Bầu cử Mỹ có thể xảy ra kịch bản chưa từng có trong vòng gần 40 năm
Trong cuộc bầu cử năm nay, có thể không ứng viên nào chiến thắng ở cả 3 bang chiến trường gồm Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, một nhà khảo sát thuộc đảng Cộng hòa Mỹ dự đoán.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP).
Trả lời phỏng vấn Fox Business hôm 24/10, nhà khảo sát Mitchell Brown nhận định, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, có thể cả ứng viên Cộng hòa Donald Trump và ứng viên Dân chủ Kamala Harris đều không giành chiến thắng cả 3 bang chủ chốt gồm Michigan, Wisconsin và Pennsylvania – kịch bản chưa từng xảy ra kể từ năm 1988.
Trong cuộc bầu cử năm 1988, trong khi ứng viên Cộng hòa Phó Tổng thống George H.W. Bush, thắng ở Michigan và Pennsylvania thì ứng viên Dân chủ, Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis, thắng ở Wisconsin.
Theo ông Brown, cựu Tổng thống Trump có thể giành ưu thế ở North Carolina, Georgia, Arizona và Nevada, nhưng khó thắng ở cả 3 bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.
“Nếu bạn nhìn vào năm 2016, ông Trump đã thắng cả 3 bang đó, trong khi Tổng thống Joe Biden thắng cả 3 bang trong cuộc bầu cử năm 2020. Những gì tôi thấy ở đây là không ứng cử viên nào sẽ giành được cả 3 bang đó. Điều đó có nghĩa là, ông Trump chỉ cần thắng một trong số 3 bang là ông ấy có thể thắng”, ông Brown nói.
Người chiến thắng ở những bang đó thường đắc cử tổng thống, ngoại trừ ứng viên Dân chủ Al Gore, người giành được cả 3 bang nhưng lại thua trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 trước George W. Bush.
“Tôi vẫn tin rằng Wisconsin và Pennsylvania là 2 bang có nhiều khả năng nghiêng về ông Trump nhất, nhưng nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu được tối đa hóa thì ông Trump lại có thể thắng cả 3 bang chiến trường”, nhà thăm dò của đảng Cộng hòa nhận định.
Video đang HOT
Pennsylvania là bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử năm nay. Bà Harris và ông Trump đang cạnh tranh để giành được 19 phiếu đại cử tri của bang này. Pennsylvania có số phiếu đại cử tri cao hơn bất cứ bang chiến trường nào khác được dự đoán có thể quyết định kết quả bầu cử.
Năm 2016, ông Trump thắng sít sao ứng viên Dân chủ Hillary Clinton ở Pennsylvania. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử 2020, Tổng thống Joe Biden đã lật ngược tình thế.
Hầu hết các cuộc thăm dò ở Pennsylvania đều cho thấy khoảng cách sít sao giữa các ứng viên, khiến kết quả ở bang này rất khó đoán.
Con đường dẫn đến chiến thắng rõ ràng nhất của bà Harris là giành chiến thắng ở 3 bang chiến trường “Bức tường xanh” và tránh kết quả quá tệ ở những bang khác. Trong khi con đường hiệu quả nhất của ông Trump để giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri là giành chiến thắng ở các bang North Carolina, Georgia, Pennsylvania.
Tại Wisconsin, cuộc thăm dò của trang tin The Hill cho thấy ông Trump dẫn trước bà Harris với kết quả sít sao lần lượt là 48,5% và 48,1%. Trong khi đó, theo khảo sát của New York Times, bà Harris dẫn trước ông Trump 1 điểm phần trăm.
Ở Michigan, cuộc đua cũng vô cùng gay cấn, với chênh lệch tỷ lệ ủng hộ giữa 2 ứng viên chỉ từ 0,1 đến 1 điểm phần trăm.
Tỷ phú Elon Musk gây tranh cãi vì hứa tặng 1 triệu USD/ngày cho cử tri Mỹ
Tỷ phú Elon Musk đối mặt với nguy cơ bị điều tra sau khi ông cam kết tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho một cử tri may mắn trong nỗ lực nhằm ủng hộ cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Ông Elon Musk (Ảnh: Reuters).
Thống đốc Pennsylvania, Josh Shapiro, một chính trị gia đảng Dân chủ, hôm 20/10 đã kêu gọi cơ quan thực thi pháp luật điều tra tỷ phú Elon Musk vì ông hứa sẽ tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho tới ngày bầu cử 5/11, động thái nhằm thu hút sự ủng hộ cho ông Trump.
Ông Musk ngày 19/10 đã tặng tờ séc 1 triệu USD cho một người tham gia sự kiện ở Harrisburg, Pennsylvania do America PAC tổ chức. Đây là nhóm hành động chính trị mà ông Musk lập ra để lôi kéo cử tri đi bỏ phiếu cho ông Trump.
