Bầu bí 7 tháng, mẹ Sài Gòn vẫn còng lưng trồng rau sân thượng, thành quả ngoài mong đợi
Sân thượng của gia đình chị Luyện vỏn vẹn 10m2 nhưng góc nào cũng xanh mướt màu của rau và các loại cây ăn trái.
Sinh ra ở vùng quê của tỉnh Quảng Nam nên hiện tại dù đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Luyện (sinh năm 1985, mẹ của 4 em bé) vẫn hằng ngày vui vẻ với công việc trồng rau trên sân thượng 10m2 của gia đình.
Chị kể, bản thân sinh ra gia đình nông thôn nên đã theo mẹ ra đồng từ năm lên 7 tuổi. Ngày đó mỗi lần được đào khoai, cắt lúa hay nhổ rau chị lại thích vô cùng. Lớn lên xuống Sài Gòn học tập và chọn nơi đây lập nghiệp chị vẫn nhớ da diết những buổi đội nắng, dầm mưa ra vườn làm nông nghiệp.
Đến đầu năm 2019, chị cùng chồng chuyển nhà đến Q.12, TP.HCM. Thời điểm này chị mang bầu đứa thứ 3, dù thai nhi đã là tới tháng thứ 7 nhưng chị vẫn khiêng chậu cây, những cục đất nhỏ từ dưới nhà lên sân thượng tận tầng 5 để làm vườn rau thủy canh. Chị nghĩ, dù vất vả nhưng đổi lại gia đình sẽ có rau sạch để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, con cái có chỗ học hỏi về thiên nhiên, cây xanh.
Chị kể: ” Bầu bí nhưng ham bê đất rồi leo trèo lên sân thượng làm vườn, mình bị phụ huynh phản đối kịch liệt nhưng mình vẫn quyết tâm làm. Sau 2 mùa rau thuỷ canh ngon lành. Lúc này sinh bé xong tầm được 6 tháng, mình bắt đầu mua sơ dừa, đất, tro trấu phân gà nén, phân dơi khô và bắt đầu trồng vụ mới. Lúc mới đầu cũng bấp bênh vì nhiều yếu tố. Sau này học hỏi thì được chút kinh nghiệm và dần thành công từng bước như hôm nay”.
Những giây phút chị Luyện cùng con vui đùa bên khu vườn của gia đình.
Gốc dưa nào cũng cho quả vàng ươm.
Chị Luyện cho biết, chi phí chăm sóc cho khu vườn không quá tốn kém, vì chị tận dụng rác sinh hoạt và sữa dư từ việc rửa bình của con sau mỗi ngày. “Hồi đó, lúc sinh đứa thứ 3 sữa mình nhiều lắm, phải hút ra trữ đông. Khi nào con dùng không hết trong bình, còn cặn thì mình pha loãng với nước vo gạo để cuối ngày tưới rau. Rau luôn xanh tốt không cần bón phân gì. Vì thế, mẹ nào thấy sữa con uống còn dư đừng vội đổ bỏ đi mà nên tận dụng tuới cây rất tốt. Đến giờ thì mình hay dùng sữa hộp còn thừa để tưới hoặc sữa tươi, nước cơm, vo gạo còn dư”, chỉ Luyện nói.
Ngoài ra chị còn xin cá đồng người ta bỏ đi đem về ủ, xin chuối rục bỏ và mua thêm 2, 3 chục trứng vỡ, và một lon sữa đặc kèm sữa đậu nành họ làm đậu phụ về ủ để dành bón cho dưa rau.
Video đang HOT
Chuối rục, trứng, sữa chị hòa nhau, trộn thêm men vi sinh nông nghiệp, ủ trong 1 tháng lên men tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất vàng sệt.
Cà chua sai lúc lỉu.
Giàn mướp đắng sai quả.
Theo lời bà mẹ 4 con, với những giống cây cần cầu kỳ như dưa lưới cần trồng trong nhà màn thì nhà chị lại trồng lộ thiên nên quá trình chăm sóc khá vất vả. Chị đã phải “thức khuya, dậy sớm” để chăm sóc vườn kỹ lưỡng và bài bản như thế nào. Với việc chăm dưa lưới, chị Luyện dùng phân hữu cơ gà nén, trùn quế, phân dơi khô trộn cùng tro trấu, sơ dừa và đất để có 1 giá thể tốt thì mới có dược những quả dưa to ngon. Nhờ chăm chút cẩn thận, hiện tại vườn có hơn 50 gốc cây dưa các loại và cho hơn 100 trái.
Bên cạnh đó, khu vườn với diện tích khiêm tốn nhưng chị còn trồng được vô số các loại rau, cây trái khác như: Ổi, táo, lựu, chanh, tắc, ớt, khổ qua, bầu, bí, cà chua, đậu các loại… Mùa nào thức ấy vườn nhà chị luôn xanh mướt.
