Bầu cử bổ sung ở Australia: Đảng Tự do cầm quyền thất cử
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử bổ sung ghế trống của cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ở khu vực Wentworth, Sydney, được công bố ngày 22/10 cho thấy ứng cử viên của đảng Tự do cầm quyền Dave Sharma đã thất bại trước ứng cử viên độc lập Kerryn Phelps.
Thủ tướng Morrison sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải điều hành một chính phủ thiểu số. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho biết trong cuộc bầu cử bổ sung ở Wentworth hôm 20/10 vừa qua, ứng cử viên độc lập Phelps hiện dẫn đầu với 51,1% phiếu bầu, nhiều hơn 1.600 phiếu bầu so với ứng cử viên đảng Tự do cầm quyền Sharma – được 48,9% phiếu bầu.
Kết quả này khó có thể đảo ngược cho tới khi có kết quả chính thức công bố vào chiều 23/10 do chỉ còn số ít phiếu chưa được kiểm gửi qua đường bưu điện.
Cuộc bầu cử bổ sung ở Wentworth là một phép thử quan trọng đối với chính phủ của đương kim Thủ tướng Australia Scott Morrison bởi sau khi mất ghế thủ tướng hồi cuối tháng Tám vừa qua, ông Turnbull cũng rời Quốc hội, đẩy liên đảng Tự do-Quốc gia cầm quyền vốn chỉ chiếm quá bán 1 ghế tại Hạ viện rơi vào thế ngang bằng.
Video đang HOT
Như vậy, với kết quả trên, đảng Tự do đã không tự lấp được chỗ trống mà ông Turnbull để lại, khiến Thủ tướng Morrison gặp nhiều khó khăn hơn khi phải điều hành một chính phủ thiểu số.
Giờ đây, Thủ tướng Morrison có thể phải lựa chọn kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn hoặc để “sống sót” duy trì tới cuộc bầu cử vào tháng 5/2019 thì đều phải dựa vào sự ủng hộ của các nghị sỹ độc lập hoặc đảng nhỏ hơn.
Sáng 22/10, một số nghị sỹ các đảng nhỏ và độc lập cho biết sẽ gặp Thủ tướng Morrison để nêu vấn đề kêu gọi tổ chức bầu cử trước thời hạn nếu một số bất đồng giữa họ và liên đảng cầm quyền trong vấn đề chống biến đổi khí hậu và tình trạng người tị nạn trên đảo Nauru (nơi đặt trung tâm giam giữ người tị nạn của Australia ở Thái Bình Dương) không được giải quyết.
Bất chấp nguy cơ phải điều hành một chính phủ thiểu số, Thủ tướng Morrison vẫn tỏ ra lạc quan khi cho biết liên đảng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nghị sỹ đảng nhỏ và độc lập như trước nay bởi kể từ khi thay đổi chính phủ hồi cuối tháng 8 vừa qua, liên đảng vẫn chỉ có 75 ghế chứ không phải 76 ghế trong Hạ viện có 150 ghế./.
Theo vietnamplus
Thủ tướng Morrison sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải điều hành một chính phủ thiểu số. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Úc xem xét chuyển Đại sứ quán đến Jerusalem
Thủ tướng Úc Scott Morrison để ngỏ khả năng dời Đại sứ quán của nước này đến Jerusalem, đánh giá đây là một đề xuất hợp lý.
Theo Thủ tướng: "Chúng tôi cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Nhưng thẳng thắn mà nói thì cách này không mang lại nhiều tiến bộ. Bạn không thể lặp lại một hành động rồi mong đợi sẽ có kết quả khác biệt".
Nhà lãnh đạo Úc cho biết: "Lập trường của Úc cho đến nay là không thể xem xét vấn đề công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, theo đuổi giải pháp hai nhà nước. Rồi Đại sứ Úc tại Israel Dave Sharma vài tháng trước đề xuất thúc đẩy cả hai. Tôi nghĩ khi có người nói ra điều hợp lý thì cần lắng nghe họ. Nước Úc, bản thân tôi lẫn chính quyền nên cởi mở với đề xuất này".
Thủ tướng Morrison phủ nhận Mỹ gây sức ép khiến ông cân nhắc khả năng dời Đại sứ quán, đồng thời cho biết đã bàn bạc chuyện này với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu.
Tuyên bố của Thủ tướng Morrison được đưa ra trước khi ứng viên đảng Tự do Dave Sharma bước vào cuộc bầu cử nghị sĩ bổ sung diễn ra tại khu vực bầu cử Wentworth đông người Do Thái.
Tình trạng pháp lý của Jerusalem là vấn đề nhạy cảm - Ảnh: CSIS
Theo người phát ngôn Penny Wong của đảng Lao động đối lập: "Thay vì lao vào trò chơi giành phiếu bầu (cho đảng Tự do) nguy hiểm và lừa dối, Morrison nên cố gắng điều hành tốt bằng cách cam kết hành động chống biến đổi khí hậu, ra luật bảo vệ giáo viên cùng học sinh khỏi nạn phân biệt".
Mỹ vào tháng 5 vừa qua chính thức mở cửa Đại sứ quán nước này tại Jerusalem, sau đó đến lượt Guatemala và Paraguay. Tuy nhiên đến tháng 8, chính quyền của tân Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benitez đảo ngược quyết định, chuyển Đại sứ quán về lại Tel Aviv.
Mỹ đã dời Đại sứ quán đến Jerusalem - Ảnh: ABC News
Jerusalem là nơi có nhiều khu vực linh thiêng của người Do Thái, người Hồi giáo và cả Cơ Đốc giáo, đặc biệt là ở khu vực Đông Jerusalem. Israel chiếm khu vực này trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 và sát nhập vào lãnh thổ nước này sau đó, nhưng động thái ấy không được quốc tế công nhận. Trong khi đó, phía Palestine luôn cho rằng Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai. Tình trạng pháp lý của thành cổ này là vấn đề nhạy cảm.
Cẩm Bình (theo The Guardian)
Theo motthegioi
Phản ứng của Australia khi Trung Quốc và Mỹ căng thẳng trên Biển Đông Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, Australia sẽ giữ thái độ bình tĩnh khi Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Hôm nay (3/10), Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, nước này sẽ giữ thái độ bình tĩnh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi tàu của hải quân Mỹ...