Bầu cử địa phương: Dấu chấm hết cho một ‘Ukraine thống nhất’
Ngày 25/10, các cuộc bầu cử địa phương đã được tổ chức tại Ukraine. Kết quả bầu cử cho thấy sự phân rã rõ ràng giữa miền Đông và miền Tây Ukraine – dấu hiệu cho thấy tương lai của một “Ukraine thống nhất” dường như đã chấm hết.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Cuộc bầu cử “bẩn” nhất trong lịch sử Ukraine
Sự phân chia giữa hai miền Đông-Tây Ukraine được thể hiện ngay ở con số cử tri đi bầu. Tỷ lệ cử tri đi bầu nói chung ở Ukraine khá thấp, chỉ đạt 46,6% nhưng số lượng cử tri ở miền Tây đi bầu cao hơn hẳn so với miền Đông. Có đến 56% lượng cử tri ở miền Tây đi bầu cử, trong khi đó con số này ở miền Đông Ukraine là dưới 40%. Đặc biệt ở Donetsk (khu vực do chính quyền Kiev kiểm soát), lượng cử tri đi bỏ phiếu chỉ nhỉnh hơn 30% và con số cử tri đi bầu ở Odessa là hơn 41%.
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp không phải là không có nguyên do. Các tổ chức quan sát bầu cử quốc tế cho rằng bầu cử địa phương lần này là cuộc bầu cử “bẩn” nhất trong lịch sử Ukraine. Tổ chức OPORA đã ghi nhận hàng nghìn vi phạm bầu cử tại các điểm bỏ phiếu, trong đó có đến 70% vi phạm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử. Trong khi đó, do một số vi phạm trong quá trình in ấn phiếu bầu nên cuộc bầu cử ở Mariupol và ở thành phố Krasnoarmeisk thuộc tỉnh Donetsk đã bị hủy bỏ toàn bộ.
Ngay sau đó, Tổng thống Poroshenko và “Khối đối lập” (OB) đã quay sang cáo buộc lẫn nhau về hành vi phá hoại bầu cử. Tuy nhiên, rõ ràng là phe OB không có lý do gì để cản trở bầu cử vì tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy OB có khả năng cao sẽ giành chiến thắng và có ít nhất 70% ứng cử viên của OB sẽ trúng cử vào các hội đồng địa phương. Còn cơ hội cho phe ông Poroshenko có thể giành chiến thắng hầu như không có.
Mặc dù bầu cử ở Mariupol bị hủy bỏ nhưng sau khi kiểm tra lượng lớn phiếu bầu, phe đối lập OB tuyên bố đã giành chiến thắng tại 6 tỉnh gồm Donetsk, Dneprpetrovsk, Lugansk, Zaporoz, Nhikolaev và Odessa. Theo thủ lĩnh OB Yuri Boiko, OB cũng đã cải thiện được vị trí của mình tại 6 tỉnh khác. Tuy nhiên, chiến thắng của OB tại các khu vực này chưa thực sự thuyết phục do vẫn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ lực lượng thân với Tổng thống Poroshenko.
Tại Dneprpetrovsk, theo các số liệu exit-poll, đảng UKROP của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky đang dẫn đầu, còn phe OB chỉ giành được vị trí thứ hai. Vòng hai bầu cử thị trưởng sẽ là cuộc cạnh tranh giữa ứng cử viên của UKROP và OB.
Tại Odessa, vị trí thứ nhất thuộc về đảng “Hãy tin vào công việc” (đảng các khu vực cũ) của Thị trưởng Odessa Gennadi Trukhanov. Vị trí thứ hai với hơn 30% số phiếu bầu thuộc về ứng cử viên Sasha Borovik (đảng được cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili tích cực vận động hành lang). Còn ở Kharkov, một ứng cử viên khác của “đảng khu vực” cũ là Gennadi Kernes cũng giành thắng lợi ngay từ vòng một với số phiếu áp đảo và điều này đã gây nên những phản ứng dữ dội trên các trang mạng xã hội Ukraine.
