Bầu chọn VĐV tiêu biểu: ‘Không thầy đố mày làm nên’
Bất cứ ai cũng nhớ câu thành ngữ trên nhưng BTC cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc 2017 lại không. Thế mới có chuyện HLV Nguyễn Thị Thanh Hương – người thầy của ‘cô gái vàng’ SEA Games 2017 Lê Tú Chinh không có tên trong danh sách bầu chọn HLV tiêu biểu toàn quốc.
Sáng 28/12, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc 2017. Đây là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Olympic Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp tổ chức; Báo Thể thao Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện.
35 VĐV và 14 HLV
Từ giới thiệu của các Liên đoàn, Hiệp hội và các bộ môn, BTC cuộc bầu chọn đã nhận được 28 đề cử vận động viên (VĐV) tiêu biểu và 11 huấn luyện viên (HLV) toàn quốc cùng 7 đề cử VĐV khuyết tật và 3 HLV khuyết tật xuất sắc toàn quốc.
Ban tổ chức cuộc bình chọn tại TP HCM. Ảnh: Internet
Thể thao Việt Nam vừa trải qua một năm với nhiều thành tích mới được ghi nhận. Đặc biệt, đoàn Thể thao Việt Nam vừa kết thúc SEA Games 29 với 59 HCV, 47 HCB, 55 HCĐ, xếp thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương của Đại hội.
Video đang HOT
Đây là kỳ đại hội thể thao thành công của Thể thao Việt Nam, khi các môn Olympic chiếm 90% số HCV. Các môn Olympic của đoàn Thể thao Việt Nam đã thắng lớn ở kỳ SEA Games này. Điền kinh là môn mang về nhiều HCV nhất cho đoàn Thể thao Việt Nam với 17 HCV, tiếp đó là bơi lội (10 HCV), thể dục dụng cụ (5 HCV) và Karatedo (5 HCV)…
Nổi bật lên trong số các VĐV tiêu biểu là “tiểu tiên cá” Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Kim Sơn ở bộ môn bơi lội; Lê Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền, Vũ Thị Ly, Nguyễn Thị Oanh ở bộ môn điền kinh; các VĐV NKT Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Đặng Thị Linh Phượng, Châu Hoàng Tuyết Loan (cùng môn cử tạ), Vi Thị Hằng (bơi) và Lê Văn Mạnh (điền kinh)….
Bóng đá nam có Đinh Thanh Trung (CLB Quảng Nam); Nguyễn Anh Đức (CLB Becamex Bình Dương); Nguyễn Quang Hải (CLB Hà Nội), các HLV Hoàng Văn Phúc (CLB Quảng Nam); Hoàng Anh Tuấn (Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam), bóng đá nữ có HLV Mai Đức Chung (Liên đoàn bóng đá Việt Nam)…
Đối với VĐV thể thao người khuyết tật, nổi bật là cử tạ: Lê Văn Công (TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Bình An (Trà Vinh). Bơi: Võ Thanh Tùng (TP Hồ Chí Minh); Trịnh Thị Bích Như (TP Hồ Chí Minh); Võ Huỳnh Anh Khoa (TP Hồ Chí Minh). Điền kinh: Nguyễn Thị Hải (TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Hoàng Minh (TP Hồ Chí Minh)…
Sai sót không đáng có
Các nhà báo thể thao khá bất ngờ khi trong danh sách do BTC cung cấp thiếu khá nhiều khuôn mặt tạo nên thành công cho thể thao nước nhà, đặc biệt là điền kinh.
Ánh Viên, VĐV số 1 VĐV tiêu biểu toàn quốc 2017. Ảnh: Internet
Năm 2017, điền kinh đã đóng góp 17/59 HCV cho đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 2017. VĐV Lê Tú Chinh, người đã tỏa sáng, tạo nên “cơn sốt” tại SEA Games 2017 (Malaysia) với 3 HCV 100m, 200m, 4×100m. Nhưng HLV Nguyễn Thị Thanh Hương – thầy của Lê Tú Chinh lại không có tên trong danh sách đề cử.