Ông Shapiro cho rằng kế hoạch trao tiền cho những cử tri đã đăng ký ở Pennsylvania của ông Musk là "vô cùng đáng lo ngại" và "đó là vấn đề mà cơ quan thực thi pháp luật có thể xem xét".
"Rõ ràng là ông Musk có quyền được bày tỏ quan điểm của mình. Ông ấy đã nói rất, rất rõ ràng rằng ông ấy ủng hộ ông Donald Trump. Tôi thì không. Rõ ràng là chúng tôi có quan điểm khác nhau. Tôi không phủ nhận điều đó, đúng không, nhưng khi bạn bắt đầu đổ số tiền này vào chính trị, tôi nghĩ điều đó sẽ đặt ra những câu hỏi nghiêm túc", ông nói thêm.
Lời cam kết phát tiền là ví dụ mới nhất của việc ông Musk sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để tác động tới cuộc đua tới Nhà Trắng giữa ông Trump và đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris. Pennsylvania là bang chiến trường phải thắng của cả 2 ứng viên nếu họ muốn giành chiến thắng chung cuộc.
Tới ngày 20/10, ông Musk tiếp tục trao 1 triệu USD cho một phụ nữ tham gia sự kiện ở Pittsburgh, theo America PAC.
Ông Musk hứa sẽ trao tặng 1 triệu USD mỗi ngày một cách ngẫu nhiên cho bất kỳ ai ký vào bản kiến nghị trực tuyến của ông, trong đó có đoạn: "Tu chính án thứ nhất và thứ hai đảm bảo quyền tự do ngôn luận và quyền mang vũ khí. Bằng cách ký tên bên dưới, tôi cam kết ủng hộ Tu chính án thứ nhất và thứ hai".
Theo trang web America PAC, để đủ điều kiện nhận 1 triệu USD, những người ký đơn kiến nghị phải là cử tri đã đăng ký và sống tại một trong 7 tiểu bang dao động: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.
Bản kiến nghị cũng cung cấp 100 USD cho mỗi cử tri đã đăng ký của Pennsylvania ký tên và 100 USD cho việc giới thiệu một cử tri đã đăng ký khác của Pennsylvania ủng hộ bản kiến nghị.
Theo Reuters, tính hợp pháp của việc tặng quà chắc chắn sẽ được xem xét trong vài ngày tới. Hành động trả tiền cho mọi người với mục đích kêu gọi hoặc thưởng cho họ để đi bỏ phiếu hoặc đăng ký bỏ phiếu là một tội liên bang, có thể bị phạt tù.
Lệnh cấm không chỉ bao gồm các khoản chi tiêu bằng tiền mặt mà còn bao gồm bất kỳ thứ gì có giá trị như rượu hoặc vé xổ số, một hướng dẫn của Bộ Tư pháp cho biết.
Ông Musk, một trong những người giàu nhất thế giới, đã chi 75 triệu USD cho America PAC trong 3 tháng qua, trở thành một trong những nhà tài trợ lớn của ông Trump.
Ông Musk, người trước đây có quan điểm ủng hộ đảng Dân chủ, đã chuyển sang ủng hộ ông Trump trong vài tháng qua. Ông đã tham gia các sự kiện vận động tranh cử của ông Trump.
Trong khi đó, ông Trump cho biết, nếu ông đắc cử, ông sẽ để ông Musk làm "Bộ trưởng cắt giảm chi phí" trong chính quyền mới.
Một số chuyên gia đã bày tỏ sự hoài nghi về tính hợp pháp trong động thái của ông Musk.
"Mặc dù có thể một số việc khác mà ông Musk đã làm là không rõ ràng về mặt pháp lý, nhưng việc này rõ ràng là bất hợp pháp", Rick Hasen, một giáo sư luật tại Đại học California, Los Angeles.
Brendan Fischer, một luật sư về tài chính, nhận định rằng ông Musk đang tiến đến gần ranh giới phạm pháp và hợp pháp.
"Sẽ không có nhiều nghi ngờ về tính hợp pháp nếu mọi người ký và bản kiến nghị, nhưng việc đặt điều kiện liên quan tới trả tiền khi đăng ký có thể vi phạm luật pháp", ông Fischer nhận định.
'Đấu trường sinh tử' trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Theo diễn biến đến nay, kết quả bỏ phiếu ở 7 bang "chiến địa" của Mỹ được đánh giá cũng sẽ quyết định ai là người chiến thắng chung cuộc trên đường đua vào Nhà Trắng năm nay, giữa lúc có nhiều lo ngại về việc tranh cãi kết quả sau bầu cử. Từ tháng 9, việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu...