Bầu cử Mỹ: Trump bí mật cử đội quân đặc biệt đi “đe doạ các điểm bầu cử”?
Các nhóm da trắng chính thức tuyên bố ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và các nhà bình luận lo ngại rằng họ đang có kế hoạch thiết lập một đội quân bí mật để giám sát các trạm bỏ phiếu trên toàn nước Mỹ.
Nhiều lo ngại các cử tri ủng hộ ông Trump có thể sẽ gây khó dễ cho cử tri nói tiếng Tây Ban Nha…
Theo Dailystar, tệ hơn nữa, một nhóm phát xít mới trang bị vũ khí gọi là “Keepers Oath” được cho là đang chuẩn bị để thực hiện các mối đe doạ ở những điểm bỏ phiếu, ngăn cản cử tri bầu cho bà Hillary Clinton.
Thông tin không được xác nhận, nhưng nhân lúc này nhiều cáo buộc đã đổ dồn lên ông Donald Trump rằng, ông đứng sau bí mật cử các đội quân đặc biệt này để “đe doạ” cử tri ủng hộ bà Clinton.
Trước đó, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 8.11 tới có thể sẽ bị gian lận và kêu gọi những người ủng hộ theo dõi chặt các dấu hiệu gian lận tại thành phố Philadelphia (thủ phủ bang Pennsylvania) và các khu vực khác chịu ảnh hưởng mạnh của Đảng Dân chủ.
Những người thuộc phe Dân chủ lo ngại rằng điều này có thể khuyến khích những người ủng hộ ông Trump gây khó dễ cho các cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, cử tri Mỹ gốc Phi và các cộng đồng thiểu số khác tại Philadelphia, vốn được coi là có thể quyết định khả năng ông Trump hay đối thủ Hillary Clinton bên Đảng Dân chủ đắc cử Tổng thống Mỹ.T
rong một động thái giáng vào nỗ lực của Donald Trump, thẩm phán liên bang Gerald Pappert ngày 3.11 đã ủng hộ một đạo luật của bang Pennsylvania, theo đó sẽ khiến những người ủng hộ tỷ phú này gặp khó khăn trong việc giám sát hoạt động bầu cử tại các khu vực có thiên hướng ủng hộ Đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Theo luật pháp bang Pennsylvania, những người giám sát bầu cử lưỡng đảng chỉ được làm công việc này ở những nơi họ đăng ký bỏ phiếu. Điều này gây khó khăn cho việc tuyển mộ những người giám sát ở những khu vực bầu cử như Philadelphia, nơi những người ủng hộ Đảng Dân chủ vượt trội so với phe Cộng hòa với tỷ lệ 8-1.
Đảng Cộng hòa tại bang Pennsylvania đã tìm cách chấm dứt áp dụng yêu cầu này để những người ủng hộ từ khu vực ngoại ô và nông thôn, nơi ông Trump có tỷ lệ ủng hộ cao hơn, có thể đến Philadelphia giám sát quá trình bỏ phiếu. Tuy nhiên, thẩm phán Pappert đã bác bỏ yêu cầu này vì cho rằng việc sửa đổi luật vào thời điểm chỉ còn cách ngày bầu cử chưa đầy 1 tuần là không chắc chắn.
Theo Danviet
Ai sẽ quyết định việc chọn tổng thống tiếp theo của Mỹ?
Người Mỹ không được trực tiếp bỏ phiếu bầu ra tổng thống, họ chỉ được lựa chọn những đại cử tri - những người sẽ đại diện cho cử tri mỗi bang để bỏ lá phiếu quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo.
(Ảnh minh họa: AFP)
Đại cử tri đoàn
Ngày 8/11 tới, hơn 100 triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tìm ra vị tổng thống thứ 45 của nước này. Tuy nhiên, lá phiếu mà mà họ bỏ chỉ là lá phiếu phổ thông, không trực tiếp bầu ra ai sẽ là tổng thống mà chỉ bầu các đại cử tri đại diện ở bang mình. Nói cách khác, một ứng viên chưa chắc trở thành tổng thống nếu chiến thắng ở vòng bỏ phiếu phổ thông.
Số đại cử tri của mỗi tiểu bang là bằng tổng số Thượng nghị sĩ và số dân biểu tại bang đó và tùy theo quy mô dân số mà mỗi bang có số lượng đại cử tri khác nhau, nghĩa là bang nào càng đông dân thì càng nhiều đại cử tri. Ví dụ, California là bang đông dân nhất nên có nhiều đại cử tri nhất (55 đại cử tri).
