Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tuyên bố sẽ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu đắc cử
Ngày 29/8, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ miễn phí dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nếu đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa ở bang Wisconsin ngày 17/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Potterville, bang Michigan, ông Trump cho biết nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ bảo vệ quyền tiếp cận phương pháp IVF và sẽ để chính phủ hoặc yêu cầu các công ty bảo hiểm chi trả chi phí này cho “tất cả người dân Mỹ có nhu cầu”. Tuy nhiên, ông không đưa ra chi tiết về cách thức thực hiện đề xuất của mình.
Vị cựu Tổng thống này cũng cam kết rằng nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, các cặp đôi mới lên chức cha mẹ sẽ có cơ hội giảm bớt hóa đơn thuế của mình bằng cách trừ các khoản chi phí lớn liên quan đến trẻ sơ sinh. Ứng cử viên đảng Cộng hòa nhấn mạnh rằng điều này thể hiện cam kết của ông đối với việc ủng hộ các gia đình Mỹ.
Quyền sinh sản đã trở thành một điểm yếu lớn đối với cựu Tổng thống Trump. Chiến dịch của ứng cử viên đảng Cộng hòa này hầu như luôn tìm cách né tránh các vấn đề liên quan đến phá thai và quyền sinh sản, do chủ trương chống phá thai của họ không được lòng cử tri kể từ khi phán quyết đảm bảo quyền phá thai bị hủy bỏ cách đây 2 năm. Phe Dân chủ nhiều lần chỉ trích ông Trump về điều này, sau khi 3 thẩm phán Tòa án Tối cao do ông bổ nhiệm nằm trong số 6/9 thẩm phán bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ quyền này, qua đó cho phép các bang sẽ tùy ý định đoạt vấn đề cấm hay cho phép. Phán quyết này đã gây ra phản ứng trái chiều và dẫn tới các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Video đang HOT
Điểm yếu của ông Trump ngày càng bị khoét sâu hơn sau khi một tòa án ở bang Alabama hồi tháng 2 ra phán quyết rằng phôi đông lạnh và trứng đã thụ tinh bằng IVF được coi là con người theo luật định và bất kỳ ai hủy hoại đều có thể phải chịu trách nhiệm. Ông Trump sau đó tuyên bố ủng hộ IVF sau khi một số phòng khám hoãn việc thực hiện biện pháp này sau phán quyết của tòa án ở Alabama.
Các chuyên gia nhận định phán quyết mà Tòa án Tối cao đưa ra hồi năm 2022 về cơ bản đã trao cho các bang quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề phá thai, mở đường cho những tác động sâu rộng đến các lĩnh vực khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, trong đó có cả IVF.
Rất ít người Mỹ có các gói bảo hiểm chi trả cho các phương pháp hỗ trợ khả năng sinh sản, trong khi chi phí từ 20.000 USD trở lên cho một đợt điều trị IVF kéo dài 18 tháng lại vượt quá khả năng tài chính đối với nhiều người.
Nhiều tranh cãi từ "em bé mang DNA của 3 người"
Cơ quan Phôi học và Thụ tinh con người (HFEA) của Anh hôm 10-5 xác nhận sự ra đời của những em bé đầu tiên mang DNA của 3 người cha mẹ tại nước này.
Kỹ thuật mới được gọi là "liệu pháp thay thế ti thể" (MRT), sử dụng vật liệu di truyền từ trứng hiến tặng của một phụ nữ khỏe mạnh để thay thế các ti thể bị lỗi của người mẹ ruột trong thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây được xem là nỗ lực giúp trẻ thoát khỏi các bệnh di truyền hiếm gặp nhưng cũng gây ra phản ứng trái chiều.
Một số chuyên gia cho rằng có nhiều cách khác để người ta tránh truyền bệnh cho con, chẳng hạn như hiến trứng hoặc xét nghiệm sàng lọc. Hơn nữa, phương pháp thử nghiệm MRT vẫn chưa được chứng minh là an toàn.
Một nỗi lo khác là việc điều chỉnh mã di truyền theo cách này có thể dẫn đến những đứa trẻ được "thiết kế riêng" theo mong muốn của cha mẹ, tức bé không chỉ tránh bệnh tật di truyền mà còn trở nên cao lớn, khỏe mạnh, ưa nhìn hoặc thông minh hơn.
Trung tâm Sinh sản Newcastle (Anh) là nơi thực hiện thành công kỹ thuật MRT giúp các em bé "có 3 cha mẹ" ra đời Ảnh: FERTILITY INTERNATIONAL
HFEA hy vọng các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh sản Newcastle sẽ sớm công bố chi tiết về việc sử dụng MRT để giúp các em bé "có 3 cha mẹ" ra đời.
Nếu thành công, kỹ thuật này sẽ hứa hẹn giúp nhiều trẻ sơ sinh thoát khỏi các khiếm khuyết di truyền liên quan đến các bệnh nan y như loạn dưỡng cơ, động kinh, bệnh tim bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ...
Chuyên gia về tế bào gốc Robin Lovell-Badge tại Viện Francis Crick (Anh) cho rằng điều quan trọng là theo dõi sự phát triển của các trẻ sơ sinh nói trên. Theo ông, việc làm này sẽ giúp biết được MRT hoạt động ra sao trong thực tế, liệu các đứa trẻ có khỏi bệnh về ti thể hay không và có nguy cơ gặp phải vấn đề gì sau đó trong cuộc sống hay không.
Theo trang Telegraph, một nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Oxford (Anh) đã thử nghiệm quy trình tương tự để tìm cách cải thiện tỉ lệ thành công của IVF. Một số trường hợp ghi nhận vật liệu di truyền gây bệnh từ mẹ ruột tăng lên theo thời gian và khiến em bé vẫn phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng.
Bà Sarah Ellson, một chuyên gia tại Công ty Luật Fieldfisher và là người đã tham gia chặt chẽ vào việc phát triển quy định về MRT cùng với HFEA, khẳng định "sự đảo ngược" nói trên là một rủi ro đã được thừa nhận.
Thụ tinh nhầm sau 7 năm, bệnh viện Trung Quốc phải bồi thường 93.000 USD Tòa án tỉnh An Huy - Trung Quốc yêu cầu Bệnh viện Đại học An Huy bồi thường 93.000 USD cho một cặp vợ chồng do cấy nhầm phôi thai cho người vợ khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sự việc xảy chục năm về trước và Bệnh viện Đại học An Huy thuộc tỉnh An Huy trở thành...