Bầu cử Mỹ 2020: Lá phiếu của người chết có được tính không?
Trong bối cảnh số người chết vì đại dịch COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ, việc tính hay không phiếu bầu của người chết trước ngày bầu cử chính thức rất được quan tâm.
Ở tuổi 90, bà Hannah Carson, một công dân Mỹ tại Bắc Carolina, cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều nữa. Nhất là trong thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành trên đất nước của bà.
Ngay sau khi nhận được tấm phiếu bầu, bà Carson liền điền và gửi ngay cho văn phòng bầu cử địa phương. Bà hy vọng nếu có chuyện xảy ra với mình trước ngày bầu cử, tấm phiếu đó vẫn sẽ được tính là hợp lệ: “ Tôi nghĩ rằng phiếu của mình nên được tính, vì suốt những năm tôi sống ở đây“.
Ở Bắc Carolina, phiếu bầu của một người chết trước ngày bầu cử 3/11 có thể bị hội đồng bầu cử quận loại bỏ.
Trong bối cảnh số người chết vì đại dịch COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ, việc tính hay không phiếu bầu của người chết trước ngày bầu cử chính thức rất được quan tâm. (Ảnh: Bigstock)
Cuộc bầu cử Mỹ năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi mạng sống của khoảng 225 nghìn công dân nước này, gần 1/3 trong đó là người trên 85 tuổi. Do vậy, việc có tính hay không lá phiếu một người chết trước ngày bầu cử đang rất được quan tâm.
Theo nghiên cứu của Hội nghị các cơ quan Lập pháp Nhà nước Mỹ, hiện có 17 bang từ chối phiếu bầu sớm của người chết trước ngày 3/11, 10 bang đặc biệt cho phép, những nơi còn lại vẫn chưa có quy định chính thức về trường hợp này.
Video đang HOT
Ở những nơi có luật loại bỏ phiếu bầu của người chết, một số phiếu vẫn có thể được tính tùy thuộc vào thời điểm người đó qua đời và lúc các quan chức bầu cử phát hiện ra cái chết.
“ Luật có thể không tính lá phiếu của người chết trong tình huống đó, nhưng đây là một quy định khó tuân theo“, Wendy Underhill, một chuyên gia về bầu cử, cho biết.
Nguyên nhân là khi ai đó qua đời gần thời điểm diễn ra bầu cử, hồ sơ tử vong không được cập nhập ngay lập tức, và có một khoảng thời gian giữa thời điểm bỏ phiếu và đếm phiếu. Vào năm 2016, bang Colorado có từ 15 – 20 trường hợp cử tri bỏ phiếu qua thư và chết trước ngày bầu cử nhưng vẫn được tính.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan vào đầu năm nay, có tới 864 lá phiếu bị từ chối vì người bỏ phiếu chết trước ngày bầu cử.
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống Trump, từng đăng một bài viết về những người bỏ phiếu đã chết ở Michigan trên Twitter. Bài viết này nhận nhiều chỉ trích vì xuyên tạc vấn đề.
Trước đó Tổng thống Trump cũng đưa ra nhiều tuyên bố không có cơ sở về gian lận trong bỏ phiếu. Vấn đề tính hay không phiếu của người chết có thể dẫn đến thêm nhiều nghi ngờ về các âm mưu gian lận.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng rất hiếm có trường hợp gian lận trong bỏ phiếu. Nhờ nhiều biện pháp bảo vệ trong hệ thống bầu cử, chỉ những lá phiếu của cử tri đủ điều kiện mới được tính và mỗi người chỉ được bầu 1 lần. Nếu có gian lận, cử tri sẽ bị bắt giữ và truy tố.
Justin Levitt, một chuyên gia về luật bầu cử nghiên cứu sâu về gian lận, cho biết hầu hết các tuyên bố về người đã chết vẫn bỏ phiếu đều là do thiếu thông tin, phân tích sai sót hoặc do trùng tên và ngày sinh. “ Từng có 15 tuyên bố về cả đám người vẫn bỏ phiếu được sau khi chết“, ông nói. “ Những điều này không hề xảy ra”.
Ông Levitt cho biết thêm, vẫn có một số ít trường hợp điền phiếu gian lận. Thường xuất phát từ việc ai đó muốn thực hiện mong muốn được bỏ phiếu của người thân đã khuất.
