Bầu cử Mỹ 2020: Facebook gỡ nhóm trực tuyến kêu gọi biểu tình
Phóng viên TTXVN tại Mỹ cho biết, ngày 5/11, Facebook đã thẳng tay gỡ bỏ một tài khoản có tên “Stop the Steal” (tạm dịch “Ngăn chặn đánh cắp”) trên nền tảng mạng xã hội bởi nhóm này vừa được thành lập và phát triển rất nhanh nhằm kêu gọi biểu tình phản đối việc kiểm phiếu bầu cử trên khắp nước Mỹ.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại và máy tính. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Wall Street Journal nhận định đây có thể là một trong những động thái mạnh mẽ của “gã khổng lồ” công nghệ nhằm kiểm soát những hoạt động can thiệp kết quả bầu cử trên không gian mạng. Người phát ngôn của Facebook cho biết đây là hành động phù hợp với quy định được áp dụng trong thời điểm gia tăng căng thẳng để ngăn một nhóm ảo trên mạng xã hội phát động các sự kiện “có thực trong đời thực”. Thực tế trong mấy ngày gần đây cũng đã cho thấy nhiều nhóm trên nền tảng Facebook đã tổ chức các cuộc biểu tình tại các điểm kiểm phiếu, buộc nhiều chính quyền địa phương phải siết chặt an ninh để đảm bảo công tác kiểm phiếu được tiến hành thông suốt.
Được biết, nhóm “Stop the Steal” thu hút 361.000 thành viên chỉ trong vòng 24 giờ để phản đối tiến trình kiểm phiếu bầu cử mà họ cho rằng có nhiều gian dối trên quy mô lớn. Bà Cindy Pfingston Chafian, một trong những người tạo nhóm “Stop the Steal”, đã phản đối quyết định của Facebook. Viết trên Twitter, Chafian cho rằng đây là hành động “bịt miệng” 365.000 tiếng nói tại Mỹ và rằng mục đích của nhóm này chỉ để kêu gọi người dân tới giám sát công tác kiểm phiếu ở các bang.
Video đang HOT
Trước đó hồi đầu tuần, Facebook cũng đã gỡ bỏ một nhóm khác gồm 79.000 thành viên có tên gọi “Stand Up Michigan to Unlock Michigan” (Michigan vùng lên để giải phóng Michigan). Nhóm này ban đầu được thành lập để phản đối các biện pháp đóng cửa nền kinh tế vì đại dịch COVID-19 nhưng nay lại kích động người dân phản đối tiến trình kiểm phiếu ở Detroit.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nhấn mạnh những lo ngại về bạo loạn liên quan đến bầu cử là lý do khiến công ty phải siết chặt kiểm soát đối với những phát ngôn trên mạng xã hội Facebook, dù đây là điều công ty không muốn làm. Hãng công nghệ Twitter cũng cam kết có những hoạt động kiểm soát tương tự đối với những thông điệp can thiệp bầu cử kể từ hôm 3/11.
TikTok ra hướng dẫn về bầu cử Mỹ
TikTok đưa các hướng dẫn về bầu cử Mỹ vào ứng dụng nhằm giúp người dùng tiếp cận các thông tin đúng về cuộc bầu cử năm nay.
Trước TikTok, Facebook, Twitter, YouTube và các ứng dụng Internet khác đều nỗ lực cung cấp cho người dùng những tin tức đáng tin cậy và tránh bị lợi dụng để đưa ra các thông tin sai lệch đối với cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Hướng dẫn của TikTok cung cấp đường dẫn đến các trang đăng ký thông tin cử tri và truy cập thông tin bầu cử từ các nguồn tin cậy như Hiệp hội Thư ký Quốc gia và BallotReady.
"Mục tiêu của chúng tôi là giữ cho TikTok trở thành nơi mà nội dung xác thực phát triển mạnh và hướng dẫn bầu cử của chúng tôi phản ánh những nỗ lực không ngừng nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của nền tảng của chúng tôi và các cuộc bầu cử ở Mỹ", quản lý chính sách công của TikTok tại Mỹ, Michael Beckerman đăng trên blog.
Logo của ứng dụng video Trung Quốc TikTok bên ngoài văn phòng của công ty tại California, Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: AFP.
Theo ông Beckerman, hướng dẫn có thể được truy cập từ trang Khám phá trong ứng dụng TikTok và sẽ xuất hiện các kết quả tìm kiếm liên quan đến bầu cử. Hướng dẫn cũng sẽ được liên kết ở cuối các video liên quan bầu cử hoặc trên các tài khoản chính trị đã được xác minh.
Giám đốc điều hành Alex Niemczewski của BallotReady cho biết "Trên TikTok, chúng tôi đang thấy cách mọi người, đặc biệt là những cử tri trẻ, hứng thú với các vấn đề quan trọng và sẵn sàng nói lên tiếng nói của họ". "Các cử tri trẻ hơn thường không nhận thức hết mọi thứ sẽ xuất hiện trên lá phiếu của họ, và chúng tôi tin rằng TikTok có thể giúp họ bỏ phiếu thành công", ông Niemczewski nói thêm.
Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas hôm 27/9 đã ra phán quyết tạm thời dừng lệnh cấm tải xuống theo yêu cầu của TikTok, đồng nghĩa TikTok có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ, liên quan lệnh cấm TikTok do chính quyền Tổng thống Trump áp đặt.
TikTok gần đây đã xúc tiến một thỏa thuận nhằm giúp ứng dụng này tiếp tục được hoạt động tại Mỹ, sau khi Trump hồi tháng 8 ký các sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance phải bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động. Nhà Trắng cáo buộc sự hiện diện của ứng dụng tại Mỹ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Ông Trump cho biết thỏa thuận giữa TikTok với hai công ty Mỹ gồm hãng công nghệ Oracle và chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đang được xúc tiến. Theo đó, hai công ty sẽ mua lại tổng cộng 20% cổ phần của một công ty mới mang tên TikTok Global, đặt trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, Trump hôm 21/9 tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa thuận nếu ByteDance vẫn duy trì quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
ByteDance chưa hoàn tất thỏa thuận với Oracle và Walmart do chưa thống nhất được về các điều khoản phân chia cổ phần, cũng như ai sẽ kiểm soát dữ liệu và thuật toán của TikTok.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trước đó khẳng định lập luận của Washington về an ninh quốc gia để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Cả nhà Thủ tướng Armenia nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 Phát biểu trong một video phát trực tuyến trên Facebook, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm nay (1/6) thừa nhận ông đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo Thủ tướng Arnenia, ông không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh Covid-19. Ông quyết định xét nghiệm khi chuẩn bị thăm khu vực tiền tuyến. Thủ tướng Armenia Pashinyan. Ảnh: Al Jazeera. Kết quả...