Với thành quả nhiều hơn ngoài mong đợi đó, gia đình chị dùng không hết nên đã đem chia sẻ cho họ hàng, người thân. Ai nấy đều bất ngờ với thành quả sau thu hoạch nên muốn học hỏi cách chăm sóc trồng.
Sau nhiều vụ rau trên sân thượng từ đầu 2019 đến nay gia đình chị rất ít khi nào mua rau hay gia vị ngoài chợ. “Rau mình trồng vừa đảm bảo rau sạch an toàn nên con nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng sức khỏe” - chị nói.
Nhiều loại rau được chị trồng trên sân thượng.
Rau gia vị cũng rất đầy đủ.
Giờ đây, mỗi ngày sau khi đưa hai con lớn đi học, chị lật đật cho hai đứa nhỏ ăn và tranh thủ chạy lên thăm khu vườn, bắt sâu. Chiều chồng đi làm về nhờ trông con phụ là chạy lên xem tình hình ra sao. Đêm khi con ngủ hết, tầm 10 giờ tối chị lại lọ mọ chạy lên thăm khu vườn, xem có bị sâu bệnh hay không và phải xử lý kịp thời. Gần như chị dành nhiều thời gian và tâm huyết cho khu vườn sân thượng.
Từ quá trình làm vườn của mình, chị Luyện cho rằng, nhà mẹ nào có con nhỏ mà có khoảng vườn hay sân thượng thì cố gắng học làm nông bất đắc dĩ. Nếu có thất bại thì coi như rút kinh nghiệm cho ngày mai thành công hơn. Vì sức khỏe cả nhà, hãy tạo ra những thực phẩm xanh, sạch, an toàn cho cả gia đình.
Toàn cảnh khu vườn sân thượng của gia đình chị Luyện.
Đã mắt với vườn nông sản sân thượng trĩu quả của chàng trai trẻ
Ở giữa lòng thành phố nhưng suốt ngày cứ thích trồng cây và chăn nuôi... nên bạn bè chọc Nguyễn Mạnh Tùng là còn trẻ mà sở thích như ông già. Nhưng thành quả của Tùng là vườn nông sản sân thượng trĩu quả đáng ngưỡng mộ.
Mặc dù mọi người nói sở thích của mình giống ông già nhưng Tùng thấy vui mỗi ngày vì được trồng cây và chăn nuôi - NVCC
Trồng cây, chăn nuôi là niềm vui
Mới đây, mọi người ngỡ ngàng khi nhìn thấy những hình ảnh về thành quả giàn cà chua bạch tuộc sai trĩu quả mà Tùng chia sẻ trên mạng xã hội. Mọi người càng ngỡ ngàng hơn khi chỉ mới 28 tuổi nhưng Tùng đã có 10 năm kinh nghiệm trồng nông sản sân thượng.
Anh chàng cho biết bản thân đã thích trồng cây từ bé, vì ngày xưa gia đình Tùng trồng rất nhiều cây ăn trái, nhưng lúc đó thì trồng đất vườn. Sau này khi lớn lên, nhưng đam mê trồng cây vẫn cứ đau đáu trong lòng nên anh chàng đã bén duyên với trồng nông sản sân thượng từ cách đây 10 năm.
Giàn cà chua bạch tuộc sai trĩu quả - NVCC
Ngoài đam mê trồng cây thì anh chàng còn đam mê chăn nuôi, nên tận dụng mọi diện tích có thể trong căn nhà để vừa trồng cây, vừa nuôi các loại vật nuôi và thú cưng. Tùng cho biết sân thượng của gia đình rộng khoảng 80m2, trên tầng 5 Tùng nuôi 30 con chó Poodle để vừa thỏa đam mê vừa để kinh doanh và xung quanh ban công ở tầng 5 Tùng vẫn tận dụng được để trồng rau.
"Bạn bè cứ chọc mình là đam mê sở thích hơi ông già. Nhưng đây cũng chính là niềm vui lớn nhất của mình. Việc trồng cây và chăm nuôi giúp mình thoải mái đầu óc hơn và thấy sống tích cực hơn mỗi ngày"
Nguyễn Mạnh Tùng
"Dù tầng 5 là tầng cao nhất nhà mình rồi nhưng vì đam mê trồng cây và chăn nuôi nên mình và bố tự dựng thêm tầng 6 để nuôi gà, vịt và cả chim bồ câu để vừa lấy trứng, lấy thịt và cả phân để bón cho cây trồng. Và xung quanh khu tầng 6 này cũng trồng được khá nhiều rau ở tầng này. Và nhà còn tầng thượng nữa là nơi mình trồng nhiều rau, cây ăn trái nhất. Nói chung là đủ các loại rau quả và nông sản theo mùa, và mình có cả hệ thống bể cá dưới sân nữa", Tùng kể.
