Bầu cử Mỹ: Vì sao Hillary Clinton bị nhiều người Mỹ ghét?
Cuộc đua tranh vào chiếc ghế Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ càng về cuối càng nhiều gay cấn và bất ngờ. Những ngày này, các bản tin chính trị của hầu hết các hãng thông tấn đều không thể thiếu những tin tức liên quan tới xì căng đan tình dục của tỷ phú Donald Trump. Những gì gọi là xấu xa nhất của ông Trump dường như đã bị phơi bày trước bàn dân thiên hạ.
Nào là thô lỗ trong ứng xử với phụ nữ, nào là sở thích quyến rũ phụ nữ có chồng, nào là thích săm soi gái đẹp như món nhắm tình dục…Có lẽ lời văn và giấy mực cũng không còn cung bậc nào để mô tả những gì đáng quên của anh thanh niên Donald Trump ngày nào, của tỷ phú bất động sản Donald Trump ngày nào.
Phe Dân chủ như mở cờ trong bụng với chiến lợi phẩm không thể giá trị hơn, giúp làm sáng thêm cho ứng cử viên của mình trong đoạn cuối của đường đua. Tuy nhiên, sự thật không hẳn là như vậy, phe Dân chủ và nữ cựu Ngoại trưởng không thể “ăn ngon ngủ yên” với chiến thắng như đang trong tầm tay của mình.
Biểu ngữ “bắt nhốt” Hillary Clinton tại Mỹ. Ảnh : Reuters
Ở một bộ phận khác trong cộng đồng người dân Mỹ, hình ảnh cựu Đệ nhật Phu nhân của nước Mỹ không đáng quý, dễ mến như những gì giới truyền thông tô vẽ. Ngược lại bà Hillary Clinton bị nhiều người Mỹ không ưa, thậm chí muốn “bỏ tù” như lời ông Trump từng phát biểu sau cuộc khẩu chiến lần thứ 2, theo BBC ngày 14.10.
Vết đen trong thảm kịch ngoại giao Mỹ
Việc vội vã kết nối với một đội quân ô hợp tại Libya thời hậu Gaddfi là một sai lầm nghiêm trọng trong quan hệ đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama, mà bà Hillary Clinton là người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thời điểm đó. Lật đổ Gaddafi để tạo ổn định cho Libya là một giấc mơ hoang đường và Mỹ là nước đầu tiên phải trả giá cho giấc mơ hoang đường ấy.
Video đang HOT
Ngày 11.9.2012 các chiến binh Hồi giáo tấn công vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, đã giết chết Đại sứ Mỹ ở Libya Christopher Stevens, Vụ trưởng quản lý thông tin đối ngoại Sean Smith, cán bộ an ninh Mỹ Glen Doherty, tạo ra một thảm kịch trong lịch sử ngoại giao thời hiện đại của nước Mỹ.
Theo thông lệ thì Libya sẽ phải bị trừng phạt và có thể bằng cả biện pháp quân sự của Mỹ, nhưng trong tình huống này Washington gần như không thể có hành động trừng phạt nào ở Libya vì không biết trừng phạt ai trong một đất nước gần như vô chủ và chính người Mỹ cũng góp phần tạo nên cái sự hỗn loạn, vô chủ ấy.
Đến giờ này Washington vẫn không thể nắm được cái gì trong một Libya hỗn độn và Tổng thống Obama vẫn phải mắc nợ Đại sứ Christopher Stevens khi rời nhiệm sở. Là kiến trúc sư cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama và là Ngoại trưởng Mỹ tại thời điểm xảy ra thảm kịch, bà Hillary không thể vô can.
Trong khi bà Hillary ra tranh cử với ưu thế là kinh nghiệm làm ngoại giao, công du đến hơn 100 quốc gia trên thế giới trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng Mỹ của mình. Vì vậy vết đen trong lịch sử ngoại giao Mỹ không thể không ảnh hưởng tới bà và hiện nay bà Hillary vẫn chưa được cơ quan điều tra Mỹ kết luận là vô tội trong thảm kịch ngoại giao tại Libya.
Che giấu bê bối tình dục của chồng và “gây mất đoàn kết nội bộ đảng Dân chủ”
Thống đốc bang Arkansas Bill Clinton bước vào Toà Bạch Ốc như một chính trị gia không tì vết, nhưng khi rời nhiệm sở thì với hình ảnh một Tổng thống Bill Clinton có bê bối tình ái lớn nhất trong lịch sử chính trị của nước Mỹ. Xì căng đan tình ái khiến cho ông Clinton suýt phải ngã ngựa và người quan trọng giúp ông không phải rời yên cương chính là Đệ nhất Phu nhân.
Xì căng đan tình ái của cựu Tổng thống Bill Clinton vẫn còn gây hại cho bà Hillary, do vậy phe Dân chủ càng đào bới bê bối tình dục của Donald Trump càng khiến cử tri Mỹ ác cảm với cựu Đệ nhất Phu nhân. Ảnh : eHeadlines.com
Tuy nhiên, hành động đó của bà Hillary Clinton không được nhiều người dân Mỹ, nhất là phụ nữ Mỹ, xem là nghĩa cử cao đẹp. Nhiều người đã chỉ trích bà có liên quan đến bê bối, mục đích là nhằm bịt miệng phụ nữ và bôi đen tư cách của họ. Thậm chí bà Hillary bị xem là đồng phạm trong những việc làm sai trái của chồng bà, theo tác giả Michelle Goldberg.
