Bầu cử Mỹ: Dự báo Đảng Cộng hòa giành ưu thế
Ngày 4/11, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ. Theo kết quả các cuộc điều tra, triển vọng kết quả bầu cử tại Hạ viện tương đối rõ ràng, với chiến thắng gần như chắc chắn thuộc về Đảng Cộng hòa.
Vấn đề còn lại hiện nay là liệu Đảng Cộng hòa có giành được quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ hay không?
Tới thời điểm này, các cơ quan dự báo và các tờ báo uy tín tại Mỹ hầu hết đều thiên về nhận định rằng Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục kiểm soát Hạ viện, và nhiều khả năng giành thêm quyền kiểm soát Thượng viện từ tay Đảng Dân chủ, song sẽ không đủ đa số ghế tối thiểu cần thiết là 60 ghế. Tính bình quân các cuộc thăm dò dư luận và dự báo về bầu cử tại Thượng viện thì Đảng Cộng hòa có thể giành 52 ghế và đảng Dân chủ có 48 ghế.
Đảng Cộng hòa được dự báo sẽ tiếp tục kiểm soát Hạ viện, cho dù chưa đủ đa số ghế.
Cuộc thăm dò dư luận của báo “Bưu điện Washington” và hãng tin “ABC News”, công bố ngày 28/10, cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ Cộng hòa vẫn cao hơn Dân chủ (50% so với 44%). Nhật báo “Bưu điện Washington” dự báo Cộng hòa sẽ kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, với cơ hội chiến thắng là 99% tại Hạ viện và 93% tại Thượng viện. Cụ thể, Cộng hòa sẽ giành được 242 ghế tại Hạ viện và 52 ghế tại Thượng viện.
Video đang HOT
Thăm dò của hãng tin “CBS News” và “Thời báo New York” thực hiện cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ Cộng hòa là 49%, trong khi tỷ lệ ủng hộ Dân chủ chỉ đạt 42%. “Thời báo New York” thì dự báo cơ hội giành quyền kiểm soát Thượng viện của Đảng Cộng hòa hiện tại là 68%.
Trong khi đó, thăm dò của “Nhật báo Phố Wall”, hãng tin “NBC News” và Viện Annenberg công bố ngày 28/10 cho thấy tỷ lệ cử tri mong muốn Đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội là 52%, trong khi số người ủng hộ Đảng Dân chủ chỉ chiếm 41% – tỷ lệ khá cách biệt so với khảo sát đầu tháng 10/2014. Trên cơ sở dữ liệu tích hợp và phân tích về bầu cử, cộng với thăm dò ý kiến dự đoán của độc giả, “Nhật báo Phố Wall” dự báo Cộng hòa sẽ giành được 52 ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử lần này.
Một số trang tin chính trị độc lập có uy tín tại Mỹ về tính toán và dự báo bầu cử như “FiveThirtyEight Politics” và “Real Clear Politics” cũng đều nghiêng về khả năng chiến thắng của Cộng hòa ở cả hai viện. “FiveThirtyEight Politics” cho rằng cơ hội thắng cử của Cộng hòa tại Thượng viện hiện là 62,3%, trong khi cơ hội của Đảng Dân chủ chỉ là 37,7%. Dù vậy, chiến thắng của Cộng hòa sẽ không quá cách biệt bởi đảng này sẽ chỉ giành được 52 ghế, Dân chủ giành được 48 ghế.
Do cuộc đua tại các bang khá quyết liệt và sự cách biệt giữa các ứng cử viên của hai đảng là không lớn, nên hiện vẫn tồn tại khả năng là kết quả bầu cử Thượng viện phải tới đầu năm 2015 mới được phân định. Vấn đề là ở chỗ tại hai bang North Carolina và Louisiana, mỗi bang hiện có 3 ứng cử viên tham gia, trong đó có 1 ứng cử viên độc lập. Do đó nếu không có ứng cử viên nào đạt trên 50% số phiếu bầu thì sẽ phải tổ chức vòng đấu “chung kết” cho hai ứng cử viên giành số phiếu cao nhất.