Các đại cử tri ở 50 bang và khu vực District of Columbia hợp thành Đại cử tri đoàn (Electoral College) gồm 538 thành viên. Đại cử tri mỗi bang sẽ họp tại thủ phủ mỗi bang để bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày thứ Hai đầu tiên sau thứ Tư thứ hai của tháng 12, năm nay cuộc họp này rơi vào ngày 19/12. Kết quả bỏ phiếu đại cử tri sẽ được công bố tại Thượng viện vào ngày 6/1/2017. Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần tối thiếu 270 phiếu đại cử tri. Tân tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017.
Tại 48 trong 50 bang của Mỹ, các đại cử tri sẽ bỏ phiếu theo cơ chế "được ăn cả ngã về không", nghĩa là nếu ứng viên nào giành được đa số phiếu của cử tri phổ thông thì sẽ nhận được tất cả lá phiếu của đại cử tri bang đó. Ví dụ, một ứng viên giành được đa số phiếu bầu phổ thông ở California thì sẽ nhận được toàn bộ 55 lá phiếu đại cử tri ở đây, trong khi ứng viên còn lại không nhận được bất cứ lá phiếu nào, điều này có nghĩa là hàng triệu lá phiếu của cử tri cũng trở nên vô nghĩa.
Chỉ tại bang Maine và Nebraska, các cử tri phổ thông chọn ra nhiều đại cử tri tổng thống thuộc nhiều đảng chính trị khác nhau và như thế số phiếu đại cử tri của tiểu bang bị chia ra tại hai tiểu bang này.
Trong các cuộc bầu cử luôn có một bang hoặc nghiêng hẳn về đảng Dân chủ hoặc đảng Cộng hòa. Ví dụ, đảng Dân chủ có "truyền thống" được ủng hộ ở California, trong khi đó Texas được coi là bang "lãnh địa" của đảng Cộng hòa. Thông thường, các ứng viên sẽ bỏ qua vận động tranh cử ở các bang lãnh địa này để tập trung sức lực cho các bang quan trọng còn dao động hay còn gọi là bang chiến trường như Florida, Wisconsin.
Nếu không đủ 270 đại cử tri
Hai ứng viên tổng thống Mỹ. (Ảnh: Getty)
Nếu sau khi bỏ phiếu đại cử tri mà không ứng viên nào đạt tối thiểu 270 phiếu tối thiểu để trở thành tổng thống, thì theo luật bầu cử Mỹ Hạ viện sẽ đứng ra lựa chọn 3 ứng viên tổng thống có nhiều phiếu đại cử tri nhất. Mỗi đại cử tri đoàn ở mỗi bang sẽ chỉ có một lá phiếu để bầu chọn. Ví dụ, bang Wyoming có dân số 585.000 người hay California có dân số 39 triệu người, thì mỗi bang cũng chỉ có một phiếu bầu đại diện duy nhất. Hơn nữa, các đại biểu này không bị ràng buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên đã giành được nhiều phiếu nhất ở bang của họ.
Trong khi đó, Thượng viện sẽ chọn ra 2 ứng viên phó tổng thống có nhiều lá phiếu đại cử tri nhất. Mỗi thượng nghị sĩ sẽ bỏ một lá phiếu cho ứng viên phó tổng thống mà mình ủng hộ.
Nếu đến ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống mới (nghĩa là vào ngày 20/1/2017) mà Hạ viện vẫn không thể bầu ra tổng thống duy nhất thì phó tổng thống do Thượng viện bầu ra sẽ được chỉ định làm quyền tổng thống cho tới khi Hạ viện bầu được. Nếu phó tổng thống cũng chưa được lựa chọn, chủ tịch Hạ viện đang tại vị sẽ có quyền tổng thống cho đến khi quốc hội giải quyết được vấn đề.
Ngược lại, trong trường hợp Hạ viện bầu được tổng thống, nhưng Thượng viện không bầu được phó tổng thống, khi đó tổng thống sẽ có quyền lựa chọn một ứng viên tổng thống và chờ quốc hội phê duyệt.
Minh Phương
Theo Dantri
Bầu cử Mỹ: Chiến thuật hạn chế cử tri trong những ngày "nước rút" Trong khi ứng cử viên Hillary Clinton tập trung vào việc kêu gọi các cử tri đi bỏ phiếu, thì ông Donald Trump lại đang tìm cách để hạn chế cử tri đi bầu cử sớm. Đòn tâm lý với cử tri còn phân vân Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở lại cuộc điều tra mới về bà...