Bầu cử Israel: Bổn cũ soạn lại, khó toại lần hai
Tiếp tục sắm vai “người bảo vệ đất nước” cùng sách lược khôn khéo, song liệu vận may có mỉm cười với ông Benjamin Netanyahu một lần nữa vào ngày 17/9? Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã triển khai nhiều sách lược khôn khéo để chiến thắng trong cuộc Bầu cử ngày 17/9 sắp tới. (Nguồn: Wall Street Journal)
Ngày 10/9, ông Netanyahu đã khẳng định sẽ sáp nhập Bờ Tây và chiếm quyền kiểm soát Thung lũng Jordan nếu đảng Likud của ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tới. Nếu được triển khai, kế hoạch này sẽ định hình lại xung đột Israel – Palestine, khiến Palestine bị hoàn toàn cô lập và giải pháp “Hai nhà nước” trở bất khả thi. Năm tháng trước, hai tuần trước bầu cử tháng 4, ông Netanyahu cũng từng hành động tương tự khi vận động Tổng thống Donald Trump công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel. Có thể thấy, chiêu bài bảo vệ lợi ích quốc gia thông qua mở rộng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine đã được ông Netanyahu áp dụng không chỉ một lần.
Tương tự, ngày 9/9, Thủ tướng Israel đã đưa ra những “bằng chứng cụ thể” về “cơ sở phát triển vũ khí hạt nhân bí mật” của Iran ở Abedeh, phía Nam thành phố Isfahan, đồng thời khẳng định người Iran đã phá huỷ cơ sở này sau khi bại lộ bí mật. Đáng chú ý, tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tel Aviv thể hiện mình sẵn sàng hết lòng với Washington nhằm gây áp lực tối đa với Tehran.
Người xưa hay nói “Làm bạn với Vua như chơi với hổ”. Song ở thế kỷ 21, những ông vua đã dần bị thế chỗ bởi lãnh đạo các nước lớn. Thủ tướng Israel muốn chứng tỏ rằng ông có thể gặt hái lợi ích từ họ mà không bị “cắn” lại. Trước bầu cử tháng 4, ông đã tới Washington vai kề vai cùng Tổng thống Donald Trump thì một tuần đếm ngược tới bầu cử tháng 10, ông lại xuất hiện ở Moscow tay bắt mặt mừng với Tổng thống Vladimir Putin.
Video đang HOT
Không ai nghi ngờ sự nhạy bén chính trị và các sách lược lấy lòng cử tri đầy khôn ngoan của nhà lãnh đạo 69 tuổi. Tuy nhiên, thực tế và kết quả lại không ủng hộ Thủ tướng Netanyahu. Trong cuộc bầu cử lần trước, đảng Likud của ông chỉ giành được 35 ghế, hoà với đảng Xanh – Trắng của cựu Tổng Tham mưu trưởng, Tướng Benny Gantz. Dù được chỉ định thành lập Chính phủ và trở thành Thủ tướng cầm quyền lâu nhất tại quốc gia Do Thái, song ông Netanyahu đã chẳng có nhiều thời gian để vui mừng. Sự bất hoà giữa các đảng phái liên minh đã buộc ông phải tổ chức bầu cử sớm.
Tuy nhiên, theo thăm dò dư luận, kết quả lần này cũng không có lợi cho đương kim Thủ tướng Israel. Một khi thất bại, ông Netanyahu sẽ khó thoát khỏi các cáo buộc về gian dối, phá vỡ niềm tin và hối lộ, đang chực chờ được khởi tố vào đầu tháng 10 tới.
Quan trọng hơn, đồng minh thân cận nhất của Tel Aviv là Washington cũng chưa có “lời chúc phúc” như thường lệ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không hưởng ứng tuyên bố của ông Netanyahu về sáp nhập Bờ Tây. Lời khẳng định sẽ “không có bất kỳ sự thay đổi trong chính sách của Mỹ ở thời điểm này” về Trung Đông của Washington là có thể hiểu được, khi Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner dự kiến sẽ sớm công bố kế hoạch hoà bình sau thời gian chắp bút.
Sự ra đi của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, cùng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ thiện chí gặp gỡ người đồng cấp Iran đã khiến Tel Aviv bị lạc nhịp. (Nguồn: Reuters)
Sự ra đi của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, người ủng hộ nhiệt thành các chính sách cứng rắn của Israel, cùng việc Tổng thống Donald Trump sẵn sàng gặp gỡ người đồng cấp Iran Hassan Rouhani, khiến các chiến dịch tấn công phủ đầu và gây áp lực với Tehran của Tel Aviv bị lạc nhịp.
Nỗ lực giành sự ủng hộ từ Nga của Israel cũng bị dội gáo nước lạnh, khi ông Putin cho rằng động thái đơn phương mở rộng lãnh thổ chiếm đóng “sẽ khiến căng thẳng leo thang nhanh chóng trong khu vực.”
Trả lời phỏng vấn KAN Radio, chính ông Netanyahu đã phàn nàn rằng các cử tri muốn ông làm Thủ tướng song lại không muốn bỏ phiếu cho các đảng liên minh, đồng thời thừa nhận các cuộc khảo sát nội bộ cho thấy khả năng chiến thắng là thấp. Tuy nhiên, “30 chưa phải là Tết” và hiện vẫn còn quá nhiều ẩn số để sớm kết luận về số phận của chính trị gia lão làng tại Tel Aviv.
Theo baoquocte
Tiết lộ nội dung dàm phán giữa Putin và Thủ tướng Israel
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận về thỏa thuận Syria, đồng ý tiếp tục đối thoại quân sự, Ngoai trương Nga Sergei Lavrov nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
"Từ các vấn đề quốc tế, chúng tôi tập trung vào tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, trong đó nhấn mạnh vào giai phap vân đê Syria", - ông Lavrov nói.
Theo ông, tại cuộc họp "hai bên đồng ý tiếp tục và tăng cường đối thoại giữa quân đội".
"Nó đang phát triển tốt. Ca hai bên đêu hỗ trợ nỗ lực như vậy", Bộ trưởng nói thêm.
Trươc đo, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố răng liên hệ trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin đã ngăn chặn cuộc đụng độ với Nga ở Syria. Ông lưu ý rằng các liên hệ với ông Putin là đáng giá nhất đối với ông và góp phần phát triển quan hệ kinh tế cùng có lợi giữa hai nước.
Theo Danviet
Trump- Bolton: Cặp bài trùng đã hết trùng và sự thật phía sau Khác với người tiền nhiệm, ông Bolton từng được coi là cặp bài trùng với ông Trump. Ông Bolton và ông Trump nghĩ cùng tần sóng và phát ngôn cùng tông điệu về "Nước Mỹ trước hết". Về việc thực hiện lợi ích quốc gia của Mỹ bằng mọi cách và với mọi giá, cũng có thể coi là bất chấp thủ đoạn,...