Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Ngày cuối cùng để bỏ phiếu bầu cử năm 2020 tại Mỹ là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau mốc này vài ngày, thậm chí vài tuần.
Do số lượng bỏ phiếu qua thư năm nay tăng kỷ lục, cộng với việc quá trình kiểm phiếu sẽ không thể bắt đầu trước Ngày Bầu cử ở hầu hết các bang, các quan chức bầu cử trên khắp nước Mỹ có thể bị quá tải và kết quả cuối cùng có thể được công bố muộn hơn thường lệ.
Bên cạnh đó, vấn đề về thời hạn chót nhận phiếu bầu qua đường bưu điện cũng gặp nhiều thách thức pháp lý, thậm chí một số trường hợp vẫn chưa có phán quyết cuối cùng khi chỉ còn chưa hơn 1 tuần nữa là tới Ngày Bầu cử chính thức.
Năm 2020 ghi nhận số lượng cử tri Mỹ bỏ phiếu qua thư cao kỷ lục. Ảnh: Washington Post
Tổng thống Donald Trump cũng nhiều đưa ra các tuyên bố không đúng về gian lận khiến nhiều người nghi ngờ hình thức bỏ phiếu qua thư.
Bất chấp những phức tạp mới trong mùa bầu cử năm nay, các chuyên gia vẫn tin tưởng lá phiếu của cử tri sẽ được kiểm đếm đầy đủ.
“Có mọi lý do để các cử tri có thể đi bỏ phiếu với sự tin tưởng. Lá phiếu của họ sẽ được kiểm. Đây là một hệ thống công bằng và rất hiệu quả”, Michael Waldman, Chủ tịch Viện chính sách và pháp luật thuộc Trung tâm Brennan nói với tờ “Good Morning America”.
Quy trình xử lý phiếu bầu
Quy trình kiểm phiếu ở các bang cũng khác nhau và đôi khi khác nhau ở các hạt trong bang. Phần lớn các bang sẽ bắt đầu kiểm phiếu sớm nhất là từ buổi sáng Ngày Bầu cử, hoặc đợi tới sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa mới bắt đầu công việc này.
Do đại dịch Covid-19, một số bang đã thay đổi quy định, cho phép quy trình xử lý diễn ra sớm hơn để có thể xử lý khối lượng lớn các lá phiếu vắng mặt trong mùa bầu cử năm nay.
Bang chiến địa Michigan sẽ bắt đầu xử lý phiếu bầu vào ngày trước Ngày Bầu cử, tức là ngày 2/11 năm nay ở các thành phố có trên 25.000 dân.
Video đang HOT
Bang chiến địa Pennsylvania đầu năm nay đã thông qua luật cho phép các thư ký bắt đầu kiểm phiếu vào 7h sáng Ngày Bầu cử, thay vì đợi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Brennan cho rằng, với ít nhất một nửa số phiếu sẽ được bỏ qua thư, có thể phải mất tới nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần để kiểm hết được số lượng kỷ lục các phiếu bầu qua thư.
Ngay cả ở những bang như Florida, nơi có thể kiểm phiếu sớm trước Ngày Bầu cử tới 22 ngày, các quan chức bầu cử dự kiến sẽ phải lập bảng kê lá phiếu sau ngày 3/11 do mất nhiều thời gian xử lý hàng chục nghìn phiếu bầu sau 19h tối của Ngày Bầu cử.
Do các phiếu bầu qua thư mất nhiều thời gian để kiểm, các cử tri sẽ không thể biết được ai là nhà lãnh đạo mới của đất nước ngay trong đêm bầu cử.
“Nếu mất nhiều thời gian hơn để đưa ra kết quả trong cuộc bầu cử năm nay, thì đó không phải là vì hỗn loạn hay sai sót, mà vì việc kiểm đếm cần phải cẩn thận hơn”, ông Waldman nói.
Những thay đổi và thách thức về thời hạn chót của phiếu bầu qua thư
Ngày cuối cùng bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc bầu cử năm nay là ngày 3/11. Những lá phiếu vắng mặt và các lá phiếu qua thư cũng thường phải được nhận hoặc đóng dấu bưu điện muộn nhất là vào ngày hôm đó, tùy thuộc vào quy định của mỗi bang. Ở bang Washington, phiếu bầu qua thư được gửi đến vào ngày 23/11 vẫn có hiệu lực miễn là nó có dấu bưu điện vào ngày 3/11.
Ở bang Washington, phiếu bầu qua thư được gửi đến vào ngày 23/11 vẫn có hiệu lực miễn là nó có dấu bưu điện vào ngày 3/11. Ảnh: Getty
Do dịch Covid-19, nhiều bang phải thay đổi chính sách bầu cử, kéo dài thời hạn nhận phiếu bầu qua thư như Kentucky, Massachusetts, Mississippi, Minnesota, New Jersey.
Ở bang Bắc Carolina, Tòa Phúc thẩm đã ra phán quyết rằng các lá phiếu có dấu bưu điện trước 17h chiều Ngày Bầu cử có thể được chấp nhận tới ngày 12/11.
Ở Wisconsin thì lại khác. Sau một loạt các phán quyết trái ngược nhau về việc các phiếu bầu vắng mặt được gửi đến nơi sau ngày 3/11 có được tính hay không, một tòa phúc thẩm của bang Wisconsin tuần trước đã khôi phục quy định theo thường lệ của bang rằng rất cả các phiếu bầu chỉ được tính nếu chúng được gửi đến nơi muộn nhất là vào Ngày Bầu cử.
