Bầu cử ở giai đoạn nước rút, ông Trump ‘kiếm phiếu’ như thế nào?
Tờ Focus của Đức nhận định, những tuần trước cuộc bầu cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng thu hút cử tri bằng mọi cách có thể và không ngần ngại sử dụng những cách “cực đoan”.
Theo Focus, ông Trump xuất hiện với tư cách là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm đồng thời như một người “khiêu khích hiếu chiến”. Chiến lược kép này nhằm mục đích giành được phiếu bầu nhiều nhất từ các khu vực bầu cử.
“Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thể hiện hai bộ mặt cùng một lúc, vừa hoạt động như một ‘chính khách dè dặt’ vừa là một người ‘khiêu khích hung hăng’. Chỉ với sự trợ giúp của một chiến lược kép như vậy, tổng thống Mỹ đương nhiệm mới có thể đảm bảo việc tái tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, các cử tri rõ ràng đã nhận ra chiến thuật của ông”, Focus viết.
Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, cả phía Trump và Biden đang không ngừng buông những lời lẽ “gay gắt” nhằm vào đối phương. (Ảnh: Reuters)
Một mặt, ông Trump được miêu tả là một tổng tư lệnh có trách nhiệm khi đã đến thăm California vào thứ Hai (14/9) để xem xét tình hình trận cháy rừng kinh hoàng, mặc dù thực tế là chỉ một ngày trước đó, các phiếu bầu có giá trị ở bang này đã thuộc về đối thủ Joe Biden. Trong trường hợp này, ông Trump hành xử giống như một chính khách ngoại giao.
Video đang HOT
Mặt khác, ông Trump mang hình ảnh là một người ‘khiêu khích hung hăng’, ông từng cáo buộc đối thủ Joe Biden sử dụng ma túy. Đồng thời, mới đây ông Trump cũng cam đoan sẽ tuyên án tử hình cho kẻ đã bắn hai sĩ quan cảnh sát ở California “như một hành động trả đũa”. Ngoài ra, Focus nhấn mạnh, ông Trump còn “kích động” tổ chức các buổi vận động tranh cử vào cuối tuần trước sự chứng kiến của hàng nghìn người ủng hộ trong một không gian kín bất chấp thực tế là số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ đang lên hơn 200 nghìn người.
Focus nhận định, một vài tuần trước cuộc bầu cử ông Trump đang đấu tranh cho các phiếu bầu ở khắp mọi mặt trận. “Ông Trump tự thể hiện mình là một nhà lãnh đạo của cái gọi là thế giới tự do”, ấn phẩm của Đức viết. Đồng thời, ông Trump tiếp tục sử dụng các chiến thuật hoàn toàn độc đáo mà ông rất được cử tri ca ngợi.
Được biết, chiến lược tạo dựng hình ảnh một chính khách quan trọng đối với đất nước đặc biệt là ngay trước cuộc bầu cử không phải là mới. Trước đó, nhiều cựu tổng thống muốn tái đắc cử đã xây dựng toàn bộ chiến dịch tranh cử của họ xoay quanh những thành công đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên. Mặc dù những chiến thuật tranh cử này không mới, nhưng chúng đặc biệt gây tranh cãi khi được ông Trump thực hiện vì chúng quá khác biệt so với phần còn lại.
Sự tương phản này đã được thể hiện rõ ràng ngay trong những buổi vận động tranh cử gần đây. Trong chiến dịch tranh cử ở Nevada, ông Trump “khoe khoang” về việc rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và chỉ vài giờ sau đó ông đã cố gắng chứng tỏ khả năng đối phó với thảm họa cháy rừng ở California.
Là một nhà vận động tranh cử, ông Trump có thể gây chia rẽ trong các cuộc vận động của mình, khiến những người khác màu da chống lại nhau và gây bất hòa, cũng như ông có thể dựa vào bất kỳ điều nhỏ nhặt hàng ngày nào, ngay cả khi đá bóng và đeo khẩu trang cũng trở thành một công cụ chính trị.
