Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp
Các số liệu thống kê chính thức của Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản (MIC) cho thấy tỷ lệ cử tri đi bầu cử Thượng viện nước này trong ngày 21/7 chỉ đạt 48,8% ở các khu vực bầu cử.
Cử tri bỏ phiếu bầu cử Thượng viện tại Tokyo, Nhật Bản ngày 21/7/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đây là tỷ lệ cử tri đi bầu ở một cuộc bầu cử quốc gia thấp thứ hai ở nước này trong thời kỳ hậu chiến tranh.
Các số liệu của MIC cho thấy tỷ lệ trên chỉ cao hơn một chút so với con số cử tri thấp kỷ lục 44,52% hồi năm 1995.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử này có hơn 17 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm, tăng 6,79% so với cuộc bầu cử Thượng viện hồi năm 2016 và chiếm khoảng 16% trong tổng số cử tri hợp lệ.
Sở dĩ số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử lần này tăng một phần là do số điểm bỏ phiếu tăng. Mặc dù vậy, con số trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục (khoảng 21,38 triệu cử tri) trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2017.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản đã có kết quả cuối cùng vào sáng ngày 22/7 với chiến thắng của liên minh đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và đảng Công minh với 71 ghế, trong đó LDP giành được 57 ghế, còn đảng Công minh giành được 14 ghế.
Mặc dù chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, song liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã không giành được 2/3 số ghế trong Thượng viện để có thể thông qua việc sửa đổi Hiến pháp.
Cuộc bầu cử trên đã cho thấy xu hướng ủng hộ các đảng phái hiện nay, theo đó LDP tiếp tục nhận được sự ủng hộ áp đảo của cử tri, tiếp theo là đảng Dân chủ Lập hiến, chính đảng đối lập lớn nhất trên chính trường Nhật Bản cũng giành được 17 ghế, nâng tổng số ghế của đảng này trong Thượng viện lên 32 ghế.
Đảng Công minh, liên minh cầm quyền với LDP, giành được 14 ghế, nâng tổng số ghế tại Thượng viện lên 28 ghế.
Trong khi đó, đảng Dân chủ Quốc dân chỉ giành được 6 ghế, hiện số ghế trong thượng viện của đảng này là 21 ghế.
Đảng Duy Tân giành được 10 ghế, duy trì tổng số 16 ghế tại Thượng viện,và đảng Cộng sản giành được 7 ghế, duy trì tổng số 13 ghế tại Thượng viện.
Thượng viện Nhật Bản hiện gồm 242 thành viên, trong đó 50% số nghị sỹ sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 28/7 tới.
Theo Luật bầu cử các chức vụ công sửa đổi, Thượng viện được bổ sung thêm 6 thành viên theo hai giai đoạn, trong đó 3 thành viên được bầu ra trong cuộc bầu cử này.
Như vậy, các cử tri bỏ phiếu để bầu ra 124 nghị sỹ, trong đó có 74 người được lựa chọn từ 47 khu vực bầu cử theo phương pháp phổ thông đầu phiếu và 50 người được bầu theo phương pháp đại diện tỷ lệ./.
Theo Đào Tùng (TTXVN/Vietnam )
TT Abe thắng đa số ở Thượng viện, nhưng chưa đủ để sửa Hiến pháp
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe giành thế áp đảo trong cuộc bầu cử Thượng viện, nhưng vẫn chưa đủ ghế để thông qua cải cách hiến pháp mà ông Abe mong muốn từ lâu.
Liên minh giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe và đảng Komeito không đạt đủ 164 ghế tại Thượng viện để có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp hòa bình của nước này, sau cuộc bầu cử ngày 21/7.
Ông Abe đặt mục tiêu sửa đổi Hiến pháp vào năm 2020, nhưng việc để mất thế đa số với 2/3 số ghế sẽ gây trở ngại lớn, buộc lãnh đạo LDP phải thuyết phục nhiều nghị sĩ đối lập.
Dù vậy, đảng cầm quyền vẫn giành được 63 trên 124 số ghế được tranh cử lần này, và lãnh đạo LDP coi đó là chiến thắng. Cộng với số ghế mà họ đã có, LDP vẫn chiếm đa số ở Thượng viện.
"Chúng tôi đã giành được sứ mệnh để tiếp tục đường lối chính trị của mình", ông Abe nói trong khi kết quả vẫn đang được cập nhật. Nhưng ông không nhắc đến việc không giành đủ 2/3 số ghế cần thiết để cải cách hiến pháp, mà chỉ cho biết ông hy vọng phe đối lập sẽ cùng thảo luận sâu sắc, tạo sự đồng thuận.
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giành thế áp đảo trong cuộc bầu cử Thượng viện, nhưng vẫn chưa đủ số ghế để thông qua cải cách hiến pháp. Ảnh: Reuters.
"Tôi hy vọng phe đối lập sẽ hoàn thành trách nhiệm của họ và sẵn sàng tranh luận", ông Abe nói.
Trong các cuộc thăm dò, phần lớn cử tri không coi việc sửa đổi Hiến pháp từ năm 1947 là ưu tiên, so với các vấn đề khác như lương hưu, thuế, và chính sách kinh tế.
Khi được hỏi liệu ông có ở lại thêm một nhiệm kỳ khi mãn nhiệm năm 2021, ông Abe cho biết không cân nhắc lựa chọn này "một chút nào".
Hiến pháp của Nhật do Mỹ soạn thảo sau Thế chiến II và được người dân nước này bỏ phiếu thông qua. Trong đó, Điều 9 quy định "các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, cũng như các lực lượng chuẩn bị chiến tranh, không bao giờ được phép duy trì".
Dù vậy, chính phủ Nhật Bản đã thông qua đạo luật về quyền phòng vệ tập thể hồi năm 2015, cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài. Tham vọng sửa đổi hiến pháp của ông Abe sẽ càng mở rộng vai trò của quân đội ở nước ngoài.
Theo Zing
Động thái của Nhật từ việc hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc Dù biết đều sẽ bị "tổn thương" nhưng ông Abe vẫn ra lệnh hạn chế xuất khẩu với Hàn Quốc. Dù biết đều sẽ bị "tổn thương" nhưng ông Abe vẫn ra lệnh hạn chế xuất khẩu với Hàn Quốc. (Nguồn: Bloomberg) Nhiều quan điểm bất đồng Theo tờ Economic Journal, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, không phải "như cơm bữa", vẫn...