Các kết quả thăm dò cho thấy khả năng phải bầu cử vòng chung kết vẫn rất có thể xảy ra do các ứng cử viên hai đảng Cộng hòa và Dân chủ có tỷ lệ ủng hộ sát nút nhau, trong khi tỷ lệ ủng hộ các ứng cử viên độc lập hiện tại đủ để khiến hai ứng cử viên còn lại không thể đạt trên 50% số phiếu bầu. Vòng chung kết tại North Carolina sẽ được tổ chức vào ngày 6/12 và tại Georgia là ngày 6/1/2015. Tuy nhiên, nếu phải bầu vòng hai, lịch sử cho thấy Cộng hòa có nhiều lợi thế chiến thắng hơn.
Theo TTK/ Tin tức
Lãnh đạo Hong Kong: phổ thông đầu phiếu khiến người nghèo chiếm ưu thế
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh cho rằng nếu chính quyền đáp ứng yêu cầu của những người biểu tình đòi dân chủ thì người nghèo sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử lãnh đạo mới.
Lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh. Ảnh: Reuters
Theo AFP, trong cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế hôm qua, ông Lương lặp lại quan điểm của mình rằng bầu cử tự do như cách mà sinh viên đòi hỏi là không thể.
Trung Quốc để người dân Hong Kong quyền bỏ phiếu để chọn ra lãnh đạo mới vào năm 2017, nhưng các ứng viên ra ứng cử phải do một ủy ban của chính quyền trung ương lựa chọn.
Theo ông Lương, nếu các ứng viên do dân chúng đề đạt thì tầng lớp xã hội đông đảo nhất sẽ thống trị quá trình bầu cử.
"Nếu đây đơn thuần là một trò chơi của các con số và sự trình diễn bằng con số, thì rõ ràng chúng ta đang nói chuyện với một nửa dân cư Hong Kong, những người chỉ kiếm được chưa đến 1.800 USD một tháng", ông nói.
Đặc khu Hong Kong là một trong những nơi có khoảng cách về thu nhập lớn nhất trên thế giới, trong đó sự bất mãn về tình trạng bất bình đẳng và giá bất động sản quá cao đang ngày càng gia tăng. Cộng đồng người giàu tuy rất nhỏ nhưng lại nắm trong tay số mệnh của nền kinh tế Hong Kong.
Phát biểu trên của ông Lương được đưa ra chỉ ít giờ trước khi cuộc đàm phán giữa giới chức cấp cao và các thủ lĩnh sinh viên diễn ra. Tuy nhiên, cả hai bên đều cho hay họ không kỳ vọng nhiều vào cuộc đàm phán nhằm chấm dứt bế tắc ở Hong Kong.
"Chúng tôi không chắc họ sẽ nói gì tại cuộc gặp", ông Lương nói.
Tòa án cấp cao Hong Kong hôm qua ra phán quyết yêu cầu người biểu tình giải tán. Thẩm phán tòa án nói rằng phong trào Occupy Central gây ra nhiều bất tiện cho các tài xế taxi và xe buýt, đồng thời yêu cầu đám đông rời khỏi khu vực quận Mong Kok ngay lập tức. Ông cảnh báo tình trạng bạo lực có thể tiếp diễn nếu việc chiếm đóng khu trung tâm không chấm dứt.
Hàng chục người bị thương sau vụ đụng độ vào hai tối cuối tuần qua ở Mong Kok, trong đó có 22 cảnh sát. 4 người bị bắt với cáo buộc tấn công.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tháo các "nút thắt" tăng trưởng Khi hạ thấp mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014, Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo các nước cần tháo những "nút thắt" tăng trưởng như hạ tầng, thị trường lao động, môi trường kinh doanh... WB cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ giảm so với dự báo trước đây bởi...