Batman: Arkham Origins đã ra mắt miễn phí trên di động
Tựa game di động Batman: Arkham Origins được thông báo tại sự kiện New York Comic vừa qua nay đã có mặt miễn phí trên App Store dành cho iPad, iPhone và iPod Touch. Game sẽ có mặt trên Android sau này.
Trong game, người chơi sẽ chiến đấu trong xuyên suốt thành phố Gotham, đối mặt với những tên sát thủ nguy hiểm và đáng sợ cùng đàn lính du côn của chúng.
Người chơi có thể kiếm được tiền và phần thưởng trong game để nâng cấp cho nhân vật Batman của minh và mở khoá “hàng tấn” trang phục mới.
Phiên bản di động này còn có thể kết nối với phiên bản console để mở khoá “vật dụng độc quyền” khi phiên bản console này ra mắt vào ngày 25/10.
Theo VNE
Video đang HOT
5 game về Batman tệ nhất mọi thời đại
Đó là Batman, Batman: The Caped Crusader, Batman: The Video Game, Batman Returns, Batman: Dark Tomorrow.
Batman: Arkham Origins đã ra mắt vào ngày 25/10 này, chấm dứt sự chờ đợi mong mỏi của fan suốt hai năm qua. Liệu có phải Hiệp Sĩ Bóng Đêm lúc nào cũng được mong chờ như vậy?
Không giống như phim ảnh, truyện tranh và game dường như là một sự kết hợp khá ăn ý. Thành công của những tựa game như X-men, Teenage Mutant Ninja Turtles hay Spiderman chính là minh chứng rõ ràng cho điều đó, tuy vậy đôi lúc có những sản phẩm kiểu Superman 64 lại khiến cho ta phải xem xét lại. Thực tế cũng cho thấy, game về Batman có đến 20 sản phẩm khác nhau nhưng trước khi series Arkham của Rocksteady ra mắt năm 2009 chúng ta vẫn thích ngắm nhìn siêu anh hùng này trên phim hơn là trở thành anh ấy.
Dưới đây là 5 tựa game về Batman bị đánh giá là tệ nhất mọi thời đại.
Batman (1986)
Sản phẩm game đầu tiên nói về Hiệp Sĩ Bóng Đêm có cái tên rất đơn giản: Batman. Game được phát hành trên các hệ máy Amstrad CPC, ZX Spectrum và MSX microcomputers, những máy mà ngày nay game thủ thậm chí còn không bao giờ nghe đến tên chứ đừng nói là tận tay sờ vào.
Là một game 8 bit và đơn sắc, chính vì thế mà đồ họa không phải là thứ để chúng ta bàn đến. Người chơi sẽ điều khiển một Batman nhỏ xíu có màu vàng trông như miếng pho mát. Trong game, Joker bắt cóc Robin, phụ tá của Batman và nhiệm vụ của anh là phải ngay lập tức tổ chức giải cứu người bạn đồng hành nhỏ tuổi của mình. Nhưng để làm điều đó, Batman phải tìm đủ 7 mảnh Batcraft xung quanh khu vực hang dơi để sửa chữa chiếc thủy phi cơ của mình.
Nghiêm túc mà nói thì đó là toàn bộ nội dung của game. Người Dơi đi tìm phụ tùng sửa xe ngay trong nhà mình thay vì nhảy lên một chiếc xe khác và đi cứu Robin. Cốt truyện dở tệ đến mức nếu như cả Michael Bay, vốn rất nổi tiếng vì những ý tưởng kì quặc cho phim của mình, cũng phải chê game này thì không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ưu điểm duy nhất là khả năng điều tra của Batman sẽ tăng lên đáng kể, tất nhiên trong đây khả năng ấy không dùng để truy bắt tội phạm rồi.
Batman: The Caped Crusader (1988)
Năm 1988, Batman lại có cơ hội để đến với game thủ sau lần ra mắt đầu tiên không thành công trước đó 2 năm, tuy nhiên, thêm một lần nữa các nhà phát triển game lại hạ knock-out Hiệp Sĩ Bóng Đêm. Lần này, Batman phải đối mặt với hai kẻ thù khá nổi tiếng: Penguin và Joker. Game được chia ra làm 2 phần, với phong cách hoạt họa và lối chơi điển hình của game phiêu lưu hành động.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của game là sự phức tạp không lường trước được do không có hướng dẫn cụ thể nên làm gì và làm như thế nào. Giống như hầu hết game của những năm 80, các hướng dẫn ấy đều ở trong một bản hướng dẫn tổng thể đi kèm với game. Tuy nhiên việc chuyển hệ Commodore 64, Amstrad và ZX Spectrum đã khiến Batman: The Caped Crusader trở thành nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền tràn lan, nói cách khác trẻ em không đi mua đĩa gốc mà sẽ lấy bản copy được bạn bè chuyền tay. Kết quả là không có hướng dẫn, game đã trở thành một mớ hỗn độn và khó hiểu, người ta cứ đi và đi mà chẳng biết phải làm gì để ngăn chặn Joker và Penguin cả.