Đa dạng các loại dưa trên sân thượng của Tùng - NVCC
Còn trẻ nhưng lại dành nhiều thời gian để trồng cây và chăn nuôi nên tự bản thân Tùng cũng thấy mình hơi lạ so với bạn bè cùng trang lứa.
"Bạn bè cứ chọc mình là đam mê sở thích hơi ông già. Nhưng đây cũng chính là niềm vui lớn nhất của mình. Việc trồng cây và chăm nuôi giúp mình thoải mái đầu óc hơn và thấy sống tích cực hơn mỗi ngày", Tùng chia sẻ.
Trồng cây cũng như là chăm con
Chia sẻ về hình ảnh giàn cà chua trĩu quả mà ai cũng ngưỡng mộ, Tùng cho biết giàn cà chua đó anh chàng bắt đầu trồng từ tháng 8.2020. Chỉ với 6 cây nhưng thành giàn cà chua trĩu nặng quả và ai nhìn vào cũng phải trầm trồ.
Gia đình Tùng luôn hạnh phúc vì có nông sản sạch ăn mỗi ngày (Trong hình là ba mẹ và cháu gái của Tùng) - NVCC
"Giàn cà chua này là cà chua bạch tuộc giống của Nga nên rất khoẻ và sai quả. Trái thì kích thước trung bình, hình tròn, màu đỏ tươi và vị ngọt nên ăn rất ngon", Tùng chia sẻ.
Bắp sân thượng - NVCC
Để trồng được giàn cà chua bạch tuộc như vậy Tùng phải dành rất nhiều tâm huyết. Từ khâu chọn giống, giá thành cũng đã rất cao khoảng 20.000 đồng/hạt và đất trồng phải tơi xốp, phân bón thì Tùng chủ yếu dùng phân gà mà từ quá trình chăn nuôi thu được.
Phân thì Tùng cho biết phải xử lý ủ men vi sinh chế phẩm trichodema khoảng 3 - 6 tháng mới dùng được. Và theo Tùng một điều rất quan trọng nữa là phải trồng đúng mùa vụ. Cà chua gieo hạt vào khoảng tháng 8. Còn quá trình chăm sóc nên để ý sâu bệnh kịp thời, vì thường phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ngoài cà chua thì Tùng còn trồng rất nhiều loại nông sản khác nhau như sung Mỹ, dâu tây, các loại dưa như dưa lê, dưa hấu, dưa lưới, dưa bở... Rau thì có súp lơ tím, củ cải Hàn Quốc, xà lách Thái...và đa dạng các loại rau ăn hằng ngày cho gia đình.
Tùng cũng cho biết vì là trồng sân thượng nên trồng gối vụ chứ không trồng ồ ạt nhưng thu hoạch thì luôn đủ cho gia đình ăn mỗi ngày, và thực chất nếu chỉ phục vụ cho gia đình ăn thì không bao giờ hết được nên họ hàng hay mọi người đến chơi, lúc nào cũng đều có nông sản sạch để thưởng thức. Nhưng nhìn chung thì nhờ đam mê này mà Tùng nói cả năm lúc nào gia đình cũng có nông sản sạch cho bữa ăn hằng ngày.
Tùng tận dụng nguyên một tầng trong nhà để làm trang trại chăn nuôi và tận dụng phân của vật nuôi làm phân bón cây trồng - NVCC
Nói về bí quyết để có vườn nông sản sân thượng trĩu quả như vậy thì Tùng chia sẻ: "Mình trồng được rất nhiều nông sản, nhưng với mình cứ có hạt giống là mình ắt sẽ có thu hoạch (cười). Vì mỗi giống mình trồng thì mình đều rất tâm huyết và học hỏi trồng cho bằng được.
Nói chung trồng cây như chăm con vậy đó, tuy chưa có gia đình nhưng đã đam mê thì phải có tình cảm và hiểu biết. Nên mình tự mày mò nghiên cứu và học hỏi cách trồng, cũng như chăm sóc để cây có thể đạt được năng suất cao nhất".
"Trang trại rau" 100m2 toàn giống lạ trên sân thượng của cô gái Bình Dương Ngoài những loại rau đặc trưng theo mùa, chị Tươi còn thử sức trồng thêm các giống độc lạ, có hình dáng bắt mắt tựa như những bông hoa. Cách đây hơn 1 năm, chị Trần Thị Tươi (Tân Uyên, Bình Dương) bắt đầu tận dụng khoảng trống ở tầng trệt và sân thượng tầng 2 với tổng diện tích khoảng 100m2 để...