Bầu cử Mỹ 2020: Đã có kỷ lục chưa từng thấy
Còn 1 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, giữa lúc hai ứng cử viên là Tổng thống Donald Trump và đối thủ Biden đang ráo riết vận động, thì hàng chục triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm, báo hiệu cuộc bầu cử có tính cách quyết định này sẽ đạt tỷ lệ cử tri đi đầu phiếu cao kỷ lục.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu cập nhật ngày 29/10 của dự án Bầu cử Mỹ 2020 thuộc Đại học Florida cho biết hơn 80 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, bằng khoảng 58% tổng số người đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016 và phá vỡ kỷ lục về bỏ phiếu sớm tại nước này.
Tại Texas chẳng hạn, tính cho tới ngày Chủ nhật 25/10, gần 7,4 triệu phiếu bầu sớm đã được ghi nhận, đánh dấu 82% tổng số phiếu bầu của bang này vào năm 2016. Các chuyên gia dự báo số cử tri đi bầu năm nay sẽ vượt con số 138 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Vào thời điểm đó, chỉ có 47 triệu cử tri đi bỏ phiếu .Trong số các tiểu bang báo cáo số liệu bầu cử, cử tri yêu cầu 87 triệu phiếu bầu qua đường bưu điện, theo Giáo sư McDonald, ước lượng sơ khởi 41 triệu phiếu bầu đã được gửi qua đường bưu điện.
Tại 20 bang có đăng ký dữ liệu cử tri theo đảng phái, số cử tri ủng hộ đảng Dân chủ đi bầu sớm là 18,2 triệu người, trong khi con số này bên đảng Cộng hòa là 11,5 triệu. Có khoảng 8,8 triệu cử tri phi đảng phái đã bỏ phiếu sớm.
Theo các dữ liệu của một trung tâm nghiên cứu của Đại học Tufts, con số cử tri trẻ tuổi đi bầu sớm tăng vọt, đặc biệt tại các bang thiết yếu đối với ông Biden và ông Trump, như Michigan, Florida và North Carolina.
Video đang HOT
Giáo sư Michael McDonald thuộc Đại học Florida cho rằng, những phiếu bầu gửi qua đường bưu điện có thể được gửi đi hàng loạt vào lúc sắp kết thúc giai đoạn bầu cử sớm, làm các quan chức bị quá tải. Vì vậy việc cử tri chọn đi bầu trực tiếp nhưng sớm hơn giúp trải dài công việc của các giới chức bầu cử, giảm bớt gánh nặng khi công việc bị dồn lại trong cùng một lúc.
“Đây là một tin vui, bởi vì chúng tôi rất lo lắng về làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử giữa trận đại dịch.”
Năm 2019, Giáo sư McDonald tiên đoán khoảng 150 triệu người sẽ đi đầu phiếu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, tượng trưng cho tỷ lệ 65%, con số cao nhất tính từ năm 1908.
Nhưng bây giờ, ông công nhận rằng con số 150 triệu được dự báo có thể là một con số quá thấp và vào cuối tuần này, ông sẽ phải nâng cao con số dự báo.
Theo Hãng tin Bloomberg, mặc dù ông Biden hiện dẫn trước ông Trump khoảng 7,7% điểm trong các cuộc thăm dò toàn quốc, ông và Tổng thống Donald Trump về cơ bản đang hòa nhau ở bang Florida. Ông Trump từng thắng bà Hillary Clinton với chênh lệch sát sao chỉ 1,2% tại bang này vào năm 2016.
Bầu cử Mỹ 2020: Choáng với số tiền tốn kém nhất lịch sử tiêu cho hai ông Biden và Trump
Tại cuộc bầu cử Mỹ 2020, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đang trên đà trở thành ứng viên đầu tiên trong lịch sử huy động được số tiền khổng lồ 1 tỷ USD từ các nhà tài trợ.
Cuộc bầu cử Mỹ 2020 giữa ông Trump (phải) và đối thủ Biden được xem là tốn kém nhất lịch sử Mỹ. Ảnh: Chelsea Stahl
Tờ Business Insider India hôm 29/10 đưa tin, Center for Responsive Politics (CRP), tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi hoạt động chi tiêu chính trị ở Mỹ, chỉ ra rằng, cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 sẽ trở thành cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử Mỹ, với tổng chi phí dự kiến là 14 tỷ USD - gấp đôi so với cuộc bầu cử năm 2016.
"Tổng chi phí cho cuộc bầu cử năm 2020 sẽ là gần 14 tỷ USD, gấp đôi chi phí của cuộc bầu cử 4 năm trước. Đây là một con số chưa từng thấy, biến cuộc bầu cử năm nay thành cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ. Chúng tôi trước đó ước tính tổng chi phí là gần 11 tỷ USD. Nhưng một lượng lớn các khoản quyên góp chính trị cuối cùng đã đẩy tổng chi phí vượt qua con số 11 tỷ USD", CRP cho biết.
Theo CRP, ông Biden cũng sẽ là ứng viên đầu tiên trong lịch sử huy động được 1 tỷ USD từ các nhà tài trợ.
Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ đã thu về số tiền quyên góp kỷ lục 983 triệu USD tính tới ngày 14/10, cho thấy nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm đánh bại ông Trump. Tổng thống Mỹ đương nhiệm và đội ngũ tranh cử của ông kêu gọi được số tiền ít hơn, 596 triệu USD.
Sheila Krumholz, giám đốc điều hành của CRP, nhận định: "Các nhà tài trợ đã rót số tiền kỷ lục vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 và năm nay dường như là sự tiếp nối của xu hướng đó. 10 năm trước, một ứng viên tổng thống tỷ USD là điều ít ai nghĩ tới. Nhưng ở cuộc bầu cử Mỹ năm nay, điều đó có thể xảy ra".
Với sự thúc đẩy từ những người ủng hộ, đảng Dân chủ tiếp tục thể hiện thế mạnh gây quỹ, giúp họ thống trị cuộc đua tiền bạc trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018.
"Cỗ máy kiếm tiền của đảng Dân chủ còn mạnh hơn trong năm 2020", CRP cho hay.
Các ứng viên và nhóm thuộc đảng Dân chủ đã chi ra 5,5 tỷ USD cho bầu cử, so với con số 3,8 tỷ USD của đảng Cộng hòa. CRP cho rằng chưa bao giờ đảng Dân chủ lại nắm lợi thế tài chính lớn như vậy.
Thống kê cho thấy, 2 đảng đều kêu gọi được nhiều hơn từ những nhà tài trợ nhỏ. Nhưng đảng Dân chủ vẫn chiếm ưu thế khi kêu gọi được 1,7 tỷ USD, trong khi đảng Cộng hòa chỉ thu về 1 tỷ USD.
Ông Trump có tiếp tục làm Tổng thống hay không, giờ chỉ trông vào bang này? Có một bang ở Mỹ có truyền thống không nghiêng về bất cứ đảng phái chính trị nào trong các cuộc bầu cử, được so sánh với quả lắc chuông đồng hồ vì có thể dự báo chính xác người thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông Trump trả lời báo giới sau khi bỏ phiếu cho chính mình ở bang Florida....