Bầu cử Mỹ 2024: Khoảng cách giới trong xu hướng bỏ phiếu ngày càng nới rộng
Theo dữ liệu thăm dò và các nhà phân tích, cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa không chỉ bộc lộ sự phân hóa về chính trị, mà còn cho thấy rõ sự chia rẽ giữa hai nhóm cử tri nam giới và nữ giới.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP/TTXVN
Trong một cuộc thăm dò ý kiến của CBS được công bố tuần này, 56% trong số cử tri nữ được khảo sát cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà Harris, trong khi 44% còn lại ủng hộ ông Trump. Ngược lại, trong số cử tri nam được khảo sát, 54% ủng hộ ông Trump và 45% cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà Harris.
Số liệu thăm dò gần đây của Siena/New York Times còn chênh lệch hơn nhiều. Theo đó, 56% số cử tri nữ được khảo sát ủng hộ Phó Tổng thống Harris, trong khi chỉ có 35% cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. Ngược lại, đối với cử tri nam, 52% số người được hỏi ủng hộ ông Trump và 39% ủng hộ bà Harris.
Trong nhiều năm gần đây, các cử tri nữ ở Mỹ thường nghiêng về phía đảng Dân chủ, nhưng các nhà phân tích cho rằng cách biệt giới trong cuộc bầu cử lần này rất rõ ràng. Ông Frank Luntz, nhà thăm dò dư luận có tầm ảnh hưởng, nhân định đó không phải là “khoảng cách” mà là “hố sâu” chưa từng được ghi nhận trước đây. Theo chuyên gia này, việc chiến dịch vận động của ông Trump tập trung vào chỉ trích ngoại hình hay phong cách của bà Harris có thể làm mất lòng cử tri nữ, những người đang tìm kiếm một ứng cử viên tập trung vào tương lai.
Video đang HOT
Sự chia rẽ giữa cử tri nam và nữ gia tăng cũng liên quan những tranh cãi về quyền sinh con trong thời gian qua tại Mỹ. Nhiều tiểu bang bảo thủ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế quyền phá thai sau phán quyết của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, bà Sonia Gipson Rankin, giáo sư luật tại Đại học New Mexico, nhận định mặc dù phá thai là vấn đề lớn, các ứng cử viên sẽ cần giải quyết nhiều mối quan tâm khác nhau và cho thấy chính sách của họ phù hợp và kết nối với đông đảo cử tri, bất kể giới tính hay các mối quan hệ cá nhân khác.
Đến nay, chiến dịch của Phó Tổng thống Harris vẫn tránh tập trung vào việc quảng bá rằng bà có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
Bất kể kết quả cuộc bầu cử sắp tới ra sao, các nhà phân tích cảnh báo xu hướng phân hóa chính trị theo giới trong thế hệ trẻ ở Mỹ hiện nay đang trở nên rõ rệt hơn so với những thế hệ trước đây.
YouTube 'khai tử' chính sách xóa 'thông tin sai lệch' về bầu cử Mỹ
YouTube tuyên bố những thay đổi chính sách mới nhất được đưa ra nhằm đáp ứng mong muốn tạo ra một môi trường mà người dùng có thể tranh luận cởi mở về các quan điểm chính trị, ngay cả những ý tưởng gây tranh cãi hoặc dựa trên các giả định đã bị bác bỏ.
Biểu tượng Youtube trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi chỉ còn 8 tháng nữa là đến vòng bầu cử sơ bộ của một mùa bầu cử tổng thống Mỹ, nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube đã tuyên bố đảo ngược chính sách trước đó về quy định gỡ bỏ các video nghi ngờ tính trong sạch của bất kỳ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nào trong lịch sử.
"Trong vòng 2 năm, hàng chục nghìn video bị xóa. Sau một chu kỳ bầu cử, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc phải đánh giá lại tác động của chính sách này trong bối cảnh thay đổi ngày nay", YouTube cho biết trong một tuyên bố ngày 2/6 trên blog chính thức.
"Với suy nghĩ đó và với các chiến dịch năm 2024 đang rục rịch diễn ra, YouTube sẽ ngừng xóa những nội dung bày tỏ sự ủng hộ tới những tuyên bố được cho là sai sự thật như có xảy ra gian lận, lỗi sai hoặc trục trặc trong cuộc bầu cử năm 2020 và các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây", thông báo của nền tảng video nêu rõ.
YouTube quyết định thay đổi chính sách xóa bỏ "thông tin sai lệch" chưa đầy một năm trước khi bắt đầu cuộc bầu cử sơ bộ năm 2024 của đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, ngay sau khi đưa ra thông báo, YouTube đã nhanh chóng lưu ý về sự thay đổi, nhấn mạnh chính sách mới không khác biệt lớn so với các chính sách trước đây.
Công ty chia sẻ video cho biết họ vẫn đảm bảo rằng khi mọi người truy cập YouTube để tìm kiếm tin tức và thông tin về các cuộc bầu cử, họ sẽ thấy nội dung từ các nguồn có thẩm quyền nổi bật trong tìm kiếm và đề xuất.
"Sau cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, chúng tôi nhận thấy các video từ các nguồn có thẩm quyền như các hãng tin được xem nhiều nhất và được đề xuất nhiều nhất trên YouTube", YouTube cho hay.
Ngoài ra, Youtube khẳng định các chính sách thông tin sai lệch về bầu cử của họ vẫn được giữ nguyên, bao gồm cả những chính sách không cho phép nội dung nhằm đánh lừa cử tri về thời gian, địa điểm, phương tiện hoặc các yêu cầu về điều kiện để bỏ phiếu; những tuyên bố sai sự thật có thể ngăn cản đáng kể việc bỏ phiếu, bao gồm những nội dung tranh chấp về tính hợp lệ của việc bỏ phiếu qua thư và nội dung khuyến khích người khác can thiệp vào các quy trình dân chủ.
Đây được cho là động thái mới nhất của YouTube trong bối cảnh các công ty mạng xã hội lớn bị lên án công khai vì đã không hành động nhiều hơn để ngăn chặn các âm mưu lan truyền thông tin sai lệch trước thềm các cuộc bầu cử lớn trong những năm gần đây.
Đầu năm 2023, YouTube đã khôi phục tài khoản có hơn 2,6 triệu người theo dõi của cựu Tổng thống Donald Trump sau khi Facebook và Twitter có động thái tương tự. Alphabet - công ty mẹ của YouTube - giải thích việc dỡ bỏ lệnh cấm cựu tổng thống Trump nhằm giúp cử tri có thể lắng nghe ý kiến từ tất cả ứng viên tổng thống. Ứng viên tiềm năng của đảng Cộng hòa Donald Trump luôn cho rằng mình đã bị tước đoạt chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2020 một cách không công bằng.
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ bắt đầu bỏ phiếu trực tuyến xác nhận đại diện ra tranh cử Ngày 1/8, đảng Dân chủ của Mỹ đã bắt đầu cuộc bỏ phiếu điện tử để xác nhận ứng cử viên đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 tới. Khả năng cao bà Kamala Harris, đương kim Phó Tổng thống, sẽ được xác nhận là ứng cử viên của đảng. Phó Tổng...