Bầu cử Mỹ: Hillary Clinton sẽ thua ngay cả khi chiến thắng?
Gần sát ngày bầu cử Mỹ, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang nới rộng khoảng cách so với đối thủ Donald Trump. Dù vậy, với những người yêu mến Trump, họ cho rằng, bà Hillary ngay cả khi chiến thắng cũng sẽ rất khó khăn bởi Trump là một nhân vật khó lường.
Theo thăm dò dư luận do ABC News tiến hành và công bố ngày 23.10, cựu Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục giữ được khoảng cách biệt lớn đối với đối thủ với 50% số người ủng hộ, trong khi đó ông Donald Trump chỉ được 38% sự ủng hộ. Đây là tỷ lệ ủng hộ lớn nhất mà bà Clinton có được kể khi khởi động chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Tuy vậy, hãng tin Reuters dẫn các phân tích của giới chuyên gia cho rằng chỉ chiến thắng trong cuộc bầu cử thôi là chưa đủ, quan trọng là sự thể hiện của tân tổng thống, bởi đó chính là nền tảng của nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, và cách mà tân thổng thống điều hành cường quốc số 1 thế giới cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiến thắng cũng như những người hỗ trợ.
Những người ủng hộ ông Trump sẽ vẫn đứng sau ông và phản đối chiến thắng của bà Clinton cho đến khi bà nhậm chức vào tháng 1.2017, và thậm chí cả sau đó nữa. Họ sẽ cáo buộc bà là một tổng thống bất hợp pháp. Họ sẽ gây áp lực lên các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội để cản trở bất cứ chính sách nào mà bà đưa ra. Nếu chiến thắng của bà Clinton không kéo theo được thế đa số của đảng Dân chủ trong Quốc hội, thì đảng Cộng hòa sẽ càng có động lực để công kích bà.
Video đang HOT
Một thắng lợi chật vật đồng nghĩa với những bế tắc không có hồi kết với bà Clinton. Tuy nhiên, để có một chiến thắng áp đảo hẳn là điều rất khó khăn với ứng cử viên của đảng Dân chủ. Kể cả khi chiến thắng, bà Hillary Clinton cũng không chắc có được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.
Chưa kể đến việc, hiện có nhiều thông tin cho rằng ông Trump đang lên kế hoạch mở Kênh truyền hình Trump nhằm tạo cho mình một bệ đỡ để từ đó quấy rầy “tân” Tổng thống Clinton. Ông có thể sẽ trở thành nhân vật gây rất nhiều phiền hà cho chính trường nước Mỹ. Nếu những điều này là đúng, việc chạm tay vào chiến thắng của bà Hillary Clinton đã khó và việc giữ được chiến thắng và lòng tin của người Mỹ càng khó hơn.
Theo Danviet
Bầu cử Mỹ: Donald Trump vuột mất cơ hội cuối cùng
Cuộc tranh luận thứ 3 được coi là cơ hội cuối cùng của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump nhằm thu hút sự ủng hộ của các cử tri còn do dự, những lá phiếu thực sự cần thiết đối với ông để đảm bảo cho chiến dịch tranh cử của mình trong cuộc bầu cử Mỹ.
Tuy nhiên, ông đã để vuột mất cơ hội đó. Trong cuộc tranh luận cuối cùng, ông vẫn giữ nguyên chiến lược đã từng áp dụng trong những tuần trước, đó là tập trung vào các thành phần ủng hộ nòng cốt của mình và hy vọng chừng đó là đủ để giành chiến thắng.
Bài tranh luận của ông vẫn là sự tiếp nối của chiến lược cũ, đó là đảm bảo lực lượng ủng hộ nhiệt thành nhất của mình tham gia bầu cử, trong khi đánh cược rằng những lời công kích của ông nhằm vào tính cách của bà Clinton sẽ làm nản lòng các cử tri trẻ tuổi và nhóm cử tri tự do của đảng Dân chủ vốn đang hoài nghi về bà.
Theo ông Aaron Connelly, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy, bà Clinton đã xử lý vấn đề tốt hơn khi nói về chính sách.
Các chuyên gia cho rằng, tỷ phú Donald Trump đã vuột mất cơ hội cuối cùng trong cuộc tranh luận lần cuối.
Ông Connely cũng cho rằng tỉ phú Trump thành công trong việc tấn công đối thủ, song nhấn mạnh rằng người chiến thắng thực sự trong cuộc tranh luận quan trọng này sẽ chỉ có thể biết cho tới khi có kết quả các cuộc thăm dò ý kiến trong một vài ngày tới.
Chuyên gia này nhận định cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối cũng tương tự như lần đầu ở chỗ cho thấy ông Trump tự mình làm hại mình. Tỉ phú Trump không chỉ để mình "mắc bẫy" đối thủ của mình một vài lần mà còn càng củng cố luận điểm của bà Clinton cho rằng ông Trump không đủ khí chất trở thành Tổng tư lệnh. Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hoà đã không "ghi điểm" đối với các cử tri nữ khi gọi bà Clinton là "người đàn bà xấu xa".
Theo ông Connelly, lời phàn nàn của ông Trump về gian lận trong bầu cử và việc ông Trump từ chối cho biết liệu ông có chấp nhận kết quả bầu cử cũng làm mất đi của ông những cơ hội để thu hẹp khoảng cách với bà Clinton vốn đang dẫn trước điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến vừa qua.
Ông Michael McDonald, người đang thực hiện Dự án Bầu cử Mỹ tại trường Đại học Floria, nhận định: "Rủi ro mà ông Trump có thể vấp phải khi áp dụng chiến lược &'công kích đối thủ' đó là ông đã khuấy động các cử tri. Chuyên gia McDonald nói rằng ông nhận thấy khả năng sự ủng hộ dành cho bà Clinton gia tăng tại các bang miền Nam như Virgina, Bắc Carolina và Floria.
Ngoài ra, ông Trump không cam kết sẽ tin tưởng kết quả bầu cử nếu ông thất bại vào ngày 8.11 tới đây.
Ngày 20.10, ông Donald Trump nêu rõ: "Dĩ nhiên, tôi sẽ chấp nhận một kết quả rõ ràng, nhưng tôi cũng giữ quyền được tranh cãi hay đưa ra pháp lý trong trường hợp có kết quả khả nghi".
Trong khi đó hãng tin Reuters dự đoán ông Trump sẽ chiến thắng tại các bang cử tri còn dao động như Ohio và Bắc Carolina và ông sẽ nỗ lực để chiến thắng tại các bang Pennsylvania, Wisconsin và Colorado, song bất chấp điều đó, bà Clinton vẫn sẽ có tới 82% cơ hội giành chiến thắng chung cuộc.
Ngoài ra, chiến lược của ông Trump còn có một rủi ro khác. Với việc cáo buộc cuộc bầu cử bị gian lận, thì ngẫu nhiên ông đang gửi lời cảnh báo đến những người ủng hộ mình rằng việc bỏ phiếu của họ sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Theo Danviet
Nụ cười của Clinton và cái nghiến răng của Trump tiết lộ điều gì? Kịch tính bắt đầu dâng trào ngay từ khi cuộc tranh luận chuẩn bị mở màn, vào thời điểm hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton từ chối bắt tay nhau. Khi các ứng viên tổng thống Mỹ bước lên sân khấu tranh luận lần cuối, không chỉ lời nói mà cả ngôn ngữ cơ thể, cách họ hành...