Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức
Trong khi kết quả bầu cử vòng 2 cho thấy đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) chỉ về thứ 3 và không có khối chính trị nào giành được ít nhất 289 ghế để tạo thành đa số tuyệt đối tại Quốc hội thì Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã tuyên bố từ chức.
Ngày 7/7, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal tuyên bố sẽ gửi đơn từ chức tới Tổng thống Emmanuel Macron vào sáng 8/7 và sẽ thực hiện chức trách tới khi nào cần thiết. Ảnh: AFP
Ngày 7/7, đông đảo cử tri Pháp đã tiến hành bầu cử vòng 2 để lựa chọn 501 đại biểu còn lại vào Quốc hội, ngoài 76 đại biểu đã được bầu ở vòng 1.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngay sau bầu cử do Bộ Nội vụ Pháp công bố, với từ 178 đến 205 đại biểu, liên minh Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã giành vị trí đứng đầu.
Phe của Tổng thống Emmanuel Macron tuy mất đa số tương đối nhưng vẫn về vị trí thứ hai với từ 157 đến 174 ghế.
Một bất ngờ lớn là mặc dù đã giành vị trí đứng đầu ở vòng 1 với gần 34% phiếu bầu, song đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) chỉ về vị trí thứ 3 tại vòng 2 với từ 113 đến 148 ghế, không còn cơ hội nắm chính phủ.
Video đang HOT
Kết quả kiểm phiếu khẳng định không có khối chính trị nào giành được ít nhất 289 ghế để tạo thành đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp.
Tuy vậy, với thắng lợi hoàn toàn bất ngờ, NFP sẽ trở thành lực lượng chính trị lớn nhất tại Quốc hội khóa mới.
Trong một diễn biến khác cùng ngày Thủ tướng Pháp Gabriel Attal tuyên bố sẽ gửi đơn từ chức tới Tổng thống Emmanuel Macron vào sáng 8/7 và sẽ thực hiện chức trách tới khi nào cần thiết.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Attal đưa ra sau khi dữ liệu thăm dò ban đầu cho thấy đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của ông và Tổng thống Macron cùng các đồng minh của đảng này đứng thứ hai tại Quốc hội trong cuộc bầu cử vòng hai.
Kết quả bầu cử vòng 2 cho thấy Pháp hiện có vẻ như đang bị mắc kẹt trong một kịch bản Quốc hội treo.
Theo cựu Thủ tướng Edouard Philippe, nước Pháp cần có một thỏa thuận để đảm bảo có được một chính phủ ổn định, đồng thời khẳng định ông sẵn sàng gánh vác trọng trách này và mời những người khác cùng tham gia.
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai tại điểm bầu cử ở Etaples, Pháp, ngày 7/7/2024. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Kết quả bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2 phù hợp với dự đoán.
Theo cuộc thăm dò ý định cử tri do OpinionWay thực hiện, RN có thể chỉ giành được từ 205 – 230 ghế, cách xa con số 289 cần thiết để đạt được đa số tuyệt đối. Liên minh cánh tả NFP dự kiến sẽ giành được từ 145 – 175 ghế, trong khi phe tổng thống sẽ có khoảng 130 – 162 ghế và đảng Những người Cộng hòa (LR) từ 38 – 50 ghế.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.
Kết quả thăm dò cũng phù hợp với nhận định của giới quan sát chính trị và dư luận báo chí và truyền thông, theo đó cuộc đua vòng hai tổng tuyển cử tại Pháp sẽ rất gay cấn nhưng không có quá nhiều bất ngờ.
Tuy nhiên, đảng cực hữu và các đồng minh giành được nhiều ghế nhất khiến phe đa số sắp mãn nhiệm của Tổng thống Emmanuel Macron trở thành phe thiểu số và buộc ông sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong chặng đường ba năm còn lại của nhiệm kỳ.
Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal, một đồng minh thân cận của Tổng thống Emmanuel Macron, bày tỏ tin tưởng rằng nỗ lực của liên đảng nhằm tước đi thế đa số của đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai có thể thành công.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, hơn 200 ứng cử viên theo đường lối trung dung và cánh tả đã quyết định rút khỏi cuộc bầu cử Quốc hội Pháp trước thời hạn đăng ký chót ngày 2/7 nhằm dọn đường cho bất kỳ ai có vị thế tốt nhất để đánh bại ứng cử viên của đảng cực hữu RN tại khu vực bỏ phiếu của họ. Người Pháp gọi đây là nỗ lực tạo ra "mặt trận Cộng hòa" chống lại đảng cực hữu. Phát biểu sau sự kiện trên, ông Attal khẳng định: "Việc rút lui này cho thấy chúng ta có thể tránh được trường hợp phe cực hữu giành đa số tuyệt đối" để kiểm soát Quốc hội Pháp gồm 577 ghế.
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.
Trong cuộc bỏ phiếu vòng đầu tiên ngày 30/6, RN đã dẫn trước, khiến phe trung dung của Tổng thống Macron tụt xuống vị trí thứ 3, sau RN và một liên minh cánh tả mới thành lập. Trong vòng này, 76 nhà lập pháp được bầu thẳng. Số phận của 501 ghế còn lại sẽ được quyết định ở vòng hai vào ngày 7/7 tới.
Trong nhiều năm, bà Le Pen đã nỗ lực làm dịu hình ảnh của RN nhưng chính sách chống người di cư và chủ nghĩa hoài nghi sâu sắc về châu Âu của đảng này đang bị cho là sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với quá trình hội nhập châu Âu trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả khi RN không lên nắm quyền, Pháp vẫn có thể phải đối mặt với nhiều tháng bất ổn chính trị cho đến hết nhiệm kỳ của ông Macron vào năm 2027 - thời điểm mà bà Le Pen sẽ có thể tuyên bố tranh cử Tổng thống.
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 30/6, người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một. Từ sáng sớm, đông đảo cử tri Pháp đã đến các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu nghị sĩ Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/P/v TTXVN tại Pháp Từ sáng sớm, nhiều cử tri đã đến các địa điểm để bỏ phiếu, cho thấy...