Bầu cử miền Đông Ukraine đào sâu mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây
Ngày 2/11, hai nhà nước tự xưng của Ukraine là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk tổ chức tổng tuyển cử. Cuộc bầu cử này được cho là có thể gây ra một đợt căng thẳng mới giữa Nga và phương Tây và các bên đã có những phản ứng khác nhau trước sự kiện này.
Trong phản ứng mới nhất, các nhà lãnh đạo châu Âu đều không thừa nhận tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu này.
Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Zakharchenko tham gia vận động tranh cử. Ảnh AFP
Người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, các bên có những quan điểm khác nhau về cuộc bầu cử tại miền Đông Ukraine.
Theo Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, chỉ có một cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua phù hợp với hiến pháp của Ukraine. Theo đó, cuộc bỏ phiếu tại miền Đông sẽ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Đức và các nước châu Âu khác đều không công nhận cuộc bầu cử này.
Trong khi đó, Ukraine hối thúc Nga gia tăng áp lực lên lực lượng đối lập để không tổ chức các cuộc bầu cử đối đầu ở miền Đông đất nước. Tổng thống Ukraine Poroshenko cho rằng, các cuộc bỏ phiếu của phe đối lập sẽ làm tổn hại đến quá trình đàm phán hòa bình vốn đã rất yếu ớt.
Cùng ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo Moscow không nên công nhận cuộc bầu cử bắt đầu vào ngày 2/11 của lực lượng đối lập miền Đông Ukraine.
Theo ông, các cuộc bỏ phiếu diễn ra ở Donetsk và Lugansk sẽ làm suy yếu những nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.
“Hành động của Nga ở Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế. Niềm tin của NATO đối với Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và hành động này của Nga đặt ra thách thức lớn đối với an ninh các nước khối NATO”, ông Stoltenberg nói.
Ông Stoltenberg cũng kêu gọi Moscow tôn trọng cam kết Minsk mà người Nga đã ký, giúp mở đường cho một giải pháp hòa bình ở Ukraine.
Ngày 1/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết, Mỹ sẽ không công nhận kết quả bầu cử của phe đối lập diễn ra vào ngày mai tại khu vực Cộng hoà nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.
Video đang HOT
“Chúng tôi quan ngại về cuộc bầu cử bất hợp pháp mà phe đối lập tại miền Đông Ukraine tổ chức vào ngày 2/11. Mỹ sẽ không công nhận kết quả cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này vi phạm tinh thần Thỏa thuận ngừng bắn ký ngày 5/9 tại Minsk, trong đó kêu gọi các cuộc bầu cử ở khu vực miền Đông phải phù hợp với luật pháp Ukraine về tình trạng đặc biệt của khu vực này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia khác từ chối các nỗ lực bất hợp pháp và thay vào đó là cuộc bầu cử địa phương ngày 7/12 tới”, bà Psaki tuyên bố.
Tuy nhiên trái với lập trường của phương Tây, Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử gây tranh cãi của lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 2/11 tại Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng sẽ rất quan trọng từ quan điểm hợp pháp hóa quyền lực. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những hướng quan trọng nhất của thỏa thuận Minsk. Chúng tôi hy vọng rằng việc bày tỏ nguyện vọng của cử tri sẽ được tiến hành tự do và sẽ không có ai từ bên ngoài cố gắng phá hoại”.
Như vậy, với những quan điểm trái ngược giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc bầu cử tại khu vực miền Đông ở Ukraine thì điều này có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ của các bên vốn đã căng thẳng sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trước đó, hôm 29/10, Liên minh châu Âu tuyên bố không loại trừ khả năng áp đặt gói trừng phạt mới nhằm vào Nga trong trường hợp Moscow chính thức công nhận cuộc bầu cử ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng tại miền Đông Ukraine.
Theo Vũ Anh Tuấn (tổng hợp)
VOV- Trung tâm Tin
BTQP Mỹ tới Trung Quốc: "không thắt chặt mà đào sâu khoảng cách"
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tới Trung Quốc không khiến quan hệ được thắt chặt mà lại đào sâu khoảnh cách 2 cường quốc qua hàng loạt mâu thuẫn.
Trao đổi thẳng thắn đào sâu khoảng cách?
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Trung Quốc đã đào sâu thêm khoảng cách giữa 2 bên khi ông này tranh cãi với người đồng cấp Trung Quốc trên nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh với các nước láng giềng, chương trình trên lửa của Triều Tiên và hoạt động gián điệp trên mạng.
