Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Các ứng cử viên ‘chạy nước rút’ trong bối cảnh an ninh thắt chặt
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 9/7, ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử Thượng viện ở Nhật Bản, các ứng cử viên vẫn nỗ lực hết sức để thu hút thêm sự ủng hộ của các cử tri.
Lãnh đạo của nhiều chính đảng cũng có mặt ở các địa điểm vận động tranh cử để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho đảng của mình và cho các ứng cử viên của mình.
Toàn cảnh phiên họp Thượng viện Nhật Bản tại Tokyo ngày 8/6/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các hoạt động vận động tranh cử vẫn diễn ra trong bối cảnh an ninh đã được thắt chặt sau vụ tấn công nhằm vào cựu Thủ tướng Shinzo Abe, khiến chính trị gia này bị thiệt mạng một ngày trước đó. Vụ tấn công này xảy ra trong lúc ông Abe đang phát biểu vận động tranh cử cho một ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản. Trong cuộc họp Nội các chiều 8/7, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định không bao giờ đầu hàng trước bạo lực và khủng bố, đồng thời chỉ thị tăng cường an ninh cho các bộ trưởng trong Nội các và các chính trị gia khác.
Tại các sự kiện vận động tranh cử ngày 9/7, lãnh đạo các chính đảng ở Nhật Bản đều bày tỏ quyết tâm không khuất phục trước bất cứ hành động bạo lực nào. Phát biểu ở tỉnh Yamanashi, Thủ tướng Kishida, người đang giữ chức Chủ tịch LDP, đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công hèn hạ nhằm vào ông Abe, đồng thời tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ trước bạo lực. Tôi sẽ đứng trước các bạn cho đến khi kết thúc (chiến dịch tranh cử này)”. Ông cũng khẳng định cuộc bầu cử Thượng viện “sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch để đảm bảo tự do và công bằng”.
Phát biểu tại tỉnh Fukushima, ông Kenta Izumi, Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) – đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản – nhấn mạnh đáng ra vụ tấn công nhằm vào cựu Thủ tướng Abe “không bao giờ nên xảy ra. Chúng tôi sẽ không khoan nhượng với khủng bố”.
Về phần mình, phát biểu tại tỉnh Kanagawa, giáp thủ đô Tokyo, ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch đảng Công minh – đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền, khẳng định “ông Abe đã đúng khi tìm cách vực dậy nền kinh tế Nhật Bản bằng gói chính sách kinh tế Abenomics”. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến lên trên con đường này”.
Thượng viện Nhật Bản có tổng cộng 248 ghế, trong đó 50% số ghế sẽ được bầu lại theo định kỳ 3 năm một lần. Trong cuộc bầu cử năm nay, có 125 trong số 248 ghế ở Thượng viện sẽ được bầu lại, trong đó có 74 ghế được bầu trực tiếp ở các khu vực bầu cử, 50 ghế được bầu theo hình thức đại diện tỷ lệ và 1 ghế được bầu bổ sung ở tỉnh Kanagawa. Theo dự kiến, các cử tri Nhật Bản sẽ đi bỏ phiếu để bầu Thượng viện vào ngày 10/7. Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Kyodo công bố hôm 6/7 cho thấy liên minh cầm quyền giữa LDP và đảng Công minh có thể giành hơn 50% trong tổng số 125 ghế sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử Thượng viện lần này. Theo Kyodo, riêng LDP có thể giành hơn 60 ghế, trong khi đảng Công minh có thể sẽ giữ nguyên 14 ghế.
Về phía phe đối lập, đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) có thể gặp khó khăn trong việc duy trì 23 ghế mà họ có trước bầu cử, trong khi đảng Duy tân Nhật Bản (JIP) có thể sẽ giành một số lượng ghế đáng kể so với trước bầu cử. Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) có thể giành được 6 ghế, trong khi đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) có thể mất một nửa số ghế mà họ có trước bầu cử.
Tuy nhiên, theo hãng tin Kyodo, kết quả bầu cử thực tế có thể sẽ thay đổi bởi vì, có 39,6% người được hỏi chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai trong hình thức bầu cử trực tiếp ở các khu vực bầu cử, và 38,1% chưa quyết định bỏ phiếu cho đảng nào trong hình thức đại diện tỷ lệ. Bên cạnh đó, vẫn chưa rõ liệu vụ tấn công cựu Thủ tướng Abe có ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của cử tri trong cuộc bầu cử này.
Vụ ám sát ông Abe chắc chắn sẽ thay đổi nước Nhật
Nước Nhật sẽ thay đổi sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe ở thành phố Nara. Và như những gì Thủ tướng Kishida nói, chúng tôi không bao giờ khuất phục trước bạo lực và khủng bố.
Sống ở Nhật Bản, mọi người dễ quen với sự yên bình và an toàn. Bạo lực hay tội phạm ít khi xuất hiện trong "từ điển" của chúng tôi. Súng đạn là thứ dường như chỉ thấy trong phim.
"Tôi giận dữ tột cùng"
Có trong tay một khẩu súng ở đất nước Mặt Trời mọc thì từ "khó" có lẽ cũng chưa thể diễn tả đầy đủ được.
Đến cả những phần tử băng đảng khét tiếng Yakuza cũng ngại động tới súng vì hình phạt đối với sở hữu trái phép vũ khí này thực sự khắt khe tới mức không đáng phải liều lĩnh như vậy.
