Bầu cử Mỹ 2024: Động lực mới của đảng Dân chủ và chiến lược ứng phó từ đảng Cộng hoà
Dù gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng mới và có dấu hiệu lúng túng, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump vẫn được coi là một “đối thủ dày dạn” với kinh nghiệm “thắng ngược dòng”.
Tổng thống J.Biden (phải, trên màn hình) kêu gọi đảng Dân chủ đoàn kết ủng hộ nữ “phó tướng” Kamala Harris (trái, trên màn hình) trong cuộc đua vào Nhà Trắng tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ ở Chicago, Illinois, ngày 19/8/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong bối cảnh thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đang đến gần, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều có những động thái quan trọng nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến chính trị quyết định sắp tới. Tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ đang diễn ra ở Chicago, bà Kamala Harris đã được xác nhận là ứng cử viên tổng thống với sự ủng hộ mạnh mẽ từ toàn đảng, đánh dấu sự khởi đầu của chiến dịch tranh cử chính thức sau khi Tổng thống Joe Biden quyết định rút lui khỏi cuộc đua tái tranh cử. Về phần mình, cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa cũng đang tích cực điều chỉnh chiến lược, tập trung vào các vấn đề quan trọng như kinh tế, an ninh quốc gia và nhập cư để ứng phó với chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ.
Bước chuyển giao quan trọng
Trong đêm khai mạc Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ (19/8), Tổng thống Joe Biden đã ca ngợi di sản của mình và trao “ngọn đuốc” lãnh đạo đảng cho Phó Tổng thống Kamala Harris. Cụ thể, trong bài diễn văn quan trọng về thành tựu trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh những kết quả về phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch COVID-19, bao gồm các sáng kiến về cơ sở hạ tầng và giảm chi phí y tế. Bên cạnh đó, ông Biden cũng đánh giá cao Phó Tổng thống Harris về mặt chính trị, miêu tả bà là một người “có lòng chính trực, cứng rắn và giàu kinh nghiệm”. Quyết định chọn bà Harris làm người đồng hành tranh cử trong chiến dịch năm 2020, theo ông Biden, là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của ông.
Tổng thống Biden lưu ý rằng, dù không tiếp tục tái tranh cử, ông vẫn cam kết hỗ trợ bà Harris và chiến dịch của đảng Dân chủ trong những tuần tới. Ông Biden cũng không quên cảnh báo về những nguy cơ nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, coi đó là một lý do mạnh mẽ để cử tri ủng hộ bà Harris.
Các trợ lý và cố vấn của Tổng thống Biden khẳng định rằng đây không phải là lời tạm biệt mà là một sự “chuyển giao quyền lực có chủ đích, với sự tập trung vào tương lai”.
Ông Biden, người đầu tiên không tái tranh cử kể từ thời Tổng thống Lyndon Johnson, đã kết thúc bài phát biểu của mình bằng một thông điệp mạnh mẽ về sự cống hiến trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. “Tôi đã cống hiến hết mình cho nước Mỹ”, Tổng thống Biden nói, trước khi rời khỏi sân khấu, để lại một di sản quan trọng cho bà Kamala Harris và đảng Dân chủ. Quyết định rút khỏi cuộc đua của Tổng thống Biden không chỉ là một sự chuyển giao quyền lực, mà còn là một bước ngoặt lớn cho đảng Dân chủ. Các thành viên trong đảng Dân chủ tin rằng sự thay đổi này là cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris tại Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ (DNC) ở Chicago, bang Illinois, Mỹ, ngày 19/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Video đang HOT
Xung lực mới của đảng Dân chủ
Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ kéo dài 4 ngày tại thành phố Chicago đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024. Với sự xác nhận liên danh tranh cử Kamala Harris và Tim Walz, đảng Dân chủ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng. Sự kiện này không chỉ là một dịp để củng cố sự đoàn kết trong đảng mà còn là cơ hội để nâng cao hình ảnh trước công chúng và xác định chính sách cho cuộc bầu cử sắp tới.