Ví dụ như trường hợp một thẩm phán ở miền Nam Illinois bị buộc tội gian lận trong cuộc bầu cử năm 2016. Bà này điền và bỏ phiếu thay người chồng quá cố vì di nguyện của ông là bầu cho ứng cử viên Donald Trump.
Ở bang California, vấn đề về phiếu bầu của người chết bị cho là dẫn đến sự thiếu công bằng.
“ Những ‘cử tri đã chết’ bị lợi dụng để dựng chuyện, đó là cái cớ để một số bang biện minh cho việc dữ liệu khi đăng ký cử tri hoặc đếm phiếu bầu có sai lệch“, Ngoại trưởng Mỹ Alex Padilla nói.
2 bang chiến địa khác cũng cấm tính phiếu bầu của người chết trước ngày bầu cử là bang Iowa và Wisconsin. Hàng tháng, ủy ban bầu cử bang Wisconsin sẽ tiếp nhận hồ sơ về giấy chứng tử để đối chiếu với danh sách cử tri.
Trump, Biden kêu gọi người ủng hộ bỏ phiếu sớm
Trump kêu gọi người Nevada đi bầu sớm, trong khi Biden thúc giục dân Bắc Carolina "bỏ phiếu ngay hôm nay", trước cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng.
"Bỏ phiếu sớm đang diễn ra, vì vậy hãy ra ngoài và bỏ phiếu thôi", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/10 nói với người ủng hộ trong cuộc mít tinh vận động tranh cử ở thành phố Carson, bang Nevada. Bang Nevada cho phép cử tri bắt đầu bỏ phiếu bầu tổng thống từ ngày 17/10.
Tại Bắc Carolina, nơi 1,4 triệu người, chiếm khoảng 20% số cử tri của bang, đã đi bỏ phiếu kể từ sáng 18/10, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cũng kêu người dân "bỏ phiếu càng sớm càng tốt".
"Chúng ta phải duy trì động lực đáng kinh ngạc này. Chúng ta không thể dừng lại. Đừng chờ đợi nữa, hãy bỏ phiếu ngay hôm nay", Biden nói trong một cuộc "mít tinh xe hơi" ở thành phố Durham hôm 18/10, trong khi người ủng hộ ông ngồi trong xe riêng và liên tục nhấn còi tán thành.
Biden cũng chỉ trích Trump sau khi Tổng thống Mỹ cuối tuần qua tuyên bố nước này đã "vượt qua" đại dịch Covid-19. "Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn và ông ấy vẫn tiếp tục nói dối chúng ta", ứng viên đảng Dân chủ nói, thêm rằng tỷ lệ các ca nhiễm nCoV mới ở Mỹ đang tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng qua.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tại cuộc tranh luận đầu tiên ở Ohio ngày 29/9. Ảnh: AFP.
Còn trong sự kiện ở Nevada, Tổng thống Mỹ tiếp tục chế giễu Biden vì cách tiếp cận của ông với đại dịch Covid-19. "Hãy lắng nghe các nhà khoa học", Trump nói với giọng điệu mỉa mai. "Nếu tôi hoàn toàn lắng nghe các nhà khoa học, đất nước chúng ta bây giờ đã rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng."
Theo Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida hôm 18/10, khoảng 27,9 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống, mức cao kỷ lục. Những lo ngại về vấn đề sức khỏe khi đi bỏ phiếu trực tiếp thời Covid-19 được cho là nguyên nhân khiến người Mỹ tích cực bỏ phiếu sớm năm nay.
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã bước vào chặng cuối cùng và hai ứng viên Trump - Biden chỉ còn buổi tranh luận cuối cùng vào 22/10 để thể hiện lập trường riêng của mình tới các cử tri. Sau khi cuộc tranh luận trực tiếp hôm 15/10 bị hủy, hai ứng viên tổng thống đã có màn "đấu khẩu" khi xuất hiện trên truyền hình trực tiếp cùng lúc.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ 'chạy nước rút' tại các bang bỏ phiếu sớm Chiến dịch tranh cử của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang đẩy mạnh các sự kiện nhắm vào những người đi bỏ phiếu sớm trước khi hai ứng viên bước vào vòng tranh luận cuối cùng. Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện trước hàng nghìn người hâm mộ tại Muskegon, Michigan ngày 17/10....