Indiana và Michigan cũng gặp phải những trở ngại tương tự như Wisconsin.
Trong khi đó, việc kéo dài thời hạn chót nhận phiếu bầu qua thư ở Bắc Carolina, Michigan, Minnesota, Ggeorgia và Alabama vẫn đang chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao.
Xác nhận kết quả
Một khi các lá phiếu được thu thập, chúng sẽ được kiểm đếm, xác minh, sau đó ghi nhận chính thức vào bảng kê để đưa ra kết quả cuối cùng – một quy trình điển hình.
Các bang cũng đặt ra những thời hạn cho việc ghi nhận và chứng nhận kết quả bầu cử. Những quy định này cũng sẽ khác nhau giữa các địa phương.
Theo Ballotpedia, có 6 bang sẽ phải xác nhận kết quả bầu cử trong vòng 1 tuần kể từ Ngày Bầu cử, 26 bang và Washington D.C. có thời hạn chót là từ 10-30/11; 14 bang có thời hạn chót là tháng 12, và 4 bang không quy định về thời hạn chót trong luật của bang mình.
Trong số các bang chiến địa, thời hạn chót là từ 11/11 ở Pennsylvania tới 1/12 ở Nevada và Wisconsin, Texas là 3/12.
Ngày cuối cùng để các bang giải quyết mọi tranh cãi liên quan đến kết quả bầu cử là ngày 8/12, và cử tri đoàn sẽ tập trung lại ở mỗi bang vào ngày 14/12 để chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống
Trump nói đảng Cộng hòa 'có thể mất Thượng viện'
Trump nói không thể ủng hộ một số thượng nghị sĩ Cộng hòa, cho rằng đảng này có thể mất quyền kiểm soát Thượng viện sau cuộc bầu cử.
"Tôi nghĩ đảng Cộng hòa quả thực rất khó giữ Thượng viện", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với một số nhà tài trợ trong buổi gây quỹ riêng tại Nashville Marriott ở bang Tennessee hôm 22/10, một nguồn tin trong sự kiện cho biết.
"Có vài thượng nghị sĩ mà tôi không thể ủng hộ được", Trump giải thích về nguy cơ đảng Cộng hòa đánh mất thế đa số tại Thượng viện sau cuộc bầu cử năm nay. "Tôi không thể làm điều đó. Ta sẽ đánh mất linh hồn mình nếu làm vậy. Tôi không thể và không muốn giúp đỡ vài người trong số họ".
Đảng Cộng hòa hiện nắm thế đa số tại Thượng viện, nhưng đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Dân chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018. Trong cuộc bầu cử năm nay, các cử tri Mỹ không chỉ bầu tổng thống, mà còn bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 35 trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện cùng thống đốc 13 bang cũng như rất nhiều vị trí tại các chính quyền địa phương.
Trump tin rằng đảng Cộng hòa năm nay "sẽ giành lại Hạ viện", điều được Tổng thống Mỹ nhắc lại trong phiên tranh luận cuối cùng với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tại Đại học Belmont, thành phố Nashville hôm 22/10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong phiên tranh luận cuối với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tại thành phố Nashville, bang Tennessee, ngày 22/10. Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh Ngày bầu cử Mỹ sẽ diễn ra trong 10 ngày tới, nhiều cuộc khảo sát cho thấy đảng Cộng hòa cần màn biểu dương lực lượng mạnh mẽ để bảo vệ thế đa số tại Thượng viện. Các nhà tài trợ lớn cũng đã vào cuộc để thúc đẩy cơ hội kiểm soát lưỡng viện quốc hội cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm nay.
Trong hai tuần đầu tháng 10, Ủy ban Hành động Chính trị của đảng Cộng hòa huy động được gần 50 triệu USD tiền quyên góp. Tuy nhiên, với những khoản quyên góp nhỏ từ nhiều nhà tài trợ bình thường, các ứng viên đảng Dân chủ vẫn giành lợi thế về tài chính trước các đối thủ đảng Cộng hòa, khi cuộc đua bước vào chặng cuối quan trọng.
Khoảng 10 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nguy cơ mất ghế tại Thượng viện vào tháng 11, bao gồm thượng nghị sĩ Susan Collins của bang Maine. Trước khi Trump vào Nhà Trắng năm 2017, Collins đã vượt qua mọi đối thủ đảng Dân chủ kể từ khi được bầu làm thượng nghị sĩ đại diện cho bang Maine năm 1996.
Tuy nhiên, quan điểm ôn hòa của Collins rạn nứt dưới thời Tổng thống Trump. Nữ thượng nghị sĩ này đang trong cuộc chiến "giữ ghế" đầy khó khăn với đối thủ đảng Dân chủ là Sara Gideon.
Collins là một trong số ít đảng viên Cộng hòa công khai phản đối các quyết định của Trump, đồng thời là thượng nghị sĩ Cộng hòa duy nhất không phê chuẩn đề cử Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tòa án Tối cao.
Trump chỉ trích Collins vì quyết định bỏ phiếu chống và nói thượng nghị sĩ này "không xứng đáng với công việc".
Mỹ trừng phạt 5 thực thể Iran vì 'can thiệp bầu cử' Mỹ áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào 5 thực thể Iran vì những "nỗ lực trơ trẽn" nhằm can thiệp vào bầu cử tổng thống ở nước này. Các thực thể bị Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt ngày 22/10 gồm Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đặc nhiệm Quds của IRGC, Viện Bayan Rasaneh Gostar, Liên minh...