Bầu cử Mỹ: Hàng nghìn phiếu của quân nhân có thể ảnh hưởng kết quả tại các bang dao động
Hàng nghìn lá phiếu của các quân nhân Mỹ gửi qua bưu điện vẫn tiếp tục được kiểm đếm tại các bang bao gồm Nevada, North Carolina, Georgia và Pennsylvania.
Trong bối cảnh cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên đang diễn ra quyết liệt, lá phiếu của nhóm cử tri này có thể tác động tới kết quả cuộc bầu cử tại các bang.
Các nhân viên kiểm phiếu tại Pennsylvania. Ảnh: CNN.
Theo tổ chức có tên gọi tạm dịch là Đếm từng anh hùng (Count Every Hero), tổ chức kêu gọi quyền bầu cử cho các quân nhân Mỹ, hiện có ít nhất 23,577 phiếu quân nhân vẫn chưa được kiểm tại bang Pennsylvania, Georgia và Bắc Carolina. Tổ chức này cho biết các phiếu này hoặc chưa được kiểm hoặc chưa được chuyển tới ủy ban bầu cử các bang. Các phiếu này phải được chuyển tới Pennsylvania và Nevada muộn nhất là ngày 10/11 và tới Georgia trong ngày 06/11. Ellen Moorhouse, phát ngôn viên tổ chức này cho rằng các quân nhân Mỹ ở nước ngoài và gia đình họ có thể là những lá phiếu quyết định trong quá trình kiểm phiếu.
Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump ngày 06/11 đã bày tỏ hy vọng những lá phiếu này có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa ông và ứng cử viên Dân chủ Joe Biden khi hỏi về số phiếu của quân nhân tại bang Georgia. Trong khi đó, Hạ nghị sỹ Cộng Hòa Matt Gaetz cho rằng các phiếu bầu này có thể mang lại chiến thắng tại Georgia cho ông Trump.
Video đang HOT
Trong một cuộc khảo sát hồi đầu năm, 37% quân nhân Mỹ cho biết sẽ ủng hộ ông Trump trong khi 41% tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Biden. Khoảng 632.000 quân nhân Mỹ và thành viên gia đình họ đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016.
Tranh cãi bầu cử Mỹ 2020: Quy định kiểm phiếu lại ở các bang chiến địa
Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đang chuẩn bị sẵn sàng kịch bản "đấu tranh pháp lý" liên quan đến quá trình bỏ phiếu, kiểm phiếu, đặc biệt là tại các bang chiến địa.
Cử trị đi bỏ phiếu ở Nevada. Ảnh: Getty Images
Nhiều bang trong số này ghi nhận mức chênh lệch phiếu phổ thông vô cùng sít sao giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden. Chính vì vậy, nhiều khả năng hai ứng cử viên sẽ đòi kiểm phiếu lại ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố ở tất cả các bang. Tuy nhiên, mỗi bang lại có quy định riêng về kiểm phiếu lại.
Tới thời điểm hiện nay, phe ông Trump cho biết sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở bang Wisconsin, nơi mà theo kết quả chưa chính thức ông Biden là người thắng, với 20.000 phiếu phổ thông nhiều hơn. Mức chênh lệch này chỉ tương ứng với khoảng 0,6% và nó nằm trong giới hạn 1% cần thiết để chiến dịch tranh cử của từng ứng cử viên được quyền đề nghị kiểm phiếu lại. Dưới đây là quy trình giải quyết vướng mắc này tại các bang mà hai ứng cử viên có sự tranh chấp gay gắt.
Arizona: Không bên nào được quyền yêu cầu kiểm phiếu lại. Quy trình kiểm phiếu lại chỉ tự động được kích hoạt khi mức chênh lệch giữa hai ứng cử viên nhỏ hơn hoặc bằng 0,1%.