Nặng nề hơn nhiều quan điểm bảo thủ kiểu như tác giả Dinesh D’Souza còn cho rằng bà Hillary Clinton khuyến khích chồng ngủ với các phụ nữ khác. “Qua đó khẳng định rằng bà Hillary vì tham quyền lực nên không còn biết cảm xúc của con người như tình yêu, lòng trung thành và sự ghen tuông”, theo BBC. Như vậy, vì đam mê quyền lực mà bà Hillary trở nên vô cảm.
Có lẽ cung bậc yêu ghét với bà Hillary không dâng trào như vậy, nếu phe Dân chủ không tìm cách đào bới những xì căng đan tình dục của Donald Trump trong quá khứ, qua đó nhào nặn thành những vũ khí cho bà Hillary tấn công đối thủ.
Không những vậy, việc bà Hillary chặn đường lui của mình khi quá đà trong việc tấn công Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders ở giai đoạn tranh cử sơ bộ, từ đó khiến cho bà có nhiều kẻ thù ngay trong đảng Dân chủ. Sử gia Jennifer Mercieca, chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ chính trị cho rằng ngôn ngữ trong lần bầu cử này đã đi quá xa giới hạn của khuôn phép.
Từ đó khiến cho những người khác quan điểm trở thành kẻ thù và bà Hillary đã rơi vào trường hợp đó. Thêm nữa, việc bà Hillary liên tục thay đổi quan điểm với di sản của Obama, nhất là TPP, bị người Mỹ xem là “một sự trơ tráo”, theo Washington post.
Tóm lại, Donald Trump bị nhiều người Mỹ không thiện cảm thì Hillary Clinton có cũng không ít người quay lưng. Do vậy, việc phe Dân chủ đào bới bê bối tình dục của Trump, tạo xì căng để làm vũ khí cho Hillary chỉ là mẹo vặt, thậm chí lợi bất cập hại cho ứng viên đảng dân chủ. Do vậy, của ứng viên Phó Tổng thống liên danh bên đảng dân chủ Tim Kaine lo lắng phe Dân chủ có thể phải nhận hậu quả từ nhân vật thứ ba, không phải là không có cơ sở.
Theo Danviet
Tốn 100 triệu USD, Donald Trump bất ngờ nghĩ đến thua cuộc
Ngày 12.10, trong một diễn biến khá bất ngờ, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2016 của đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng nếu ông thất bại trước ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử ngày 8.11 tới thì đó sẽ là "sự lãng phí lớn nhất về thời gian và tiền bạc".
Đây là lần đầu tiên kể từ ngày khởi động chiến dịch chạy đua bầu cử Mỹ, ông Donald Trump nhắc tới khả năng thua cuộc. Phát biểu trước đám đông ủng hộ tại một cuộc vận động tranh cử ở thành phố Ocala, bang Florida, ông Trump nói rằng ông đã chi hơn 100 triệu USD cho chiến dịch tranh cử và "nếu không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, đó chính là sự lãng phí lớn nhất về thời gian, sức lực và tiền bạc" trong cuộc đời ông.
Ông Trump cũng tuyên bố, có lẽ sẽ là điều tốt hơn cho ông khi không có sự ủng hộ của các thành viên trong Đảng Cộng hoà, trong số những người mà ông mô tả là "yếu ớt và vô hiệu quả. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tin tức của kênh truyền hình FOX, ông Trump nói rằng, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và các thành viên khác của Đảng Cộng hoà tại quốc hội đã chơi xấu khi tuyên bố không còn ủng hộ chiến dịch vận động tranh chức Tổng thống Mỹ của ông nữa.
Ông Trump đưa ra những lời chỉ trích này vài ngày sau khi xuất hiện một băng video thực hiện năm 2005, trong đó ông đã đưa ra những lời lẽ thô tục về phụ nữ, dẫn tới những lời bình luận của các nhà lập pháp Đảng Cộng hoà, tuyên bố thôi ủng hộ ông Trump.
Donald Trump viết trên trang Twitter rằng: "Thật là thoải mái khi được cởi trói, bây giờ thì tôi có thể đấu tranh cho nước Mỹ, theo ý của tôi."
Trong khi đó, kết quả thăm dò dư luận mới nhất do NBC News/The Wall Street Journal công bố ngày 12.10 cho thấy bà Hillary Clinton đang bỏ khá xa ông Donald Trump.
Bà Hillary nhận được 46% số phiếu ủng hộ trên phạm vi toàn quốc, so với 35% của ông Trump. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò chung cùng ngày của Los Angeles Times/USC, tỷ lệ ủng hộ hai ứng cử viên này ngang nhau khi cùng nhận được 44% số phiếu bầu. Về tỷ lệ phiếu đại cử tri, kết quả thăm dò của trang Politico cho thấy bà Hillary hiện đang có 268 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump nhận được 174 phiếu. Để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một ứng cử viên phải nhận được ít nhất 270/538 phiếu đại cử tri.
Theo Danviet
Hàng loạt báo lớn Mỹ 'đã chọn xong' tổng thống Vài tuần nữa là nước Mỹ chính thức bỏ phiếu bầu tân Tổng thống, nhưng giới truyền thông nước này dường như đã chọn ra gương mặt cho vị trí Tổng tư lệnh. RT đưa tin, hầu hết các báo lớn ở Mỹ đều công khai ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ, hoặc phản đối ứng viên đảng...