Tại phía Tây Ukraine, đảng “tự cứu mình” của thị trưởng Lvov Andrey Sadovoi cũng giành được số phiếu bầu khá cao để trở thành người đứng đầu thành phố. Tuy nhiên, OB cũng có những kết quả khá khả quan khi giành chiến thắng ở Ivano-Frankovsk. Khối Poroshenko giành ưu thế tại khu vực miền Trung, cụ thể ở ở Kiev với việc cựu võ sỹ Vitali Klichko giành chiến thắng ngay từ vòng 1 bầu cử Thị trưởng Ukraine. Nói chung ở phía Tây và Nam Ukraine, đảng của ông Poroshenko chỉ đứng thứ 2-3 khi chỉ giành được từ 10-20% số phiếu bầu.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử ở Mariupol (Ukraine) bị hủy bỏ
Sở dĩ cuộc bầu cử lần này, theo giới phân tích, trở thành cuộc bầu cử “bẩn” nhất lịch sử Ukraine là do tất cả các đảng phái chính trị Ukraine đều nỗ lực PR cho hình ảnh của mình và công bố các kết quả bầu cử theo kiểu mình đã giành chiến thắng. Trong khi phe đối lập tuyên bố về việc đã củng cố được vị thế của mình thì phe thân tổng thống lại tuyên truyền rằng sự “trả thù của đảng các khu vực” đã không được hiện thực. Còn ở Donetsk, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Donetsk Pavel Zebrivsky cho rằng mặc dù OB giành chiến thắng về mặt con số nhưng “nói chung Donetsk vẫn thuộc về các lực lượng sức mạnh Ukraine” và “người cười cuối cùng” mới là người cần nói đến.
Sự phân rã trong chính trường Ukraine
Theo Giám đốc Viện phát triển quốc gia hiện đại của Nga Dmitri Solonhikov, việc không đảng phái nào giành được chiến thắng áp đảo là yếu tố cho thấy sự phân tách rõ ràng vùng miền ở Ukraine. Sự phân chia này tiếp tục được đào sâu, bất chấp các khẩu hiện về một “đất nước thống nhất”.
Solonhikov cho rằng, do tất cả các đảng đều tuyên bố chiến thắng nên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là người dân Ukraine sẽ tin tưởng lực lượng chính trị nào. Sự chia rẽ lực lượng- điển hình trong các giai đoạn tổng thống gần đây của Ukraine, tiếp tục diễn ra. Người dân miền Đông Ukraine tin tưởng phe đối lập (tiền thân là “đảng các khu vực” cũ) có xu hướng thân Nga. Còn tại phía Tây, người dân lại ủng hộ các lực lượng chính trị có xu hướng thân phương Tây. Do đó, việc xây dựng một nhà nước thống nhất khi vẫn còn những tranh cãi về thân Nga hay thân phương Tây sẽ khó có thể thực hiện được.
Mặc dù có sự chia cắt sâu sắc nhưng việc liên bang hóa Ukraine sẽ khó có thể xảy ra khi chính quyền hiện nay ở Ukraine vẫn tại vị. Vấn đề đáng quan tâm nhất là liệu các đảng nhận được số phiếu cần thiết trong cuộc bầu cử này có yêu cầu giải tán Quốc hội để tiếp tục bầu cử lại nhằm thay đổi thành phần chính phủ hay không. Nếu như Chính phủ Ukraine hiện nay có sự thay đổi thì khi đó mới có khả năng liên bang hóa Ukraine. Hiện tại, rõ ràng cả ông Poroshenko và ông Yatsenuk đều sẽ không muốn liên bang hóa Ukraine.
Số lượng cử tri Ukraine đi bầu cử rấ thấp.
Trong cuộc bầu cử này, ưu thế thuộc về từng đảng riêng lẻ (như ở Kharkov là đảng “Phục hưng” chiến thắng, ở Lvov là đảng “Tự cứu mình”, ở Ivano-Frankovsk là đảng “Tự do”, ở Odessa là đảng của Gennadi Trukhanov…). Điều này đã cho thấy sự phân rã trên chính trường Ukraine tiếp tục diễn ra. Nếu như trước đây chỉ có một số đảng lớn giành ưu thế ở khu vực Đông Nam, phía Tây và miền Trung Ukraine thì hiện nay, sự phân rã đã thể hiện ngay ở trong phạm vi một khu vực. Do đó, nếu như các cuộc bầu cử Quốc hội bất thường được tổ chức thì sẽ không có lực lượng nào đủ để đại diện cho từng khu vực.
Xu hướng này đang cho thấy đã có sự phân tách rõ rệt trên chính trường Ukraine. Cùng với sự suy yếu của chính quyền trung ương do nhiều nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, các vấn đề nội bộ…, sự phân rã này sẽ ngày càng được củng cố. Các chính quyền địa phương sẽ cố gắng vượt qua sự kiểm soát của chính quyền trung ương để hoạt động một cách độc lập. Xu hướng này sẽ ngày càng được củng cố và gia tăng, bất chấp khả năng họ sẽ phải đối mặt với các chính sách hà khắc của chính quyền trung ương. Nó sẽ là sự khởi đầu cho quá trình đưa một “Ukraine thống nhất” vào “dĩ vãng”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.Và trang svpressa của Nga.
