Batman: Arkham Origins – bóng đêm Blackgate
Blackgate – Deluxe Edition dừng ở mức khá chưa đạt tới chuẩn mực của series Arkham.
Batman: Arkham Origins Blackgate vốn chỉ được thiết kế độc quyền cho hai hệ máy cầm tay PlayStation Vita và Nintendo 3DS dưới danh nghĩa một bản mở rộng của tựa game gốc Batman: Arkham Origins trên các hệ console. Theo dự kiến sẽ không có tựa game Batman nào xuất hiện trên các máy chơi game current-gen và có thể những hạn chế về mặt doanh thu nên nhà sản xuất quyết định đưa Blackgate lên PC, PS 3, Xbox 360 với tên đầy đủ Batman: Arkham Origins Blackgate – Deluxe Edition. Trên Vita và 3DS, game không nhận được phản hồi tích cực từ giới chuyên môn như “người anh em” trên console nên dù đã có những sự cải tiến nhất định về chất lượng thì phiên bản Deluxe Edition này vẫn chưa thể sánh ngang hàng với hai đại diện tiêu biểu nhất của series là Arkham Asylum và Arkham City.
Ba tháng đã trôi qua sau những sự kiện xảy ra trong Origins, Người dơi, Tỉ phú Bruce Wayne vẫn đang bước đầu “làm quen” với những nhân vật sau này sẽ trở thành những kẻ thường xuyên ngáng đường anh trong quá trình thực thi công lí. Tình cờ trong một đêm tuần tra Gotham, anh bắt quả tang Miêu nữ Catwoman đang tìm cách lấy trộm các tài liệu mật và tống cô ả vào nhà tù khét tiếng Blackgate. Hai tuần sau, bạo động bất ngờ nổ ra ở Blackgate, Gordon cử Người dơi tới hiện trường để điều tra và tại đây anh một lần nữa bắt gặp Catwoman, nhưng lần này anh cứu cô thoát khỏi một nhóm tù nhân hung hãn. Catwoman cho Batman biết rằng đội ngũ nhân viên của nhà tù đã bị bắt làm con tin, còn phía bên trong, Roman “Black Mask” Sionis, Penguin và Joker đã chia cắt nhà tù làm ba khu vực, cùng nhóm côn đồ “tiểu yêu” trấn giữ từng khu vực một và đang “nội chiến” lẫn nhau hòng giành giật lãnh thổ. Trước mắt là một đêm rất dài và cùng với sự trợ giúp của Catwoman thông qua radio, trọng trách giải cứu con tin và thiết lập lại trật tự cho Blackgate dồn cả lên đôi vai Người dơi.
Cốt truyện cho thấy những dấu ấn độc đáo ít ai ngờ tới từ hãng phát triển non trẻ Armature, nhưng không thể phủ nhận rằng họ cũng vay mượn không phải một mà là rất nhiều yếu tố từ các phiên bản khác trong series Arkham. Nổi bật nhất là bối cảnh nhà tù, với phong cách thiết kế và bố cục tổng thể rất giống với Arkham Asylum. Trường đoạn thượng đài do Penguin “chủ trì” trong game cũng là một chi tiết được “xào” lại từ Arkham City. Các nhân vật của game cũng đều thuộc loại đã quen mặt thuộc tên từ lâu, chỉ duy nhất có một trường hợp ngoại lệ của Bronze Tiger là mới lần đầu tiên được góp mặt trong một tựa game Batman. Tóm lại, Armature không đem tới một nhân tố nào thực sự mới cho Blackgate nói riêng và thế giới của Batman nói chung, nhưng ít ra họ cũng đã làm tròn nhiệm vụ.
Được xây dựng dựa trên sức mạnh phần cứng hạn chế của hai hệ máy handheld song về mặt kích thước đơn thuần thì có thể nói Blackgate không kém cạnh những đàn anh trên console là bao. Nhà tù trong game được chia ra làm ba khu vực lớn – Cell Blocks Zone, Administration Zone và Industrial Zone – cộng với một khu vực trung lập nữa sẽ được mở ra theo tiến trình chơi game, và người chơi có thể chọn bất cứ khu vực nào trong số ba khu vực này để bắt đầu trò chơi.
Chướng ngại vật sẽ thường xuyên xuất hiện, khiến người chơi phải mò mẫm tìm kiếm các thiết bị cần thiết để mở đường, đôi khi là phải di chuyển qua lại giữa ba khu vực nói trên. Ngoài ra bạn sẽ phải thu thập các mảnh ghép trang phục của Batman để nhận được các nâng cấp, chẳng hạn như nâng cao sức chịu đòn cận chiến hoặc giảm thiểu sát thương từ súng đạn. Đây là công việc cực kì cần thiết bởi hệ thống “mua” nâng cấp dựa trên điểm kinh nghiệm (XP) đặc trưng của dòng game đã bị loại bỏ khỏi phiên bản Blackgate này.
Tuy nhiên một số cơ chế nổi bật khác của series Arkham thì vẫn được đưa trở lại vào Blackgate. Game vẫn áp dụng hệ thống chiến đấu “bay nhảy” free-flow combat, nên nếu như đã “nằm lòng” cách ra đòn cũng như phản đòn uyển chuyển từ các phiên bản trước thì người chơi sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm quen với những trận chiến trong Blackgate. Một số khu vực trong game thì buộc game thủ phải viện đến chiến thuật ẩn nấp (stealth), bất ngờ bóp ngạt đối thủ từ phía sau hoặc rình rập từ các gờ đá trên cao rồi sà xuống đánh gục chúng. Máy quét detective scanner cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong game, thường xuyên được Người dơi sử dụng để phân tích môi trường và tìm ra các bí mật ẩn giấu xung quanh.
Điểm khác biệt mấu chốt của Blackgate nằm ở cách thể hiện góc nhìn. Không giống như các phiên bản trước đây trong series, vốn đều là những tựa game 3D, cuộc phiêu lưu trong Origins Blackgate được thể hiện hoàn toàn qua góc nhìn 2.5D. Người chơi chỉ có thể điều khiển nhân vật của mình sang trái hoặc sang phải, tuy nhiên góc quay camera thì vẫn sẽ di chuyển khắp xung quanh để mô phỏng trạng thái dịch chuyển 3D. Ngoài di chuyển ngang thì ở một số thời điểm bạn còn có thể di chuyển vào cảnh nền ở phía sau (vẫn theo chiều ngang, góc camera sẽ tự động “bẻ” theo người chơi), tạo nên cảm giác tự do của không gian 3 chiều. Các trận chiến cũng được mô phỏng kiểu 3D: Kẻ địch sẽ đi từ hậu cảnh vào tiền cảnh (tức khoảng không gian hai bên trái – phải của người chơi) còn Batman cũng tự động ra đòn khi đối phương bắt đầu bước vào tầm đánh của anh.
Phải trải qua thay đổi toàn diện về góc nhìn nhưng lối chơi nền tảng của game thì vẫn giữ nguyên được sức hấp dẫn. Giống như các phiên bản trước, Blackgate vẫn phân bố các mảng chiến đấu, bay nhảy và điều tra một cách tương đối cân bằng (nhà sản xuất có tiết lộ rằng số lượng các trận đụng độ tay đôi đã được gia tăng so với bản Blackgate gốc nhằm thỏa mãn yêu cầu của một bộ phận game thủ). Game vận dụng đến mức tối đa kho thiết bị đồ sộ của Batman và cho phép người chơi tự do khám phá bối cảnh nhà tù bằng các thiết bị mới nhận được bất cứ lúc nào mà không gây ảnh hưởng tới tiến trình cốt truyện. Các trận đấu trùm cũng diễn ra khá thú vị, đa diễn biến, đòi hỏi người chơi phải tập trung cao độ và phản xạ nhanh nhạy thay vì chỉ dựa dẫm vào nắm đấm.
Game thủ được phép bắt đầu game từ bất cứ khu vực nào trong ba khu vực Industrial, Cell Blocks, Administration và được đánh trùm theo bất cứ trình tự nào muốn nên game sẽ có những cái kết khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn đấu với con trùm nào cuối cùng – Joker, Black Mask hay Penguin. Vì vậy nếu thích người chơi có thể chơi lại game sau khi đã hoàn thành để xem hai cái kết còn lại.
Tuy nhiên không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Quá trình biến đổi các cơ chế của series từ “định dạng” 3D quen thuộc sang 2.5D cũng để lại một số hạt sạn hết sức khó chịu. Hạt sạn đáng chủ ý nhất là bản đồ của game, mặc dù đã phần nào được cải tiến so với bản đồ gốc trong phiên bản handheld. Bản đồ này được thể hiện dưới dạng khung dây 3D, thoạt nhìn thì có vẻ trực quan song lại rất rối rắm bởi các khu vực trong game đôi khi không chỉ có một tầng mà có vô số tầng chồng chéo lên nhau kết hợp với hệ thống ống thông gió và thang máy, chưa kể tới việc người chơi chỉ có thể phóng to, thu nhỏ chứ không thể thực hiện thao tác xoay bản đồ này để quan sát ở một góc độ khác dễ nhìn hơn.
Các trận chiến cũng trở thành “nạn nhân” của việc thay đổi góc nhìn. Mặc dù cơ chế free-flow combat vẫn vận hành tương đối ổn trong hầu hết các trường hợp, rắc rối sẽ thực sự nảy sinh khi các trận đánh có sự tham gia của tuýp địch thủ cầm dùi cui điện. Vì chỉ có thể di chuyển sang hai bên nên người chơi sẽ không có đủ khoảng trống để tránh né đòn đánh của chúng; bạn cũng không thể chọn đối thủ để đánh (game không có chế độ lock-on) nên sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bị đứt mạch combo và “dính chưởng” một cách ngớ ngẩn bởi thay vì đánh tên địch đang đứng trước thì bạn lại tung nắm đấm trúng vào tên đang cầm dùi cui điện. Việc tái tạo không gian 3 chiều chưa tới nơi cũng phần nào khiến cho một số trận đấu trùm phụ trở nên kém ấn tượng. So với những trận đấu trùm chính – có diễn biến thay đổi liên tục, buộc người chơi phải động não tính toán – những trận đánh với các con miniboss như Deadshot hay Catwoman tỏ ra khá đơn điệu bởi bạn chỉ việc “canh me” né đòn và phản đòn sao cho chuẩn xác. Không gian chật hẹp cùng góc quay cố định chỉ càng khiến cho những trận đánh này thêm phần trùng lặp.
Nhịp độ chậm của trò chơi cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Batman di chuyển cực kì chậm chạp, khiến người chơi lúc nào cũng phải nhấn giữ phím chạy Space. Ngoài di chuyển chậm ra thì Người dơi của Blackgate còn không có khả năng nhảy và phải dựa dẫm vào khẩu súng móc grappling gun để leo lên cả những gờ tưởng nằm ngay trên đầu. Tuy nhiên yếu tố thực sự kìm hãm mạch tiến của người chơi phải là máy quét detective scanner. Chiếc máy quét này tỏ ra khá hữu dụng trong việc tìm kiếm các bí mật ẩn giấu xung quanh môi trường song vấn đề là ở chỗ muốn tương tác với bất cứ thứ gì Người dơi cũng phải bật nó lên. Kể cả khi bạn đã biết chắc rằng phải dùng súng phun gel phát nổ để làm nổ tung bức tường trước mặt hay phải dùng Batclaw để kéo đổ bức vách trên cao thì vẫn sẽ phải bật scanner lên để phân tích đã rồi mới được sử dụng đến các thiết bị khác! Game không có chế độ manual aim như các phiên bản 3D, vô hình chung càng bó buộc người chơi phải “dựa hơi” detective scanner một cách bất đắc dĩ.
Video đang HOT
Về mặt đồ họa, Origins Blackgate – Deluxe Edition đã hoàn thành nhiệm vụ tương đối tốt, nhưng chỉ “tương đối” mà thôi. Các đoạn phim cắt cảnh được dựng theo phong cách hoạt họa khá lạ mắt dù không xuất hiện thực sự nhiều. Nhìn từ xa, các mô hình nhân vật trông khá chi tiết và có cử động mô phỏng mượt mà. Môi trường nội cảnh trong game không có gì quá đặc sắc, chỉ toàn là những căn phòng bê tông đầy máy móc với gam màu tối đã quá quen thuộc nhưng cũng có một số điểm nhấn đáng chú ý, chẳng hạn như “địa bàn” hoạt động được trang trí màu mè lòe loẹt của Joker. Tuy vậy khi camera zoom lại gần thì những hạn chế đồ họa có gốc gác từ Vita và 3DS bắt đầu lộ rõ. Số lượng đa giác cho các mô hình nhân vật phụ (tức ngoại trừ Batman và ba tên trùm “đầu sỏ”) là rất thấp và thường xuyên xảy ra tình trạng đầu hoặc một bộ phận nào đó của các nhân vật bị đâm xuyên qua sàn nhà. Vân bề mặt trên các vật thể khá đơn điệu và mờ nhạt, điều rất dễ nhận ra bởi game thủ sẽ dành phần lớn thời lượng chơi săn tìm những chiếc hộp chứa vật phẩm nâng cấp và bò qua những lỗ thông gió dưới góc nhìn thứ nhất. Texture cũng rất mờ nhạt trên người các tên địch: những chi tiết xăm trổ gai góc bao nhiêu nhìn từ xa thì khi camera phóng lại gần trông lại lộn xộn bấy nhiêu, giống như một mớ màu tối sáng lẫn lộn được bôi trát lên các mô hình bằng nhựa vậy.
Series Arkham trước nay vẫn nổi tiếng có mảng âm thanh chất lượng, và Blackgate cũng không là ngoại lệ. Tất cả những diễn viên từng tham gia lồng tiếng cho phiên bản Origins trên console đều trở lại và nhập vai hết sức xuất sắc các nhân vật của mình, đặc biệt là hai ngôi sao Roger Craig Smith và Troy Baker (vẫn lần lượt vào vai Batman và Joker). Nhạc nền và các hiệu ứng âm thanh được hiệu chỉnh lại từ phiên bản gốc. Điểm trừ duy nhất của phần âm thanh có lẽ là ở những đoạn “buôn” chuyện giữa những tên côn đồ khi chúng nhai đi nhai lại những câu thoại ngô nghê trong suốt quá trình chơi game và dường như chỉ có đúng một diễn viên lồng giọng cho tất cả các tay côn đồ này, phần nào đó gây ra cảm giác lặp lại và buồn ngủ ngay cả trong những trường đoạn đụng độ hồi hộp nhất.
Batman: Arkham Origins Blackgate – Deluxe Edition là một tựa game có chất lượng không tồi nếu như không tính tới những hạt sạn, nhưng đáng tiếc thay những “hạt sạn” ấy lại quá rõ ràng và gây ảnh hưởng trựa tiếp lên lối chơi của game. Cơ chế chiến đấu và các trận đấu trùm vẫn rất thú vị, nhưng mặt khác các trận đấu trùm phụ thì lại quá dễ đoán, trong khi các trận đánh đơn lẻ có sự hiện diện của nhiều tuýp địch thủ cùng một lúc sẽ gây ra đủ thứ phiền toái thay vì khiến người chơi cảm thấy hưng phấn. Các bí mật và nâng cấp đặt rải rác khắp bối cảnh chơi khuyến khích game thủ tìm tòi khám phá các ngóc ngách, nhưng game lại phân bố nhịp độ thiếu hợp lí khi quá lạm dụng detective scanner, chưa kể đến tốc độ “rùa bò” của Batman. Tựu chung, đây vẫn là một sản phẩm hành động – phiêu lưu thuộc hàng khá, nhưng có thể xem là phiên bản yếu kém nhất trong dòng game Arkham từ trước đến nay.
Theo VNE
Yaiba: Ninja Gaiden Z - chặt và chém
Ninja, Zombie, Hack and Slash không cần suy nghĩ.
Từ trước đến nay dòng game Ninja Gaiden luôn khá kén người chơi với những tính chất đặc thù như: tiết tấu nhanh, chặt chém điên loạn, đồ họa sử dụng những gam màu tương phản nhau để nổi bật màu máu và lũ địch thủ máy đông đảo yêu cầu kỹ năng cao, phản ứng nhanh mới có thể vượt qua. Vẫn duy trì những thủ pháp đó, Team Ninja và Koei tiếp tục cho ra đời một phiên bản spin-off khác của Ninja Gaiden đó là Yaiba: Ninja Gaiden Z.
Trải qua nhiều phiên bản chặt chém của Ryu Hayabusa và những người bạn, các anh tài developer của Team Ninja trong một đêm say hứng với Spark Unlimited với Comcept đã nghĩ ra cái ý tưởng mới: để anh Ryu đẹp trai đi nghỉ mát, thay vào đó là một Ninja mặt sẹo.
"The Good", "The Bad" và "The Ugly". "The Good" đã có Ryu với những người bạn đông đảo, muốn thêm vào cũng chẳng còn chỗ vì plot đã chật như hộp cá mòi. "The Bad" thì chẳng lẽ tới cuối game là bị Ryu lụi, phiên bản sau loe ngoe bò dậy báo thù?
Mặt ngầu.
Mặt rất ngầu.
và chết.
Đúng là đùa thật, "The Bad" Yaiba tỉnh dậy, bắt gặp mình với hàng lô xích xông những thép với điện gắn trên người, tiếp tục lao vào chém giết đám Zombie tại Nga dưới sự hướng dẫn của Ms.Monday đồng thời cùng Del Gondo, một tay trùm tập đoàn công nghiệp đang âm mưu xâm chiếm thế giới.
Yaiba sau khi giải phẫu "thẩm mỹ"
Ms.Monday
"Kẻ thù của kẻ thù là bạn", hai bên hợp sức cùng nhau chống lại Ryu và cô bạn gái Momiji ngực bự. Mọi chuyện cứ thế chán ngắt, loanh quanh diễn ra cho tới khi "The Bad" Yaiba trở kiếm thành "The Ugly" Yaiba, cưỡi Rocket chở quý cô Ms.Monday tông vỡ mặt Boss cuối rồi bay về phía hoàng hôn. Hết Game!
Alarico Del Gonzo trước...
...và sau. Choang! Vỡ mặt!
Đồ họa
Yaiba: Ninja Gaiden Z sử dụng kỹ thuật Cel-shading làm chủ đạo để tạo ra những mảng màu sáng tối tương phản nhau, làm nên sự khác biệt kèm theo nhức mắt tới cho người sử dụng. Tuy áp dụng engine Unreal 4 nhưng về cơ bản ngoài hiệu ứng vật lý rag-doll và một chút phản ứng vật lý cho có, trong 2 năm thai nghén game thì chắc chắn một điều rằng Team Ninja rất ít đầu tư vào khâu này.
Một hệ quả tất yếu của kiểu đồ họa này cộng với Camera giữ cố định góc nhìn là sự hỗn loạn trong mọi thứ từ cảnh quan cho tới combat. Ngoài việc phải giữ nhịp nhàng các combo người chơi phải căng mắt ra để phân biệt được đâu là bản thân trong đống hổ lốn Zombie đủ kiểu, chưa kể nến những hiệu ứng cháy nổ rất tồi tàn của game.