Trong cuộc bỏ phiếu trực tuyến đầu tháng 8 vừa qua, Phó Tổng thống Kamala Harris đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của 99% đại biểu, đảm bảo vị trí ứng viên tổng thống của bà cho cuộc bầu cử ngày 5/11 tới. Việc xác nhận tại Đại hội toàn quốc lần này mang tính thủ tục, nhưng vẫn là một biểu tượng quan trọng cho sự đoàn kết và quyết tâm của đảng Dân chủ trong việc bảo vệ những giá trị và chính sách mà họ theo đuổi.
Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2024 có sự tham gia của hơn 4.000 đại biểu và tâm điểm của sự kiện này là bài phát biểu chấp nhận đề cử của bà Harris vào tối 22/8, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của chiến dịch tranh cử của bà. Ngoài ra, các chính trị gia nổi tiếng và những người nổi tiếng cũng sẽ tham gia, góp phần làm tăng sức hấp dẫn và thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự kiện.
Nền tảng chính trị của đảng Dân chủ, một tuyên bố về các ưu tiên của đảng, cũng được hoàn thiện tại đại hội lần này. Bản dự thảo dài 80 trang bao gồm nhiều cam kết quan trọng như tăng thuế thu nhập đối với các tập đoàn và người có thu nhập cao, giảm chi phí chăm sóc trẻ em, đầu tư vào năng lượng sạch và cấm vũ khí tấn công. Cương lĩnh này không chỉ phản ánh các chính sách cốt lõi của đảng mà còn tạo ra động lực mới để thu hút cử tri, đặc biệt là trong bối cảnh những thay đổi lớn về liên danh tranh cử.
Đại hội cũng là cơ hội để đảng Dân chủ giới thiệu các nhân vật và chính sách của mình với công chúng một cách rõ ràng và ấn tượng. Các bài phát biểu và sự kiện được phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình lớn, cũng như trên các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và YouTube, giúp đảng tiếp cận và thu hút sự ủng hộ từ nhiều đối tượng cử tri khác nhau.
Trước thềm Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ diễn ra tại Chicago, các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy Kamala Harris đang nổi bật với lợi thế rõ ràng so với đối thủ cạnh tranh Donald Trump. Sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi cuộc đua, bà Harris đã nhanh chóng chứng tỏ sức mạnh và sự đoàn kết của đảng, mở ra một chương mới cho chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ. Cuộc thăm dò toàn quốc mới nhất từ ABC News/Washington Post/Ipsos cho thấy bà Harris dẫn trước Trump với tỷ lệ 51% so với 45%. Tương tự, một cuộc khảo sát của CBS News/YouGov cũng cho thấy bà Harris có lợi thế 3 điểm phần trăm. Điều này đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt so với tình hình trước đây, khi Tổng thống Biden đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực.
Lợi thế của bà Harris không chỉ thể hiện ở cấp quốc gia mà còn ở các bang chiến trường quan trọng. Theo các cuộc thăm dò từ The New York Times và Siena College, bà Harris đang dẫn trước ít nhất 4 điểm phần trăm ở các bang như Arizona, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Đây là những bang quyết định, nơi kết quả có thể quyết định chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Nếu bà Harris duy trì ưu thế ở các bang này, bà có thể giành đủ số phiếu Đại cử tri cần thiết để chiến thắng, ngay cả khi thua ở một số bang khác. Tuy nhiên, chiến dịch của bà Harris vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là việc duy trì động lực và vượt qua các cuộc “tấn công” từ phía đối thủ cạnh tranh của đảng Cộng hoà.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, tại chiến dịch vận động tranh cử ở Wilkes Barre, Pennsylvania, Mỹ, ngày 17/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Động thái ứng phó của đảng Cộng hòa
Trước những diễn biến trên, đảng Cộng hòa và ứng cử viên Donald Trump đang tích cực điều chỉnh chiến lược để đối phó với chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ và bà Harris. Theo đó, tuần này đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, với nhiều sự kiện vận động diễn ra tại các bang chiến địa quan trọng. Cụ thể, từ ngày 19/8, ông Trump sẽ bắt đầu một lịch trình dày đặc, bắt đầu tại Pennsylvania để phát biểu về kinh tế và năng lượng. Ngày tiếp theo, ông sẽ di chuyển đến Michigan để thảo luận về các vấn đề liên quan đến tội phạm và vấn đề an toàn. Trong một sự kiện diễn ra tại North Carolina, cựu Tổng thống Trump sẽ cùng Thượng nghị sĩ Ohio J.D. Vance tập trung vào vấn đề an ninh quốc gia. Vào cuối tuần, ông Trump dự kiến sẽ đến khu vực biên giới phía Tây Nam ở Arizona để nói về nhập cư trước khi tiếp tục đến Arizona và Nevada vào ngày 23/8.
