Bầu cử Campuchia và Thái Lan: Bên đã tỏ, bên chưa tường
Câu chuyện về lựa chọn lãnh đạo ở hai đất nước Đông Nam Á cho thấy một số điểm đáng chú ý.
Cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha trở thành Chủ tịch Hạ viện mới sau ngày 4/7. (Nguồn: AFP)
Ngày 4/7, phiên họp đầu tiên của Hạ viện mới tại Thái Lan đã khép lại. Cựu Thủ tướng Thái Lan, ông Wan Muhamad Noor Matha của đảng Prachachat được bầu làm Chủ tịch Hạ viện. Hai ghế Phó Chủ tịch lần lượt thuộc về ứng viên Padipat Suntiphada, đảng Tiến bước (MFP) và Pichet Chuamuangphan, đảng Vì nước Thái (Pheu Thai).
Kết quả trên là minh chứng cho sự thỏa hiệp từ hai chính đảng hàng đầu trong liên minh tiềm tàng. Họ nhất trí bầu chính trị gia đến từ đảng trung lập ít phiếu hơn trở thành người đứng đầu Hạ viện. Còn ghế Phó Chủ tịch thuộc về người của MFP và Pheu Thai.
Video đang HOT
Ngày 3/7, Quốc vương Norodom Sihamoni ký Sắc lệnh ban hành Luật Bầu cử sửa đổi, tập trung vào cải cách “quyền ứng cử” được nêu rõ trong Hiến pháp, cũng như thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo chính trị được bầu ở cấp quốc gia và địa phương.
Trước đó một ngày, NEC cho ra mắt hệ thống theo dõi phiếu bầu tại các điểm bỏ phiếu thông qua ứng dụng di động NEC KH. Đầu tháng Bảy, 18 đảng phái chính trị của Campuchia đủ điều kiện tham gia tranh cử bắt đầu các chiến dịch vận động.
Điểm thú vị sẽ nằm ở kết quả của hai sự kiện này. Tại Campuchia, gần ba tuần nữa mới đến ngày bầu cử, song đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen được cho là đang chiếm ưu thế. Kịch bản này ngày càng rõ hơn khi đảng Ánh nến (CP) đối lập chính không đủ điều kiện để tranh cử, với nhiều chính trị gia các đảng khác đang có xu hướng gia nhập CPP. Khi đó, chiến thắng của CPP, dù chưa chắc chắn, song luôn rõ ràng.
Thủ tướng Hun Sen trong buổi khởi động chiến dịch tranh cử của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày 1/7 tại Phnom Penh. (Nguồn: AFP)
Trong khi đó, câu chuyện lựa chọn lãnh đạo tại Thái Lan lại có diễn biến khó lường hơn. MFP và Pheu Thai đạt được thỏa thuận về vị trí lãnh đạo Hạ viện, song thử thách thực sự với đảng này và sáu đảng liên minh vẫn còn ở phiên bầu Thủ tướng vào ngày 13/7.
Theo quy định, ứng viên Thủ tướng, hiện là Chủ tịch MFP Pita Limjaroenrat, sẽ cần 375/750 ghế của lưỡng viện để lập chính phủ mới. Liên minh 8 đảng đang chiếm 312/500 ghế tại Hạ viện.
Ẩn số nằm ở Thượng viện. Theo Hiến pháp Thái Lan sửa đổi năm 2018, toàn bộ 250 Thượng nghị sĩ do quân đội Thái Lan bầu chọn. Trước đó, lực lượng này và đảng Tương lai mới (FFP), tiền thân của MFP, nhiều lần đối đầu liên quan đến khác biệt trong sửa đổi Luật khi quân.
Không ít người hoài nghi về khả năng Thượng viện sẽ ủng hộ ông Pita Limjaroenrat. Ngay cả tân Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha cũng để ngỏ khả năng cuộc bỏ phiếu “phải lặp lại nhiều lần” trước khi đi đến kết quả thuận lợi.
Trong trường hợp ông Pita không nhận được sự ủng hộ cần thiết, đảng Pheu Thai có khả năng sẽ đề xuất ứng cử viên thủ tướng. Không loại trừ MFP và Pheu Thai sẽ trở lại cách giải quyết trước đó – lựa chọn một chính trị gia trung lập từ các đảng ít phiếu hơn làm thủ tướng, với lãnh đạo MFP và Pheu Thai đảm nhiệm vị trí then chốt trong chính phủ.
Bên đã tỏ, bên chưa tường là vậy.
Quốc hội Thái Lan chốt ngày bầu thủ tướng mới
Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha thông báo, quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu bầu thủ tướng mới vào ngày 13/7.
Ông Wan Noor đưa ra tuyên bố hôm nay (5/7), chỉ một ngày sau khi đắc cử ghế Chủ tịch Hạ viện. Theo Reuters, với vai trò mới, chính khách này có thể kêu gọi một cuộc họp chung của Hạ viện và Thượng viện để bầu ra thủ tướng tiếp theo của Thái Lan.
Ứng viên thủ tướng của đảng Tiến bước Pita Limjaroenrat (giữa) tới cuộc họp Quốc hội Thái Lan ở Bangkok ngày 4/7. Ảnh: Reuters
Đảng Tiến bước (MFP) đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 khi giành được nhiều ghế nhất (151 ghế) trong Hạ viện. Liên minh giữa MFP với đảng dân túy Pheu Thai (giành được 141 ghế) và 6 đảng khác, đang chiếm đa số tại Hạ viện khi có trong tay 312 ghế trong tổng số 500 ghế.
Cho đến nay, ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo MFP đang được coi là ứng cử viên hàng đầu để trở thành thủ tướng thứ 30 của Thái Lan. Tuy nhiên, để có thể trở thành người thay thế Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayuth Chan-ocha, ông Pita cần tối thiểu 376 phiếu bầu từ lưỡng viện, bao gồm 500 hạ nghị sĩ và 250 thượng nghị sĩ.
Ông Wan Noor cho hay, liên minh 8 đảng sẽ ủng hộ ông Pita. Tuy nhiên, nếu chính khách này không nhận được đa số phiếu bầu cần thiết từ lưỡng viện sau vài lần đề cử, các nhà lập pháp có thể phải tìm kiếm những giải pháp khác.
Bầu cử Thái Lan: Vị trí thủ tướng có thể phải bầu nhiều lần Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, tân Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha ngày 4/7 cho biết ông không chắc cuộc bầu chọn thủ tướng có thể lặp lại bao nhiêu lần nếu ứng cử viên thủ tướng của đảng Tiến bước (MFP) Pita Limjaroenrat không nhận được sự ủng hộ cần thiết. Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng...