Bầu cử Iran: Tổng thống Rouhani và đồng minh thắng lớn ở Tehran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và các đồng minh giành 15/16 ghế trong Hội đồng chuyên gia cùng toàn bộ 30 ghế của thủ đô Tehran trong quốc hội, Reuters cho biết hôm 29.2.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội hôm 26.2 – Ảnh: Reuters
Cuộc bầu cử hôm 26.2 tại Iran sẽ chọn ra 290 đại biểu quốc hội và 88 thành viên thuộc Hội đồng chuyên gia.
Các đồng minh của Tổng thống Rouhani đã chiếm lợi thế đặc biệt tại thủ đô Tehran, Reuters dẫn kết quả được hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA công bố. Các đồng minh của ông Rouhani giành tất cả 30 ghế trong quốc hội do cử tri Tehran bầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, các cử tri ở thủ đô cũng bỏ phiếu lựa chọn 16 người trong 28 ứng viên vào Hội đồng chuyên gia. Kết quả hôm 29.2 cho thấy ông Rouhani và đồng minh giành được 15/16 ghế tại Tehran. Hội đồng chuyên gia vốn là cơ quan quyền lực nhất Iran, có quyền chỉ định lãnh đạo tối cao tiếp theo của nước này.
Những kết quả này có lợi cho những người ủng hộ cải cách tại Iran và theo đuổi chính sách ôn hòa hơn với phương Tây, trái với thiên hướng bảo thủ của lãnh tụ tối cao Iran, ông Anyatollah Ali Khamenei.
Hai thành viên có đường lối bảo thủ của Hội đồng chuyên gia là Mohammad Yazdi và Mohammad-Taghi Mesbah-Yazdi đều mất ghế. Tuy nhiên, một thành viên theo đường lối cứng rắn khác là Ahmad Jannati vẫn vừa kịp “đáp” ở vị trí thứ 16 tại Tehran. Ông Ahmad Jannati là chủ tịch của Hội đồng giám hộ, một cơ quan giáo sĩ đã loại phần lớn các ứng viên có khuynh hướng cải cách trong cuộc bầu cử này, theo Reuters.
Nhận xét sau khi cuộc bầu cử diễn ra, lãnh tụ tối cao Ali Khamenei ca ngợi số lượng cử tri đi bầu đông đảo. Và dù không đưa ra bình luận trực tiếp nào cho các kết quả trên, đại giáo chủ Ali Khamenei đề nghị bộ máy mới “không nên chịu ảnh hưởng từ phương Tây”.
Tổng thống Rouhani là người có xu hướng cải cách, ủng hộ các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran và chính sách cải cách kinh tế, hòa hoãn với phương Tây. Các kết quả vừa qua đem lại hy vọng cho những người Iran ủng hộ ông Rouhani, nhưng thực tế phe bảo thủ vẫn chiếm lợi thế ở nhiều khu vực bên ngoài Tehran.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Khích lệ và ràng buộc
Sau khi Quốc hội Iran phê chuẩn thỏa thuận giữa Tehran với 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ và Đức về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran và với sự chứng nhận của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Mỹ và EU đang chuẩn bị nới lỏng những biện pháp trừng phạt Iran.
Cơ sở hạt nhân Bushehr phía nam Iran - Ảnh: AFP
Mọi dấu hiệu đều cho thấy Mỹ và EU sẽ công bố quyết định quan trọng này trước khi các đối tác nói trên nhóm họp lại để đàm phán nhằm hoàn tất hiệp ước liên quan.
Tuy chưa dỡ bỏ hoàn toàn những biện pháp trừng phạt nhưng với quyết định nới lỏng, Mỹ và EU không chỉ thực hiện những gì đã cam kết với Iran mà còn gián tiếp công nhận phía Iran cũng đã thực hiện những cam kết của mình, đồng thời khẳng định quyết tâm và thiện chí cùng với Iran đi nốt chặng đường cuối cùng của việc giải quyết dứt điểm vấn đề hạt nhân. Từ phía Iran cũng thấy biểu hiện quyết tâm và thiện chí tương tự.
Như thế có thể nói cả hai đang nỗ lực tạo bầu không khí chính trị thuận lợi cho vòng đàm phán sắp tới. Cả hai phía đều đã phải vượt qua chính mình với việc dẹp bỏ mọi chống phá trong nội bộ để có được những kết quả nói trên.
Ngầm ẩn hiện ở phía sau tất cả những động thái ấy từ cả hai phía là chủ ý khích lệ và ràng buộc lẫn nhau cũng như dùng khích lệ để ràng buộc lẫn nhau vào việc tiếp tục kiên định tiến trình này.
Nó chẳng khác gì những kẻ cùng trên một con thuyền nhắc nhở nhau đừng làm gì khiến thuyền bị chìm. Trong khi sự tin cậy lẫn nhau chưa được tạo dựng hay mới chỉ ở mức rất mong manh thì đó là cách tiếp cận hợp lý nhất và thực tiễn nhất của cả Mỹ, EU lẫn Iran.
La Phù
Theo Thanhnien
Quốc hội Iran bỏ phiếu tán thành thỏa thuận hạt nhân Quốc hội Iran đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận hạt nhân mà nước này đạt được với các cường quốc. Thỏa thuận này giờ chỉ còn chờ đánh giá của hội đồng giáo sĩ Iran trước khi được phê chuẩn chính thức. Quốc hội Iran đã thông qua dự luật về hạn chế chương trình hạt nhân của nước này - Ảnh:...