Việc ông Trump vận động tranh cử tại các bang chiến địa không chỉ phản ánh sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược của đảng Cộng hoà mà còn cho thấy sự tập trung vào những vấn đề quan trọng đối với cử tri ở những khu vực này. Đặc biệt, cựu Tổng thống Trump đang tìm cách làm nổi bật các chủ đề như kinh tế, an toàn công cộng, và nhập cư, những vấn đề mà đảng Cộng hòa tin rằng sẽ tạo ra lợi thế trong “cuộc chiến” tranh cử.
Song song với các sự kiện vận động, ông Trump cũng đã can thiệp vào việc tái định hình cương lĩnh của đảng Cộng hòa. Ông đã quyết định thu hẹp phạm vi cương lĩnh để tập trung vào những ưu tiên cá nhân thay vì duy trì một danh sách dài các chính sách truyền thống. Điều này phản ánh sự chuyển hướng chiến dịch của ông Trump từ việc tranh cử dựa trên các chính sách tổng quát sang một chiến lược cá nhân hóa mạnh mẽ, tập trung vào các vấn đề mà ông cho là quan trọng nhất. Những động thái này cho thấy đảng Cộng hòa đang chuẩn bị cho một cuộc chiến cam go, với liên danh Trump – Vance dự kiến sẽ sử dụng mọi tài nguyên và chiến lược có thể để đảo ngược tình thế và bảo vệ lợi thế của đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới.
Có thể nói mặc dù gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng mới và có dấu hiệu lúng túng, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump vẫn được coi là một “đối thủ dày dạn” với kinh nghiệm “thắng ngược dòng”. Theo Giáo sư Gillespie của Đại học Emory, dù thiếu ý tưởng mới trong thời gian gần đây, ông Trump vẫn là một đối thủ đáng gờm với thành tích lật ngược thế cờ trước cựu Ngoại trưởng Clinton sau nhiều tháng bị phe bà Clinton áp đảo. Các quan chức lập pháp được dẫn lời trong bài viết ngày 16/8 của tạp chí Politico cũng bày tỏ lo ngại, cho rằng dư luận Mỹ chỉ tập trung vào những thắng lợi bước đầu của bà Harris mà không nhận ra rằng liên danh tranh cử Trump – Vance cũng đã có màn thể hiện đáng ghi nhận khi “cầm hòa” bà Harris trong suốt những tuần “hưng phấn tột độ” của phe Dân chủ.
Bầu cử Mỹ 2024: Giai đoạn làm đảo lộn chiến dịch tranh cử của ông Trump
Khoảng thời gian gần 3 tuần qua đã cho thấy sự thay đổi bất ngờ và sâu rộng trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Với sự chuyển mình của bà Harris và những thách thức mới mà chiến dịch của ông Trump phải đối mặt, cuộc đua tiếp tục diễn ra với nhiều kịch tính và căng thẳng.
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Valdosta, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của kênh CNN (Mỹ), trong khoảng thời gian chỉ hơn 2 tuần, cuộc đua trong bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đã trải qua những biến động chưa từng có trong lịch sử nước này, khiến cho cựu Tổng thống Donald Trump và chiến dịch của ông đối mặt với một thực tế hoàn toàn mới.
Khi cựu Tổng thống Trump bước lên sân khấu tại Đại hội đảng Cộng hòa ở Milwaukee, mọi thứ dường như đang nằm trong tầm tay của ông. Với sự đoàn kết của đảng Cộng hòa quanh ông sau vụ ám sát bất ngờ và Tổng thống Joe Biden đang gặp khó khăn với số phiếu thăm dò giảm sút, quỹ vận động hạn chế, cùng những lo ngại trong nội bộ đảng Dân chủ về khả năng tái cử của ông, chiến dịch của ông Trump có vẻ đang trên đà chiến thắng.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, cuộc đua đã bị đảo lộn hoàn toàn. Ông Trump đã bị chệch hướng trong bài phát biểu bế mạc Đại hội đảng Cộng hoà, đưa ra những nhận xét mang tính đảng phái gay gắt làm suy yếu lời kêu gọi đoàn kết trước đó của chính mình. Trong khi đó, Tổng thống Biden, với sự rút lui của mình, đã mở đường cho Phó Tổng thống Kamala Harris, người ngay lập tức đã củng cố vị thế và bắt đầu phá vỡ kỷ lục gây quỹ.