Điều khiển
Yaiba có 3 loại vũ khí bao gồm: kiếm - tấn công nhẹ, nắm đấm sắt - tấn công mạnh và nắm đấm kéo dài - tấn công diện rộng. Combo chủ yếu dựa vào thứ tự bấm nút của 3 loại đòn tấn công kết hợp với nút đỡ - phản công nhanh. Đúng như sở trường của mình, Team Ninja lại hoàn tất khá xuất sắc với việc đơn giản hóa điều khiển, mở rộng khả năng thao tác mà không làm mất đi nhịp điệu của series Ninja Gaiden.
Gameplay
Chặt và chém. Đó là tất cả những gì có thể nói về Yaiba: Ninja Gaiden Z, hay nói rộng ra là cả series Ninja Gaiden. Người chơi chỉ đơn giản đi từ điểm A tới điểm Z, tiêu diệt mọi mọi mục tiêu di dộng ở màn này trước khi tiêu diệt mọi mục tiêu di dộng trong màn kế tiếp. Trong Yaiba: Ninja Gaiden Z, đối thủ chủ yếu của người chơi là những con zombie - sản phẩm từ chất thải ô nhiễm của tập đoàn công nghiệp Forge Industries. Người chơi sẽ chiến đầu xuyên suốt từ đầu tới cuối với 4 loại Zombie lâu nhâu, 3 loại-không-lâu-nhâu và 3 loại nguy hiểm - xoay quanh 3 loại thuộc tính là: Lửa - Điện - Chất thải.
Lửa Chất thải = Bốc lửa phừng phừng.
Điện Chất thải = Thủy tinh vón cục.
Điện Lửa = Bão lửa tưng bừng.
Như truyền thống, mỗi loại quái đều có phong cách và nhịp điệu tấn công riêng, kết hợp cùng thuộc tính chúng có mà sẽ tạo nên nhiều chiến thuật đối phó khác nhau tạo sự phong phú cho combat. Trong game không tồn tại khái niệm bình máu và phép thuật mà bạn chỉ có thể hồi lại máu sau dập zombie tơi tả đến mức xuất hiện Quick Time Event để kết liễu chúng (Dấu ! đỏ xuất hiện, khá là khó phát hiện) và chiếm lấy một phần cơ thể chúng cho riêng mình... chính xác là làm vũ khí tạm thời. Tiếp tục sử dụng những vũ khí có thuộc tính đó lên những thuộc tính khác, bạn sẽ tạo ra sự tàn phá hoành tá tràng đúng với phong cách của Yaiba điên.
Finish him!
Đi kèm theo đó, người chơi có thể tăng cường sức mạnh bằng cách mua các Perk để mở ra thêm các combo, sức mạnh mới cho các vũ khí tạm thời.
Âm thanh, Nhạc nền
Tệ! Rất ít đầu tư và âm thanh rất nghèo nàn. Những âm thanh đánh đấm và nhạc nền liên tục lặp lại nên rất nhanh chán cho người nghe.
Với thời thời game ngắn khoảng 4-6 tiếng, Yaiba: Ninja Gaiden Z tồn tại như một phiên bản Spin-off của Ninja Gaiden series với đúng nghĩa là một game giải trí giết thời gian trong khi chờ những game khác. Thời gian phát triển quá ngắn, công sức đầu tư thấp khiến game rất nhanh chán, chưa kể sau khi phá đảo thì cũng chỉ unlock thêm những bộ costume quái dị khác nên rất hiếm ai có thể trụ lại với game lâu dài.
Theo VNE
Mr.Freeze sẽ tung hoành trong DLC mới của Arkham Origins? Hẳn các fan cuồng nhiệt của kị sĩ bóng đêm vẫn mong chờ một bản DLC chính thức, nối tiếp cốt truyện của bản gốc Batman: Arkham Origins. Bức ảnh đăng tải trên fanpage Trước đó, một bản DLC đã ra mắt, nhưng lại là câu chuyện về một Bruce Waynekhi mới gia nhập League of Shadow. Tuy nhiên, vào ngày đầu năm...