Đức Dũng
Theo Infonet
Ukraine cạn tình với Nga
Quốc hội Ukraine vừa tuyên bố đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp tác với Nga xây 2 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền Tây Ukraine.
Ngày 16/9, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng với Nga tại nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền tây Ukraine.
Tổng số 234 nghị sỹ trong số 307 nghị sỹ có mặt tại phiên bỏ phiếu đã ủng hộ dự luật do chính phủ đệ trình, vượt quá số phiếu tối thiểu cần thiết là 226 phiếu, cơ quan báo chí Quốc hội Ukraine cho biết.
Bình luận về động thái này, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Alexander Svetelik đã cáo buộc Nga "không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận", đồng thời cho rằng Ukraine sẽ tìm kiếm "một đối tác thay thế" để hoàn thành xây dựng lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky.
Nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky của Ukraine.
Tháng 6/2010, Nga và Ukraine đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Khmelnitskiy. Theo thỏa thuận, Moscow cam kết đầu tư 5 đến 6 tỷ USD cho dự án này.
Việc xây dựng 2 lò phản ứng này đã bắt đầu từ năm 1985, nhưng đã bị tạm dừng vào năm 1986 sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Chernobyl, làm lò phản ứng hạt nhân số 4 bị phá hủy.
Ukraine phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, với hơn một nửa sản lượng điện. Hiện tại, 15 lò phản ứng hạt nhân tại 4 nhà máy năng lượng hạt nhân đang vận hành tại quốc gia đông Âu này.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine quyết định dừng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực đã ký kết trước đó.
Trước đó, chính quyền tổng thống Petro Poroshenko đã ra nghị định hủy bỏ thỏa thuận với Nga về hợp tác sản xuất và khoa học kỹ thuật giữa các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng của hai nước, được ký ngày 18 tháng 11 năm 1993 tại thành phố Moscow của Nga.
Từ lâu, Ukraine đã trở thành nhà cung cấp chính cho Nga gần như tất cả các loại vũ khí và các ngành kỹ thuật quân sự như Tổ hợp Iudzmas, cung cấp trang thiết bị cho tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân SS-18, SS-9, tên lửa đẩy trong lĩnh vực vũ trụ Đnhepr, Zenhit, hệ thống dẫn và điều khiển UR-1000N. Hệ thống thủy lực và giảm tốc của Su-27, Su-30, Su-35, Su-34 cũng do Ukraine sản xuất...
Như vậy với quyết định cứng rắn trên, 2 nước đã chính thức đoạn tuyệt quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quân sự sau nhiều tuyên bố không chính thức của giới chức lãnh đạo Ukraine, thông qua các phương tiện truyền thông.
Ukraine đã hủy nhiều hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng với Nga từ sau khi 2 nước căng thẳng vì vấn đề bán đảo Crimea.
Hồi tháng 5 vừa qua, Ukraine cũng đã đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, ngày 20/5 cho biết, Kiev đã quyết định hủy bỏ thỏa thuận hợp tác kỹ thuật-quân sự trên với Nga.
Ông Yatsenyuk cho rằng, Liên bang Nga là quốc gia xâm lược, sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea, can thiệp quân sự tại các khu vực Donetsk và Lugansk, gây nên một mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Do đó, Nội các nước này quyết định phải chấm dứt thỏa thuận hợp tác.
Mặc dù đã đưa ra các quyết định cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga và bày tỏ thái độ công khai thù địch nhưng trên thực tế, Ukraine vẫn phải lệ thuộc nhiều vào đất nước láng giềng.
Tình hình khó khăn, khủng hoảng của đất nước buộc chính quyền tổng thống Poroshenko phải tiếp tục xin trì hoãn thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD nhận của Nga từ thời cựu Tổng thống Viktor Yanukovych (hồi tháng 12/2013) đồng thời yêu cầu được tiếp tục giảm giá khí đốt cho đến cuối năm nay.
Hoàn Nguyễn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
"Ba Lan sẽ không còn là người bảo vệ Ukraine tại châu Âu" Giới chuyên gia đánh giá kết quả bầu cử mới đây tại Ba Lan sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhỏ trong mối quan hệ giữa quốc gia Đông Âu này với Liên minh châu Âu và Ukraine. Tổng thống đắc cử Ba Lan Andrzej Duda (Ảnh: TASS) "Chiến thắng của ứng viên phe đối lập, ông Andrzej Duda trong cuộc bầu...