Bầu cử tại Phần Lan: Đảng Liên minh Quốc gia tuyên bố giành chiến thắng
Đảng Liên minh Quốc gia trung hữu ở Phần Lan đã tuyên bố giành chiến thắng khi kiểm xong 97,7% tổng số phiếu bầu trong cuộc đua vào Quốc hội nước này ngày 2/4.
Đảng này dường như đã đánh bại đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền do Thủ tướng Sanna Marin lãnh đạo.
Phát biểu tại Helsinki ngày 2/4/2023, Chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia, ông Petteri Orpo, tuyên bố đảng của ông đã giành thắng lợi quan trọng trong cuộc tổng tuyển cử. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, với việc 3 đảng hàng đầu dự kiến mỗi bên sẽ giành được khoảng 20% số phiếu bầu, không đảng nào có thể đơn phương thành lập chính phủ mà cần phải liên minh với một số đảng khác để thành lập chính phủ liên minh.
Đảng Liên minh Quốc gia hiện dẫn đầu với 20,7% số phiếu, theo sát là đảng Người Phần Lan với 20,1%, trong khi đảng Dân chủ Xã hội giành được 19,9%.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, người của đảng Dân chủ Xã hội, đã thừa nhận thất bại trong cuộc tổng tuyển cử (bầu cử Quốc hội) ngày 2/4 sau khi đảng của bà về thứ 3.
Theo truyền thông Phần Lan, đảng Liên minh Quốc gia được cho là có thể giành được 48 ghế tại Quốc hội khóa mới. Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia, ông Petteri Orpo tuyên bố đây là thắng lợi quan trọng đối với đảng của ông. Ông Orpo tin tưởng rằng việc xúc tiến thành lập chính phủ mới sẽ được bắt đầu dưới sự lãnh đạo của ông.
Trước đó cùng ngày, Phần Lan đã tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội khóa mới gồm 200 ghế và cơ quan lập pháp này sẽ thành lập chính phủ thứ 77 của quốc gia Bắc Âu. Bộ Tư pháp Phần Lan cho biết có hơn 2.400 ứng cử viên tham gia tranh cử.
Phần Lan tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO mà không có Thụy Điển
Ngày 28/2, Phần Lan đã tiến hành tranh luận tại quốc hội nhằm đẩy nhanh việc nước này gia nhập khối quân sự NATO, làm tăng khả năng nước này sẽ bỏ lại người hàng xóm Thụy Điển phía sau.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (bên trái) và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin trả lời họp báo tại Helsinki ngày 28/2. Ảnh: EPA-EFE
Phần Lan, quốc gia có một trong những biên giới dài nhất châu Âu với Nga và Thụy Điển, đã từ bỏ chính sách không liên kết quân sự kéo dài hàng thập kỷ và nộp đơn xin gia nhập liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào tháng 5/2022 sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.
Nhưng đối mặt với ít rào cản ngoại giao hơn Stockholm, Helsinki dường như sẽ đạt bước tiến quan trọng ngay cả trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 4, nhờ dư luận ủng hộ tư cách thành viên của nước này.
Hai quốc gia trên đã giành được sự ủng hộ của tất cả, trừ hai trong số 30 thành viên của NATO, và những nước nắm giữ chiếc chìa khóa đó là Hungary và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều nghị sĩ Phần Lan đã thúc đẩy dự luật khẳng định rằng quốc gia này chấp nhận các điều khoản của hiệp ước NATO và sẽ được thông qua trước cuộc bầu cử ngày 2/4.
Phần Lan đã tranh luận về dự luật trên vào ngày 28/2 và dự kiến bỏ phiếu vào ngày 1/3.
Việc dự luật được thông qua có nghĩa là Phần Lan có thể hành động nhanh chóng, cả trước khi chính phủ mới được thành lập.
"Bây giờ chính là thời điểm để phê chuẩn và hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển với tư cách là thành viên", người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg phát biểu nhân chuyến thăm Hà Lan cùng ngày. Ông nói: "Thông điệp của tôi là cả Phần Lan và Thụy Điển đã thực hiện những gì cam kết trong thỏa thuận ba bên mà họ đã đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6 năm ngoái tại Madrid".
Ông Stoltenberg lưu ý rằng Phần Lan và Thụy Điển hiện an toàn hơn nhiều so với khi họ nộp đơn, với lý do một số thành viên NATO đã cam kết giúp đảm bảo an ninh. Bất kỳ mối đe dọa nào nhằm vào Phần Lan hoặc Thụy Điển đều sẽ gặp phản ứng của NATO.
Dự luật này dự kiến sẽ được thông qua mà không gặp nhiều phản đối, vì cuộc bỏ phiếu tư cách thành viên ban đầu hồi tháng 5/2022 đã được 188 trong số 200 thành viên trong Quốc hội Phần Lan ủng hộ. Helsinki cho đến nay vẫn nhấn mạnh mong muốn tham gia liên minh cùng với Thụy Điển.
Nhưng một số người đã giải thích sự tồn tại của dự luật trên báo hiệu rằng Phần Lan đã sẵn sàng tiến lên một mình.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chặn đơn gia nhập của họ với cáo buộc hai nước này dung túng, thậm chí hỗ trợ các nhóm mà Ankara cáo buộc là "khủng bố".
Theo hãng thông tấn Anadolu, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đơn gia nhập NATO của hai nước Bắc Âu có thể được đánh giá riêng vì Ankara nhận thấy có sự tích cực hơn từ Phần Lan.
Lưu ý rằng chủ nghĩa khủng bố là một trong hai mối đe dọa chính đối với NATO, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ muốn hai quốc gia Bắc Âu đáp ứng những lo ngại của Ankara về cuộc chiến chống khủng bố.
Dù ghi nhận lập trường "kiên quyết" của chính phủ mới ở Thụy Điển, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thụy Điển đã "sửa đổi hiến pháp và một số luật, đặc biệt là luật chống khủng bố", nhưng ông Cavusoglu nêu rõ kể từ khi ký kết bản ghi nhớ ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào tháng 6/2022, "Thụy Điển chưa thực hiện bất kỳ bước nào theo cam kết".
Phần Lan: EU quá phụ thuộc vào Đài Loan về chip Thủ tướng Phần Lan cảnh báo rằng nếu châu Âu không xây dựng năng lực công nghệ của riêng mình, nguồn cung có thể bị căng thẳng trong thời kỳ khủng hoảng. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin phát biểu tại sự kiện khởi nghiệp Slush ở Helsinki. Ảnh: AFP Trang tin Politico.eu ngày 17/11 dẫn lời Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin...