Bầu cử Mỹ 2020: Quan điểm khác biệt của cử tri về đại dịch COVID-19
Kết quả thăm dò cho thấy 66% thành viên đảng Cộng hòa nghĩ rằng sự bùng phát COVID-19 bị coi là “vấn đề lớn hơn so với thực tế,” trong khi chỉ có 15% thành viên viên Dân chủ có quan điểm như vậy.
Chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 ra nhà xác dã chiến tại một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 8/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ở thời điểm chỉ còn ít ngày nữa sẽ chính thức diễn ra cuộc bầu cử quan trọng tại Mỹ, cử tri của hai ứng cử viên đảng Cộng hòa và Dân chủ hiện vẫn duy trì quan điểm khác biệt trong đánh giá về tầm quan trọng của đại dịch COVID-19.
Kết quả cuộc thăm dò mới nhất do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện và công bố cho thấy chỉ 24% cử tri ủng hộ Tổng thống Donald Trump so với 80% cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden coi virus SARS-COV-2 là một vấn đề “rất quan trọng” để quyết định bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay.
Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 6-12/10 cho thấy đa số cử tri ủng hộ Tổng thống Trump quan tâm tới vấn đề kinh tế khi 84% cho rằng điều đó là “rất quan trọng.”
Trong khi đó, chỉ 66% cử tri ủng hộ ông Biden có cùng chung quan điểm trên.
Video đang HOT
Ngoài ra, cuộc thăm dò cũng hỏi ý kiến cử tri đã đăng ký đối với vấn đề như nạo phá thai, chăm sóc sức khỏe, chính sách đối ngoại, bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao…
Hồi đầu tháng này, một cuộc thăm dò khác của Pew đã cung cấp một số thông tin có thể lý giải lý do tại sao nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump không coi dịch COVID-19 là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới.
68% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng Mỹ đã kiểm soát sự bùng phát COVID-19 “nhiều nhất có thể,” trong khi tỷ lệ tương ứng của đảng Dân chủ chỉ là 11%.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy 66% thành viên đảng Cộng hòa nghĩ rằng sự bùng phát COVID-19 bị coi là “vấn đề lớn hơn so với thực tế,” trong khi chỉ có 15% thành viên viên Dân chủ có quan điểm như vậy.
Điều này cho thấy một bộ phận cử tri Mỹ cũng như người theo đảng Cộng hòa cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đã làm hết khả năng để kiểm soát sự bùng phát của đại dịch COVID-19, đồng thời đánh giá đại dịch chưa bao giờ nghiêm trọng như truyền thông, giới chuyên gia cũng như chính trị gia đảng Dân chủ đưa ra.
Kết quả cuộc thăm dò được đưa ra trong bối cảnh có nhiều cảnh báo về khả năng Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 3 khi bước vào mùa Thu và mùa Đông khi số ca mắc mới tăng vọt những tuần gần đây.
Ngày 25/10, Mỹ đã ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc COVID-19 mới theo ngày cao nhất.
Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận 88.973 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong ngày 25/10, trong khi con số 1 ngày trước đó là 79.963 ca.
Cho đến nay, Mỹ đã có tổng cộng 8.827.932 ca mắc COVID-19 và 230.068 ca tử vong, vẫn là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới./.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...