Bầu cử Mỹ 2012: Những kỷ lục mới
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012 tuy còn đúng 10 ngày nữa mới kết thúc, nhưng đến nay đã có ít nhất hai kỷ lục được xác lập. Đó là về số tiền quyên góp và tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bỏ phiếu tại Trung tâm cộng đồng Quốc vương Martin Luther ở Chicago ngày 25.10. Ảnh: Internet
Các báo cáo cập nhất về các hoạt động quyên góp tranh cử trình lên Ủy ban Bầu cử quốc gia cho biết, tổng số tiền quyên góp riêng cho ghế ứng cử viên tổng thống đến tối 25.10 đã vượt ngưỡng 2 tỉ USD so với 1,8 tỉ USD cùng kỳ năm 2008. Trong đó, riêng hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa- đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney đã quyên góp được 1,7 tỉ USD.
Số tiền đóng góp cao kỷ lục này phản ánh thái độ háo hức của cả các cử tri lẫn các tổ chức chính trị muốn tác động vào việc lựa chọn vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ vào ngày 6.11 tới.
Với mức tiền quyên góp lớn đã đạt được này, các chuyên gia dự báo cuộc tổng tuyển cử năm 2012 sẽ trở thành cuộc tổng tuyển cử tốn kém nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ hiện đại, hơn cả mức 5,8 tỉ USD trong cuộc bầu cử năm 2008, nhất là trong bối cảnh các điều kiện về đóng góp năm 2012 được nới lỏng hơn.
Trong tổng số tiền đóng góp trên, có gần 300 triệu USD là do các ủy ban hành động chính trị (PAC) quyên góp được từ đầu năm 2011. Tổng thống Obama năm 2008 quyên góp được món tiền kỷ lục 750 triệu USD, năm nay dự kiến có thể vượt ngưỡng 1 tỉ USD như kế hoạch đã định trước. Riêng trong 15 ngày đầu tiên của tháng 10 này, ông Obama đã quyên góp được 88,8 triệu USD và ông Romney quyên góp được 111,8 triệu USD.
Video đang HOT
Hai tổ chức PAC lớn nhất hậu thuẫn cho ông Romney là American Crossroads và Restore Our Future, đến hết tháng mười đã quyên góp được tổng cộng 210 triệu USD, trong khi tổ chức lớn nhất ủng hộ ông Obama là Priorities USA cũng đã quyên góp được 62,8 triệu USD. Riêng cá nhân tỉ phú Sheldon Adelson- trùm sòng bạc ở thành phố sòng bạc Las Vegas- đã đóng góp vào quỹ ủng hộ ông Romney và các ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Cộng hòa hơn 40 triệu USD.
Cùng ngày, một kỷ lục khác cũng đã được thông báo, đó là về số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm. Theo điều tra của Reuters/Ipsos, trong cuộc bầu cử năm 2012, số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm có thể lên tới 40%. Ngày 25.10, ông Obama đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên đi bỏ phiếu sớm tại thành phố quê hương Chicago, bang Illinois.
Theo kết quả điều tra, trong số những cử tri đã đi bỏ phiếu sớm có 54% cho biết họ bỏ phiếu ủng hộ ông Obama làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ 4 năm, so với 39% bỏ phiếu hậu thuẫn cho ông Romney lên làm ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng. Cả ông Obama và ông Romney đều đang thúc giục ủng hộ viên của mình đi bỏ phiếu sớm.
Theo laodong
Tổng thống Obama bỏ phiếu sớm tại quê nhà
Tổng thống Obama ngày 25/10 đã đi bỏ phiếu ở thành phố quê nhà Chicago để hưởng ứng cuộc vận động cử tri đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được xem là một cuộc "rượt đuổi" sít sao.
Tổng thống Obama: "Tôi không thể nói tôi bỏ phiếu cho ai"
Ông Obama đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi bầu cử sớm. Ông bỏ phiếu trong chiến dịch vận động "về đích" kéo dài 2 ngày ở 8 bang dao động khắp nước Mỹ.
Trong khi đó, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney đang ởOhio, bang dao động có thể nắm giữ chìa khóa vào Nhà Trắng.
Khi còn 13 ngày nữa là bước vào ngày bầu cử 6/11, một cuộc thăm dò mới trên toàn quốc cho thấy ông Romney giành được 50%-47% số phiếu ủng hộ của cử tri.
Một cuộc điều tra do Langer Research Associates thực hiện cho đài ABC News cho thấy 52% số người được hỏi cho rằng ông Romney là người đáng tin cậy hơn trong việc điều hành nền kinh tế, trong khi tỉ lệ này với Obama chỉ là 43%. Đây là lần đầu tiên một ứng cử viên giành được tỉ lệ ủng hộ vượt trội rõ ràng.
Tổng thống Obama đã bỏ phiếu vào ngày 25/10 nhằm khuyến khích các cử tri đi bỏ phiếu sớm. Trong tuần này nhiều bang đã mở cửa phòng bỏ phiếu để phục vụ các cử tri.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã bỏ phiếu vắng mặt vào ngày 15/10 vừa qua.
Theo ước tính, 7,2 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm, và cho đến ngày bầu cử khoảng 35% cử tri được ước tính đã bỏ phiếu.
Vào ngày hôm qua, chiến dịch tranh cử của Obama cũng công bố sự ủng hộ đố với luật hôn nhân đồng tính ở 3 bang dự kiến sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này vào tháng 11 tới.
Tại Maryland và Washington, một số cử tri đang muốn dùng lá phiếu để lật ngược lại dự luật hôn nhân đồng tính đã được ký thành luật hồi đầu năm nay. Trong khi đó, Maine hiện đang bỏ phiếu để quyết định xem có đưa lại luật hôn nhân đồng tính đã bị dỡ bỏ vào năm 2009 hay không.
Ông Obama lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ quyền kết hôn của các cặp đồng tính vào tháng 5 năm nay.
Do cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là cuộc cạnh tranh ở từng bang một, nên ứng cử viên tổng thống phải giành chiến thắng ở các chiến trường chính như Ohio, Virginia và Florida, những bang không tin tưởng bỏ phiếu cho một đảng nào. Lịch sử cho thấy chưa có một ứng viên đảng Cộng hòa nào vào được Nhà Trắng mà không chiến thắng ở Ohio.
Chiến dịch tranh cử của Obama gần đây đã giành được phán quyết của tòa, cho phép Ohio mở cửa bỏ phiếm sớm vào cuối tuần trước cuộc bầu cử ngày 6/11.
Theo Dantri
Các bang còn dao động trong bầu cử Tổng thống Mỹ Tại các bang còn dao động, ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đang tạm dẫn trước đối thủ về tỷ lệ ủng hộ. Trung bình các cuộc thăm dò, ông Romney dẫn trước 0.9 điểm Mỗi ứng viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhận được sự ủng hộ gần như bất biến của một số bang nhất định....