Theo ấn phẩm của Đức, chiến lược tranh cử của ông Trump không gây hại cho ông. Thay vào đó, nó cho phép nhóm của ông tiếp cận với nhiều khu vực bầu cử, từ các khu vực bầu cử khó chấp nhận các thông điệp tích cực, đến các cử tri ngoại ô và những người về hưu ôn hòa, những người mà ông Trump vẫn chưa giành được sự ủng hộ.
Chiến lược này của ông Trump thành công hay không chỉ có thể thấy được trong cuộc bầu cử tháng 11. Cho đến nay, nước Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi phe ủng hộ và phản đối Tổng thống. Các cố vấn của ông Trump tiết lộ, ông có hàng triệu cử tri không công khai thừa nhận muốn bỏ phiếu cho ông. Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy “chiến lược hiếu chiến” của ông Trump có thể đảm bảo cho ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới đây.
Mới đây, trong các cuộc thăm dò ý kiến, giới phân tích chỉ ra ba khía cạnh về mối quan tâm của họ với ông Trump là “thái độ hiếu chiến, những phát biểu hấp tấp và hành vi của ông trên Twitter”. Trong khi đó, các cử tri của ông Joe Biden quan tâm nhất đến hai điều là “tuổi tác và sức khỏe”. Focus kết luận: “Điều này nói lên vị trí trung tâm của tính cách ông Trump trong chiến dịch tranh cử hiện tại”.
Thành viên thứ 4 của gia đình Ford Bronco sẽ là bán tải cỡ nhỏ?
Sau khi thương hiệu con Bronco chính thức trình diện với 3 biến thể, người tiêu dùng tại xứ cờ hoa đang đặt câu hỏi, liệu sản phẩm tiếp theo sẽ là gì?
Việc Ford chế tạo bán tải cỡ nhỏ nằm dưới Ranger tới thời điểm này đã không còn là điều gì đó quá bí ẩn. Sử dụng khung gầm Focus/Escape, mẫu xe hoàn toàn mới dự kiến sẽ được Ford ra mắt với tên Maverick (một khả năng nhỏ hơn là Courier), theo tên gọi được đăng ký bản quyền trước đó cũng như văn bản nội bộ hãng hé lộ. Báo giới Mỹ còn cho biết các đại lý Ford hồi đầu năm đã được xem qua thiết kế mẫu xe mới này.
Vóc dáng xe, theo như miêu tả qua ảnh dựng của Kleber Silva, có thể lấy nền tảng từ Ka - một mẫu xe đô thị cỡ nhỏ từng mở bán tại châu Âu, nhưng giờ đã bị khai tử vì doanh số thấp và chỉ còn góp mặt ở một số thị trường đang phát triển như Ấn Độ.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm thiết kế xe cỡ nhỏ có được từ Bronco Sport mới, Maverick cũng có thể chuyển hướng sang chọn đây làm nền tảng cho dòng bán tải mini theo phác họa của Kdesign bên dưới. Đây có lẽ mới là hướng tiếp cận hợp lý hơn cả khi Bronco Sport được đánh giá là dung hòa khá tốt chất off-road mạnh mẽ và nét đô thị hiện đại - cũng là những tiêu chí mà chiếc bán tải cỡ nhỏ hướng đến.
Dù thế nào đi nữa, Ford Maverick/Courier sẽ đi vào lắp ráp từ cuối 2021 với thời điểm ra mắt dự kiến rơi vào nửa đầu năm sau.
Peugeot 308 2021 'đe dọa' Ford Focus Peugeot 308 2021 được hãng xe Pháp cập nhật một số tính năng mới để tăng sức cạnh tranh với Ford Focus tại thị trường châu Âu. Peugeot 308 2021 có rất ít thay đổi ở ngoại hình Cung cấp sức mạnh cho Peugeot 308 2021 là 2 tùy chọn động cơ xăng và 2 tùy chọn động cơ diesel. Cụ thể, động...