Bầu bồi thẩm đoàn vụ xét xử cựu cảnh sát bị buộc tội giết công dân da màu G.Floyd
Ngày 23/3, một bồi thẩm đoàn gồm 15 thành viên đã được lựa chọn tham gia phiên tòa xét xử Derek Chauvin – cựu sĩ quan cảnh sát bị buộc tội giết người đàn ông da màu George Floyd ở thành phố Minneapolis, Mỹ, hồi năm ngoái.
Hình ảnh cảnh sát ghì cổ Floyd. Ảnh: Sputnik
Theo đó, Thẩm phán tòa án hạt Hennepin – ông Peter Cahill, các công tố viên và luật sư của Chauvin đã nhất trí danh sách bồi thẩm đoàn sau hai tuần tiến hành phỏng vấn các ứng cử viên tiềm năng. Các ứng cử viên đều trong độ tuổi từ 20-60 và thuộc nhiều thành phần sắc tộc khác nhau, phản ánh tính đa dạng của Minneapolis – thành phố lớn nhất bang Minnesota. Họ được yêu cầu trả lời các câu hỏi như đã xem đoạn video ghi cảnh cựu sĩ quan Chauvin ghì cổ George Floyd hay chưa, có tham gia các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc không, quan điểm về lực lượng cảnh sát, về phong trào “Quyền sống cho người da màu” (Black Lives Matters)…
Quy trình xét xử Chauvin dự kiến bắt đầu vào ngày 29/3 tới và kéo dài khoảng một tháng. Tại phiên tòa ngày 29/3, thẩm phán sẽ loại một ứng cử viên, lựa chọn 12 ứng cử viên tham gia xét xử và 2 ứng cử viên dự khuyết. Các thành viên bồi thẩm đoàn sẽ phải đưa ra một quyết định đồng nhất trong trường hợp tòa tuyên buộc tội cựu sĩ quan Chauvin.
Video đang HOT
Ông Chauvin có thể đối mặt với 40 năm tù giam nếu bị kết án tội danh nghiêm trọng nhất – tội giết người cấp độ hai. Tuy nhiên, đến nay bị cáo không nhận tội, đồng thời khẳng định chỉ làm theo đúng quy trình đã được huấn luyện.
Tháng 5/2020, George Floyd, 46 tuổi, bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì cổ trong gần 9 phút khiến ông này bị ngạt thở và tử vong. Cái chết của George Floyd đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ phản đối cảnh sát bạo hành người da màu và nạn phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp của nước này. Làn sóng biểu tình sau đó đã lan ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là phong trào “Quyền sống cho người da màu” (Black Lives Matters). Cảnh sát Chauvin sau đó đã bị sa thải và đối mặt với hai tội danh giết người và ngộ sát. Năm ngoái, gia đình Floyd đã kiện thành phố Minneapolis, sĩ quan Derek Chauvin và 3 cảnh sát khác tại tòa án liên bang, cho rằng việc cảnh sát lạm dụng bạo lực với nạn nhân là vi phạm hiến pháp.
Mỹ: Cựu cảnh sát bị buộc tội giết George Floyd được bảo lãnh tại ngoại
Cựu nhân viên cảnh sát Derek Chauvin được tại ngoại sau khi được chấp thuận nộp khoản tiền bảo lãnh 1 triệu USD với điều kiện không đi khỏi nơi cư trú ở Minneapolis cho đến khi tòa xét xử.
Hình ảnh trích từ video cho thấy cựu sỹ quan cảnh sát Derek Chauvin (giữa) ghì chết công dân da màu George Floyd trên phố Minneapolis, Mỹ ngày 25/5/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Derek Chauvin - cựu nhân viên cảnh sát thành phố Minneapolis bị cáo buộc liên quan cái chết của công dân Mỹ da màu George Floyd ở thành phố này hơn 4 tháng trước đây, đã được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 1 triệu USD.
Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Hennepin đã đăng thông báo về việc Derek Chauvin tại ngoại sau khi được chấp thuận nộp khoản tiền bảo lãnh với điều kiện không đi khỏi nơi cư trú ở Minneapolis cho đến khi tòa xét xử.
Luật sư của gia đình George Floyd đã chỉ trích động thái trên, cho rằng việc Chauvin được tại ngoại gợi lại nỗi đau mất mát của gia đình nạn nhân. Hiện Chauvin cũng như luật sư của cựu cảnh sát này đều chưa bình luận gì về quyết định trên.
Derek Chauvin, 44 tuổi, bị buộc tội giết người và ngộ sát cấp độ 2 và 3. Dự kiến Derek Chauvin sẽ phải ra hầu tòa vào tháng 3/2021 cùng với 3 cựu cảnh sát khác cũng liên quan đến cái chết của George Floyd.
Các cựu cảnh sát này gồm Thomas Lane, J. Alexander Kueng và Tou Thao, bị buộc tội hỗ trợ và tiếp tay giết người. Cả 3 cựu cảnh sát này đã được bảo lãnh tại ngoại trước Chauvin.
Các cựu cảnh sát nói trên đều tham gia vụ bắt giữ Floyd ngày 25/5 và bị sa thải ngay sau khi một đoạn video được công bố, trong đó Chauvin đã dùng đầu gối ghì cổ Floyd cho dù người này không còn phản ứng, 3 cảnh sát còn lại đã không ngăn cản đồng nghiệp, thậm chí còn giúp giữ chặt Floyd.
Công dân da màu này đã tử vong sau đó. Vụ việc đã gây chấn động nước Mỹ, châm ngòi cho làn sóng biểu tình không chỉ diễn ra trên toàn quốc mà còn lan sang nhiều nước khác phản đối nạn phân biệt chủng tộc./.
Mỹ điều tra lại cái chết của George Floyd Bộ Tư Pháp Mỹ đang mở lại hồ sơ điều tra và kêu gọi nhân chứng mới về vụ người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết. New York Times hôm 23/2 đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ đã thành lập một bồi thẩm đoàn mới trong cuộc điều tra về Derek Chauvin, cựu cảnh sát bị buộc tội ghì chết...