Georgia: Tại thời điểm 17h ngày 6/11 (giờ Hà Nội), với 99% số phiếu được kiểm, dù cùng có tỷ lệ 49,4% phiếu ủng hộ, song cựu Phó Tổng thống Biden đã vượt lên khi nhận được 2.449.371 phiếu bầu phổ thông tại bang Georgia, trong khi ông Trump nhận được 2.448.454 phiếu (ít hơn 917 phiếu).
Bang này quy định, ứng viên tranh cử có thể yêu cầu tái kiểm phiếu nếu mức chênh phiếu giữa hai bên nhỏ hơn hoặc bằng 0,5%. Chiến dịch tranh cử của từng bên có thể đệ đơn đề nghị trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ sau thời điểm chính quyền bang công bố kết quả. Hạn chót để Georgia ra công bố là ngày 17/11.
Michigan: Tái kiểm phiếu tại Michigan là điều gần như không thể trong cuộc bầu cử năm nay. Luật của bang ghi rõ, quá trình tái kiểm phiếu sẽ tự động được kích hoạt chỉ trong trường hợp hai ứng cử viên hơn kém nhau dưới 20.000 phiếu phổ thông. Tính đến thời điểm hiện nay, ông Biden đang dẫn trước đối thủ 150.000 phiếu tại bang mà ông được ghi nhận là người giành chiến thắng.
Nevada: Chiến dịch tranh cử của ông Trump và Joe Biden được quyền đòi kiểm phiếu lại mà không cần quan tâm mức chênh phiếu bầu giữa hai bên là bao nhiêu. Điều kiện kèm theo là đơn đề nghị phải được trình lên trong thời hạn 3 ngày kể từ thời điểm chính quyền bang công bố kết quả. Quy trình kiểm lại phiếu đồng thời sẽ phải hoàn tất trong thời hạn 6 ngày làm việc. Chi phí sẽ do bên đề nghị kiểm lại chi trả.
North Carolina: Các ứng cử viên có thể đề nghị kiểm phiếu lại nếu biên độ chênh lệch phiếu phổ thông giữa hai bên là dưới 0,5%. Đơn phải gửi lên trước giờ trưa, ngày làm việc thứ hai kể từ thời điểm chính quyền bang công bố kết quả bầu cử, thường là ba tuần sau ngày bầu cử toàn quốc. Việc tái kiểm phiếu thường sẽ phải được hoàn thiện trong thời hạn 5 ngày, dù Ban Kiểm phiếu bang là người giữ vai trò quyết định nhất.
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ 2020 tại điểm bầu cử ở Durham, bang North Carolina ngày 15/10/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Pennsylvania: Tái kiểm phiếu là bắt buộc nếu mức chênh lệch phiếu phổ thông giữa hai ứng cử viên bằng hoặc dưới 0,5% và quy trình kiểm phiếu sau đó sẽ phải được hoàn tất trong ba tuần kể từ ngày bầu cử. Các ứng viên cũng có thể yêu cầu kiểm phiếu lại, mà không cần quan tâm đến biên độ phiếu chênh, nhưng với điều kiện đơn đề nghị phải được gửi sau 5 ngày kể từ khi công bố kết quả.
Wisconsin: Chỉ có thể kiểm phiếu lại khi chênh lệch phiếu phổ thông giữa hai bên dưới 1%. Không có điều khoản về tự động tái kiểm phiếu tại bang này. Bên đề nghị kiểm phiếu sẽ phải gánh chi phí. Đơn vị phụ trách bầu cử phải hoàn tất quy trình này, chậm nhất là sau 13 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị chính thức. Đơn phải được gửi đi muộn nhất là ngày thứ 3 sau ngày bang công bố kết quả chính thức.
Cơ hội tái đắc cử của ông Trump chưa hết, dù gặp thế khó Chiến lược trước mắt của ông Trump là giữ được ba bang chiến địa đang chiếm ưu thế và giành được thêm Arizona hay Nevada để đủ số phiếu đại cử tri cần thiết. Ngày bầu cử Mỹ đã kết thúc nhưng cuộc bầu cử thì vẫn chưa ngã ngũ vì chưa tìm ra người chiến thắng chung cuộc do nhiều bang vẫn...