Trước đó, ông Hagel và người đồng cấp - tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi có thêm đối thoại giữa 2 cường quốc. Nhưng người Mỹ vẫn nhận được nhiều câu hỏi "thù địch" trong văn phòng của các quan chức Quân đội Nhân dân Trung Hoa.
Một quan chức Trung Quốc cho rằng, ông Hagel và Mỹ lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc nên đã sử dụng các nước láng giềng để cản đường Bắc Kinh trước khi nước này trở thành một thách thức khó giải quyết của Mỹ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc phủ nhận việc Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc nhưng ông Hagel vẫn gặp các câu hỏi khó thay vì thái độ chào mừng như người tiền nhiệm Leon Panetta nhận được vào năm 2011.
Theo Tân Hoa Xã, ông Hagel cũng nhận được sự khiển trách thẳng thừng từ Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ngày 8/4/2014.
Viện dẫn những lời bình luận gay gắt trước đó của ông Hagel trong chuyến thăm tới châu Á, tướng Phạm Trường Long cho biết người Trung Quốc bao gồm cả ông này đều không hài lòng với những lời nhận xét đó.
Tuy nhiên, thư ký phụ trách báo chí của ông Hagel cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đã trao đổi quan điểm rất thẳng thắn.
Trong buổi phát biểu tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, ông Hagel đã chỉ trích việc Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên cũng như việc Bắc Kinh tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng nhỏ hơn tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với Nhật và Philippines, ông Hagel nhấn mạnh về liên minh quân sự với Nhật cũng như các nước châu Á khác cho biết: "Cam kết của chúng tôi với các nước đồng minh trong khu vực rất vững chắc".
"Mỹ cần kiềm chế đồng minh"
Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông làm dấy lên lo ngại về cuộc xung đột vũ trang giữa các quyền lực châu Á. Ở Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với đồng minh khác của Mỹ là Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đổ lỗi cho các đồng minh Mỹ bao gồm Nhật và Philippines về căng thẳng tăng cao và cho rằng Washington cần hạn chế các nước này. Bắc Kinh hi vọng Washington sẽ giữ Tokyo trong giới hạn, tướng Thường Vạn Toàn cho hay trong cuộc họp báo chung.
Đường màu đỏ là đường đánh dấu vùng bị Trung Quốc cho rằng là lãnh thổ của nước này.
Ông Thường Vạn Toàn cho biết, chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả quần đảo tranh chấp với Nhật là vấn đề cốt lõi và Trung Quốc không thỏa hiệp về vấn đề này. Nhưng ông này cũng cho biết Trung Quốc sẽ không chủ động khuấy lên mẫu thuẫn mới trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh từng đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông bao gồm cả quần đảo tranh chấp và vấp phải sự lên án từ Washington.
Ông Hagel cho rằng, các nước có quyền lập ADIZ nhưng việc lập khu vực này không tham vấn các chính phủ khác có thể dẫn dến sự hiểu lầm và xung đột.
Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc đóng góp nhiều hơn đối với vấn đề Triều Tiên và cảnh báo Bắc Kinh có thể làm tổn hại đến vị thế quốc tế của Trung Quốc khi nước này không kiềm chế được Triền Tiên.
An ninh mạng: kẻ cắp gặp bà già?
Bắc Kinh và Washington cũng có đối thoại xung quanh vấn đề an ninh mạng. Ông Hagel cho biết, Lầu Năm Góc lần đầu tiên chia sẻ học thuyết chiến tranh mạng với các quan chức Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc làm điều tương tự.
Theo ông Hagel, Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc người Trung Quốc sử dụng Internet để thâm nhập, trộm cắp sở hữu trí tuệ cũng như thực hiện hoạt động gián điệp.
Mỹ đã đầu tư rất nhiều cho bộ chỉ huy tác chiến mạng sau khi nghi ngờ Quân đội Trung Quốc đứng đằng sau cuộc tấn công mạng vào mạng lưới chính phủ cũng như các tập đoàn Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã đạo đức giả khi cho rằng cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cũng thực hiện các hành động gián điệp tương tự bao gồm cả vụ đột nhập vào mạng lưới của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.
Trước đó, các sĩ quan Trung Quốc đã đưa ông Hagel lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh ở căn cứ Thanh Đảo. Ông Hagel đã bày tỏ lòng biết ơn về chuyến thăm tàu Liêu Ninh và gọi đây là bước đi hứa hẹn.
Theo Kiến thức