Tương tự là HLV Vũ Ngọc Lợi, thầy của VĐV Nguyễn Thị Huyền giành 3 HCV 400m, 400m rào, 4×400m) cũng không có tên. Lục tìm danh sách người ta cũng không thấy HLV Nguyễn Mạnh Hiếu – thầy của VĐV Bùi Thị Thu Thảo (HCV giải vô địch châu Á, HCV SEA Games 2017).
Ông Hoàng Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam khi biết chuyện cũng tỏ ra ngỡ ngàng nói: “Hôm nay tôi mới nhìn thấy danh sách này và không hiểu vì sao lạ thế. Theo quan điểm của tôi, HLV Thanh Hương, Ngọc Lợi, Nguyễn Mạnh Hiếu đều xứng đáng được có tên trong danh sách bầu chọn HLV tiêu biểu”.
Giải thích về điều này, BTC cho rằng do “phía bộ môn không thấy đề cử lên (?!) nên dẫn đến sót” và chấp thuận để các phóng viên tham gia bầu chọn điền tay thêm vào phiếu bầu.
Theo Baonghean.vn
Ánh Viên thắng kịch tính đàn em 16 tuổi
Kình ngư số một Việt Nam nhanh hơn Vũ Thị Phương Anh 0,1 giây, giành HC vàng nội dung 100m bơi ếch tại giải quốc gia chiều 6/10.
Ánh Viên giành 7 HC vàng sau hai ngày thi đấu tại giải quốc gia.
Tại vòng loại, Ánh Viên chỉ về thứ hai với thành tích 1 phút 15 giây 51, chậm hơn 1,19 giây so với Vũ Thị Phương Anh. Tuy nhiên vào loạt bơi chung kết, kình ngư sinh năm 1996 thi đấu xuất sắc hơn khi chỉ mất 1 phút 10 giây 85 để chạm đích. Cô giành HC vàng nhờ nhanh hơn Phương Anh 0,1 giây.
Thất bại ở 100m ếch, nhưng sau đó Phương Anh phần nào trả nợ thành công khi giành HC vàng nội dung 4 x 100m tiếp sức nam nữ. Cô cùng Trần Duy Khôi, Trần Ngọc Thi và Lâm Quang Nhật đánh bại Nguyễn Thị Ánh Viên, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Hưởng và Trương Thế Anh, về nhất, phá kỷ lục quốc gia với thành tích 4 phút 02 giây 60.
Đây cũng là nội dung duy nhất Ánh Viên xuống nước không giành được HC vàng trong ngày thi đấu 6/10. Trước đó cô ẵm trọn 4 HC vàng cá nhân ở nội dung 50m bơi bướm, 100m tự do, 100m bơi ếch và 400m tự do. Sau hai ngày thi đấu, đoàn quân đội đứng đầu bảng tổng sắp với cả 7 HC vàng do Ánh Viên mang về. Số HC vàng kình ngư sinh năm 1996 giành được bằng tổng của cả hai đoàn xếp sau quân đội có được là TP HCM (4) và An Giang (ba).
Nếu chỉ tính các nội dung cá nhân, trong ngày 6/10, tại giải quốc gia 2017, Phương Anh là người duy nhất đánh bại được Ánh Viên. Ngày thi đấu 5/10, kình ngư 16 tuổi đánh bại đàn chị để giành HC vàng nội dung 50m ếch.
Theo VnExpress
Quang Liêm vượt Ánh Viên, giành nhiều HC vàng nhất cho Việt Nam ở AIMAG 5 Kỳ thủ TP HCM mang về ba chiếc HC vàng cho đoàn thể thao Việt Nam trong đó có hai nội dung đồng đội và một nội dung cá nhân. Quang Liêm và Trường Sơn tiếp tục vượt qua đối thủ Trung Quốc giành HC vàng cờ chớp đồng đội nam. Ảnh: CMH. Chiều 27/8, Lê Quang Liêm và Nguyễn Ngọc Trường Sơn...