Thế nhưng, điều khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng đã xảy ra hôm 8/7 ở thành phố Nara. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã không thể qua khỏi sau khi bị ám sát bằng một khẩu súng tự chế.
Ông Abe là một trong những thủ tướng tôi ngưỡng mộ nhất và tôi mong muốn có thể trở thành một chính trị gia như ông.
Là một người Nhật đã sống ở Việt Nam 10 năm, tôi cảm nhận được ông dành cho Việt Nam nhiều tình cảm, đóng góp lớn vào sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước.
Xe tang chở thi hài của cựu Thủ tướng Shinzo Abe về tới tư gia ở Tokyo ngày 9/7. Ảnh: AP.
Tôi thực sự rất buồn vì bi kịch đáng lên án ở Nara đã tước mất của chúng ta một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn với những đóng góp khổng lồ không chỉ cho đất nước Nhật Bản hay khu vực. Hành động của nghi phạm trong vụ tấn công hèn hạ này là khủng bố, khiến tôi giận dữ tột cùng.
Sẽ phải thay đổi
Tất nhiên, vấn đề trong vụ tấn công này không dính dáng gì tới Yakuza, và theo tôi kiểm soát súng đạn bất hợp pháp cũng không liên quan tới vụ tấn công gây sốc này.
Nhật Bản vốn có chính sách kiểm soát súng rất chặt chẽ và là quốc gia có tỷ lệ sở hữu súng thấp nhất trong các nước thuộc nhóm G7. Dù vậy, có chặt chẽ tới đâu thì cũng không thể kiểm soát súng 100%. Trong khi đó, việc mua hàng online bùng nổ ngày nay cũng phần nào tạo ra những lỗ hổng không nhỏ trong vấn đề này.
Nhật Bản là nước có tỷ lệ giết người bằng súng đạn thấp nhất trong nhóm nước phát triển. Nguồn: Washington Post.
Truyền thông Nhật Bản cho biết cảnh sát ở thành phố Nara công bố nghi phạm dùng khẩu súng tự chế. Xác nhận này càng củng cố thêm khẳng định của tôi ở trên: "Chúng ta không thể kiểm soát súng được 100%".
Tuy nhiên, trong trường hợp này, vấn đề đáng đề cập tới hơn đó là việc suy nghĩ của tay súng bị điều khiển bởi những thông tin khiến anh ta không tin tưởng vào ông Abe. Những suy nghĩ lệch lạc như vậy khiến nghi phạm đổ lỗi cho cựu thủ tướng về những khó khăn trong cuộc sống của bản thân.
Tôi cho rằng vấn đề trong hành động cực đoan của nghi phạm ở đây nằm ở sự cô lập với xã hội và bị mắc kẹt trong những thông tin tiêu cực. Tất nhiên, cho tới khi giới chức trách đưa ra kết luận cuối cùng, mọi phân tích hay suy đoán chỉ dừng lại ở nhận định cá nhân.
Ông Yuya Arashima - doanh nhân Nhật Bản đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam 10 năm. Ảnh: NVCC.
Câu hỏi đặt ra là vì sao nghi phạm có thể tới gần ông Abe và nổ súng cách vị trí của cựu thủ tướng chỉ vỏn vẹn 3 m, trong cuộc vận động tranh cử giữa ban ngày như vậy?
Giới chức trách vẫn chưa đưa ra bất cứ kết luận điều tra nào về khía cạnh này. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là mức độ an toàn ở Nhật Bản khiến các biện pháp bảo vệ an ninh có phần thoải mái. Trong các chiến dịch tranh cử, tương tự chiến dịch vận động ở Nara, các chính trị gia thường đứng ở góc phố và phát biểu, bắt tay những người qua đường hay khách hàng đi mua sắm.
Đài truyền hình Nippon Television dẫn nguồn tin từ cảnh sát tỉnh Nara nói rằng ông Abe được bảo vệ bởi một nhân viên an ninh có vũ trang và một số nhân viên địa phương.
Cựu Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu ngay trước khi bị bắn hôm 8/7 ở thành phố Nara. Ảnh: Asahi Shimbun.
Vụ ám sát đã xảy ra chắc chắn sẽ thay đổi đất nước Nhật.
Trước hết, việc bảo vệ an ninh cho các chính trị gia trong các hoạt động vận động tranh cử cần được tăng cường hơn.
Những cập nhật mới nhất từ Đài truyền hình NHK hôm 9/7 cho thấy cảnh sát tỉnh Nara khẳng định sẽ xem xét lại việc tổ chức bảo vệ an ninh cho cựu thủ tướng Abe Shinzo trong ngày ông bị ám sát.
Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Fumio Kishida cũng đã ra lệnh tăng cường an ninh cho các bộ trưởng và những chính trị gia khác sau vụ cựu Thủ tướng Abe bị ám sát.
Ngày rúng động của nước Nhật vì cái chết của ông Shinzo Abe .Vụ ám sát một cựu thủ tướng có ảnh hưởng lớn như ông Shinzo Abe, và tại một đất nước với tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp như Nhật Bản đã tạo nên một cơn "địa chấn" đối với người dân.
Đại sứ quán Nhật ở Hà Nội mở sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Abe Người dân Việt Nam và những ai yêu mến, tiếc thương cố Thủ tướng Abe Shinzo có thể đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội trong hai ngày 11 và 12-7 để viết sổ tang, theo thông báo của Đại sứ quán Nhật vào chiều 9-7. Người dân Nhật Bản đặt hoa và cầu nguyện bên ngoài nhà ga Yamato-Saidaiji ở...