Với sự trở lại mạnh mẽ của đảng Dân chủ, chiến dịch của ông Trump gặp phải sự giám sát không mong muốn về những bình luận liên quan đến ứng viên phó tổng thống, Thượng nghị sĩ J.D Vance, và gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng "tấn công" nhất quán trong cuộc đối đầu với bà Harris.
Cuộc tấn công chủ yếu tập trung vào vấn đề "chủng tộc" của bà Harris, khi ông Trump đưa ra các bình luận sai lệch về việc bà Harris muốn được biết đến là người da đen. Điều này không chỉ gây tranh cãi mà còn làm suy yếu nỗ lực của chiến dịch nhằm tập trung vào hồ sơ chính sách của bà Harris.
Trong khi chiến dịch của ông Trump đang vật lộn với sự thay đổi này, bà Harris đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách trong các cuộc thăm dò và gây quỹ, làm dấy lên lo ngại trong hàng ngũ đảng Cộng hòa về việc liệu họ có thể khôi phục lại sự đoàn kết và tập trung vào các vấn đề chính trị hay không.
John McLaughlin, người thăm dò ý kiến trong chiến dịch của ông Trump, thừa nhận rằng sự chú ý đã chuyển hướng khỏi các vấn đề chính sách quan trọng. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong cuộc đua và sự thiếu định hướng trong chiến lược của ông Trump có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng.
Trong khi đó, cử tri và các đảng viên Dân chủ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn khi Tổng thống Biden rút lui và bà Harris tiến lên. Sự phấn khích xung quanh bà Harris được thể hiện rõ ràng, với nhiều người cảm nhận được sự thay đổi lớn trong không khí tranh cử. Sự nhiệt tình này cho thấy rằng đảng Dân chủ đã có một sự phục hồi mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với thách thức từ cựu Tổng thống Trump.
Trước tình hình mới này, chiến dịch của ông Trump đã gặp phải sự chỉ trích từ cả bên trong và bên ngoài đảng Cộng hòa. Những bình luận từ ông Trump về vấn đề chủng tộc của bà Harris đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cả các đảng viên Cộng hòa và các tổ chức cộng đồng, làm giảm đi sự ủng hộ của các nhóm cử tri quan trọng.
Các cố vấn chiến dịch của ông Trump đã nỗ lực xác định cách tốt nhất để đối phó với bà Harris, nhưng sự thiếu nhất quán trong chiến lược đã làm tăng thêm khó khăn cho họ. Ông Trump cũng đã cố gắng điều chỉnh chiến lược "tấn công" của mình, nhưng các bình luận phân biệt chủng tộc và các chiến thuật không phù hợp đã làm xói mòn những nỗ lực này.
Về phía Phó Tổng thống Harris, bà đã tránh "bị mắc bẫy" trong cuộc tấn công của ông Trump và thay vào đó tập trung vào việc phản ứng một cách khéo léo và thận trọng. Bà đã chỉ trích các phát biểu của Trump như một nỗ lực để chia rẽ và thiếu tôn trọng, đồng thời khẳng định rằng bà sẽ không để mình bị cuốn vào những cuộc tấn công "phân biệt chủng tộc".
CNN kết luận, rõ ràng là chiến dịch của ông Trump, mặc dù đã chuẩn bị cho khả năng thay đổi ứng viên của đảng Dân chủ từ lâu, vẫn chưa thể tìm ra chiến lược ứng phó hiệu quả với bà Harris.
Gánh nặng của hy vọng Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chính thức giành được đề cử của đảng Dân chủ cho việc tranh cử tổng thống, đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Bà Kamala Harris vận động bầu cử tại Bắc Carolina (Mỹ), ngày 18/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN Bà Harris, 59 tuổi, là ứng...