Batman: The Video Game (1989, 1990)
Lần xuất hiện đầu tiên của Người Dơi trên hệ máy NES có lẽ không đến mức thảm họa giống như hai người tiền nhiệm kể trên nhưng không vì thế mà tránh được "cái dớp" mà dòng game này lỡ dính phải. Game này vốn được chuyển thể từ một trong những phim về Batman của Tim Burton, vì lí do nào đó mà người thiết kế đã nghĩ rằng hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu Batman chạy lòng vòng quanh thành phố, ném kẻ xấu vào axit hay quẳng chúng từ trên nóc nhà cao tầng xuống. Điều này đã khiến fan hâm mộ chân chính của Batman phẫn nộ thực sự, vì ai cũng biết rằng Người Dơi không bao giờ sát hại kẻ khác, anh chỉ vô hiệu hóa chúng.
Xét về mặt đồ họa thì Batman: The Video Game cũng không khác biệt nhiều so với các game NES khác, chỉ có điều do các chính sách của Nintendo, game phải chờ đến hơn một năm sau khi phim của Tim Burton ra mắt mới được lên kệ. Điều đó phần nào làm giảm sự háo hức của fan đối với sản phẩm. Một điều khiến game bị chỉ trích là Vicky Vale, người lồng tiếng cho Batman, đã la hét quá nhiều trong khi đó không phải là phong cách thật sự của anh.
Batman Returns (1993)
1993 có thể được xem là năm của Người Dơi khi mà với thành công của bộ phim Người Dơi Trở Lại, Tim Burton đã đóng góp vào kho tàng điện ảnh một trong những bộ phim hấp dẫn nhất mọi thời đại. Tất nhiên các nhà phát triển game cũng không dại gì để bỏ lỡ mất cơ hội quý giá này. Nhưng hãy thử xét tình huống này: Nếu như không có ai đủ sức để làm một game ăn theo phim cho ra hồn, tại sao lại không để họ tự làm ra sản phẩm của riêng mình? Đó chính xác là điều mà họ đã làm, và cái gọi là loạn Batman Returns cũng bắt đầu từ đây.
Batman Returns được phát hành trên tất cả các hệ máy thời bấy giờ. Tuy nhiên mỗi hệ máy lại có một nhà sản xuất riêng và game lại một nội dung riêng, điểm chung duy nhất giữa các sản phẩm này chỉ là cái tên: Batman Returns. Giá trị giải trí cũng rất đa dạng, từ "vui cười nhẹ nhàng" cho đến "không dành cho người thiếu kiên nhẫn, hay nóng giận".
Chẳng hạn, phiên bản trên hệ máy Amiga do một công ty ở Anh phát hành chỉ là một game platform đơn giản trong khi phiên bản của Mega-CD lại là một game đua xe 3D. Phiên bản của Lynx lại khó kinh khủng khi được thực hiện dưới dạng đi cảnh 2D và người chơi chỉ có một mạng duy nhất để hoàn thành toàn bộ, phiên bản của MS-DOS lại là Batman xử lý vấn nạn tội phạm qua camera phát đến hang dơi.
Có đến 8 phiên bản của game được tạo ra và không có phiên bản nào thành công cả, riêng bản Lynx sau này được một trung tâm y tế sử dụng để kiểm tra các bệnh nhân mắc chứng khó kiểm soát bản thân, hay cáu giận.
Batman: Dark Tomorrow (2003)
Có hai điểm tốt duy nhất trong game này, đó là bộ truyện độc quyền dành cho những ai mua bản limited edition, và hai là trong game, ngoài Joker ra còn xuất hiện nhiều kẻ xấu quen thuộc khác như Poison Ivy, Mr. Freeze và Black Mask. Về lý thuyết, đây là ý tưởng rất tốt, tuy nhiên đến lúc thực hiện lại chẳng ra sao cả.
Đồ họa của game dễ khiến người ta liên tưởng đến một hệ máy nào đó từ đầu những năm 90 chứ chẳng phải là của năm 2003, càng không phải ở trên hệ máy GameCube và Xbox. Điều khiển nhân vật thậm chí còn ác mộng hơn khi người chơi liên tiếp hết lần này đến lần khác chết hoặc bị "hội đồng" trong khi cố mở menu để lựa chọn vật phẩm. Game vốn đã lên kế hoạch để ra mắt trên PS2, chỉ vì hứng chịu vô số "gạch đá"từ game thủ nên kế hoạch này phải hoãn lại. GameInformer đã cho Batman: Dark Tomorrow điểm số thấp chưa từng thấy: 0.75/10 trong Electronic Gaming Monthly đã phải trao giải "Nỗi nhục của tháng", như thế quá đủ cho những ai có ý định thử một lần đặt tay vào trò chơi này để xem nó như thế nào.
Theo VNE
Batman : Arkham Origins tung trailer hoành tráng Chỉ còn 2 ngày nữa thôi, Batman : Arkham Origins - tựa game lấy đề tài siêu anh hùng được trông chờ nhất năm nay sẽ xuất hiện. Không phải nói các fan đang hào hứng thế nào khi đang đứng ngồi không yên chờ đợi. Nhà phát triển Warner Bros cũng hiểu được phần nào nên đã quyết định dành tặng cho...