã tới khu nhà được bảo vệ nghiêm ngặt ngay trước khi xảy ra vụ việc. Khi họ đang đợi ở ghế sau của xe để đợi đoàn xe của những người tổ chức bầu cử di chuyển, một chỉ huy đơn vị đã hét: “Allahu Akbar” ( Chúa trời vĩ đại) và xả súng vào họ.
Theo AP, sau đó người này đầu hàng trước một cảnh sát khác và bị bắt.
Video đang HOT
Anja Niedringhaus, 48 tuổi, là phóng viên ảnh người Đức, thành viên nhóm đã giành giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer khi đưa tin về cuộc chiến ở Iraq. Bà tử vong ngay sau khi bị bắn.
Còn Kathy Gannon, 60 tuổi, người Canada, từng là trưởng phân xã AP ở Afghanistan trong nhiều năm và hiện là phóng viên đặc biệt ở khu vực. Bà bị bắn hai lần, đã được phẫu thuật và hiện trong tình trạng ổn định.
“Anja và Kathy đã cùng nhau dành nhiều năm ở Afghanistan để đưa tin về cuộc xung đột và người dân ở đó”, Tổng biên tập AP Kathleen Carroll cho hay.
Tổng thống Afghanistan đã bày tỏ đau buồn trước vụ việc và cam kết sẽ tiến hành điều tra đầy đủ vụ việc. Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Sidiq Siddiqi cho rằng, đây có thể là một vụ nhận diện sai hoặc tính toán sai của sỹ quan cảnh sát chịu trách nhiệm về an ninh ở khu vực. Ông cho hay cảnh sát không hay biết về các hoạt động của phóng viên ở khu vực.
Bạo lực đã gia tăng trong những tuần qua ở Afghanistan, trước thềm cuộc bầu cử và phóng viên nước ngoài nằm trong số các nạn nhân. Một phóng viên cấp cao của hãng thông tấn Pháp AFP cũng bị giết hại cùng 8 người khác khi Taliban tấn công một khách sạn người nước ngoài thường ở tại Kabul ngày 21/3 vừa qua. Một phóng viên quốc tịch Thụy Điển-Anh cũng bị các tay súng bắn chết ở Kabul vào 11/3.
Theo BBC, cuộc bầu cử đang được bảo vệ nghiêm ngặt nhất kể từ khi Taliban sụp đổ, với gần 200.000 binh sỹ được triển khai. Các vành đai an ninh đã được dựng quanh các điểm bỏ phiếu, với cảnh sát ở trung tâm và hàng trăm binh sỹ ở vòng ngoài.
Nếu không ai trong số 8 ứng viên giành quá bán phiếu bầu, sẽ diễn ra bầu cử vòng hai.
Giới phân tích cho rằng cuộc bầu cử có thể là cơ hội mới để Mỹ hàn gắn mối quan hệ với Kabul, sau hơn 12 năm chiến tranh, với tranh cãi liên tục giữa Nhà Trắng và Tổng thống Karzai. Mối quan hệ giữa ông Karzai và Washington đã bị rơi xuống mức thấp nhất vào cuối năm ngoái khi Tổng thống Afghanistan từ chối ký một thỏa thuận an ninh song phương, dự kiến cho phép tới 10.000 lính Mỹ ở lại nước này sau khi sứ mệnh chiến đấu của NATO chấm dứt vào năm nay.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Yanukovych: Hi vọng Crimea có thể trở lại Ukraine
Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych ngày 2/4 cho biết nếu ông có cơ hội, ông sẽ không bao giờ để Crimea tiến hành trưng cầu dân ý và tách khỏi Ukraine. Ông gọi đây là "một bi kịch" và hi vọng Crimea sẽ được trở lại Ukraine.
Ông Yanukovych trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga và hãng thông tấn AP.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP và kênh truyền hình Nga NTV tại Rostov-on-Don, Nga, nơi ông đến lánh nạn sau khi bị phế truất, ông Viktor Yanukovich đã gọi các sự kiện ở Crimea là một bi kịch đau lòng "mà ngày nay rất khó chấp nhận".
Ông đỗ lỗi cho việc Crimea tách khỏi Ukraine là do chính quyền hiện nay ở Kiev và cá nhân ông cùng Nga không hề có sự can thiệp.
"Đó là quan điểm cấp tiến của họ đối với tiếng Nga và các vấn đề lãnh thổ đối với một bộ phận người nói tiếng Nga. Việc chính phủ (ở Kiev) cố gắng ép buộc họ phải sống như thế nào đã dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân", ông Yanukovych cho hay.
Hi vọng Crimea trở lại Ukraine
Ông cho biết thêm, cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3, với người dân quyết định gia nhập Nga thay vì ở lại với Ukraine, là cách để thể hiện phản đối của họ đối với chính quyền mới.
"Cá nhân tôi không thể chấp nhận điều này", ông cho biết thêm.
Khi được hỏi về cảm nghĩ cá nhân đối với việc Crimea sáp nhập vào Nga, ông Yanukovych nhấn mạnh: "Tôi có thể nói thế nào đây, trên tư cách là Tổng thống Ukraine, khi thấy đất nước bị chia cắt?"
"Các tiến trình hiện đang diễn ra ở miền đông và nam Ukraine cần phải được xem xét nghiêm túc", ông nói, ám chỉ đến các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp các vùng này sau cuộc lật đổ ông Yanukovych.
Ông cũng bày tỏ hi vọng Crimea sẽ trở lại Ukraine. "Chúng ta phải đặt ra một mục tiêu và tìm kiếm khả năng đưa Crimea trở lại bằng bất kỳ giá nào, để Crimea có thể hưởng độc lập trong khi vẫn là một phần của Ukraine", hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn lời ông cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn, ông cho biết sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga trao trả Crimea.
Khẳng định không ra lệnh giết người biểu tình
Hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên đường phố ở Kiev vào tháng 1 và 2 vừa qua, trước khi ông Yanukovych bị phế truất, với nhiều người bị bắn tỉa. Tuy nhiên, ông Yanukovych khẳng định ông không có vai trò gì trong cái chết của họ. "Cá nhân tôi không đưa ra lệnh bắn họ", ông nói. Ông cũng cho biết đạn được bắn ra từ trại của phe đối lập, chứ không phải từ phía cảnh sát chống bạo động và chính phe đối lập mới phải chịu trách nhiệm cho những cái chết trên.
"Như tôi được biết lực lượng đặc nhiệm tham gia bảo vệ các tòa nhà chính phủ và các cơ quan nhà nước không bao giờ được trao vũ khí", ông nói.
Phản đối bầu cử vào tháng 5 tới
Ông Yanukovych vẫn tự xem mình là Tổng thống hợp pháp của Ukraine. Ông cho rằng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 tới mà chính quyền mới ở Kiev kêu gọi là vội vàng và có nhiều nghi vấn, khiến tình hình Ukraine thêm bất ổn.
"Cuộc bầu cử này vốn ngày càng tạo ra nhiều chỉ trích ở trong lòng Ukraine", ông nói.
Theo ông trước khi bầu cử cần phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc đưa Ukraine trở thành liên bang và trưng cầu dân ý sẽ là con đường tiến tới cải cách hiến pháp, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Theo Dantri
Tình hình Thái Lan: Nổ súng vào người biểu tình Một người bị bắn chết và 4 người khác bị thương sau khi các tay súng không rõ danh tính bắn vào người biểu tình chống chính phủ. Theo thông tin trên báo Người lao động, lãnh đạo y tế Thái Lan cho biết tổng cộng 5 người bi thương vong trong một vụ nổ súng vào biển người biểu tình chống chính...