Bắt vũ nữ thoát y vì không mặc quần áo
Một vũ nữ thoát y ở câu lạc bộ đêm Tokyo bị bắt vì không mặc quần áo, khiến công chúng thắc mắc và tranh cãi.
Truyền thông Nhật Bản hôm 16/4 đưa tin một vũ nữ thoát y, 38 tuổi, bị bắt vào khoảng 0h30 vì không mặc nội y xuất hiện trước 15 khách hàng bên trong câu lạc bộ đêm Ueno ở Tokyo. Một số người cho biết phần thân dưới của vũ nữ trên còn được rọi đèn “để làm hài lòng khách hàng”.
Một vũ nữ biểu diễn tại Kuki, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Ảnh: Nippon .
Video đang HOT
Quản lý câu lạc bộ đêm Ueno và 4 nhân viên khác cũng bị bắt với cáo buộc có hành vi không đúng mực. Tất cả những người này đều khai họ làm công việc này vì “miếng cơm manh áo”. Cảnh sát sau đó cũng trưng bày tang vật thu được, bao gồm cả trang phục của vũ nữ bị bắt.
Câu lạc bộ đêm Ueno được cho là còn phải đối mặt với cáo buộc chiếu các video người lớn không che và cho phép khách hàng chụp ảnh cùng một vũ nữ không mặc quần với giá 500 yên (4,6 USD) một bức.
Sau khi thông tin được công bố, người dùng mạng xã hội Nhật Bản thắc mắc tại sao thoát y lại là một vấn đề ở nước này, trong khi các dịch vụ mại dâm thì không. Nhiều người cũng bối rối không hiểu vì sao một vũ nữ thoát y lại bị bắt vì tội không mặc quần áo.
Một số ý kiến cho rằng đây có thể là một phần của loạt hành động quyết liệt hơn của chính phủ nhằm vào các dịch vụ dành cho người lớn ở Nhật Bản trước thềm Thế vận hội Tokyo vào tháng 7.
Nhật Bản có thể đặc cách cho 500 tình nguyện viên nước ngoài nhập cảnh
Truyền thông Nhật Bản ngày 22/3 dẫn các nguồn thạo tin cho biết khoảng 500 tình nguyện viên nước ngoài có thể được đặc cách nhập cảnh nước này để hỗ trợ tổ chức thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè này.
Biểu tượng của Olympic Tokyo tại Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Kyodo, về mặt nguyên tắc các nhà tổ chức Olympic Tokyo của Nhật Bản đã loại trừ khả năng nhận các tình nguyện viên nước ngoài hỗ trợ sự kiện thể thao này, coi đây là biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19, tuy nhiên, khoảng 500 tình nguyện viên có các kỹ năng chuyên môn cần thiết để hỗ trợ thế vận hội này, chẳng hạn phiên dịch một số ngôn ngữ, có thể được đặc cách nhập cảnh Nhật Bản.
Các tình nguyện viên này sẽ được lựa chọn từ khoảng 2.000 tình nguyện viên ở nước ngoài. Công dân Nhật Bản sinh sống ở nước ngoài cũng được phép ứng tuyển tình nguyện viên.
Theo các nhà tổ chức Olympic Tokyo, công dân nước ngoài chiếm khoảng 10% trong tổng số 80.000 tình nguyện viên trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 buộc các nhà tổ chức phải hoãn 1 năm sự kiện thể thao quốc tế này.
Ngày 20/3 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định không cho phép khán giả nước ngoài nhập cảnh nước này theo dõi các trận đấu trong khuôn khổ Olympic và Paralympic Tokyo, trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa được kiểm soát ở nhiều nước và sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Nhật Bản cũng đang đề nghị chính phủ các nước hạn chế số lượng thành viên đoàn quan chức cấp cao tới dự lễ khai mạc và bế mạc sự kiện thể thao lớn này. Theo Đài NHK, Nhật Bản yêu cầu mỗi nước giới hạn số lượng tối đa 12 người đối với đoàn tháp tùng nguyên thủ quốc gia và 5 người đối với đoàn bộ trưởng nội các.
Dự kiến trong số các nguyên thủ quốc gia sẽ đến Nhật Bản dự lễ khai mạc và bế mạc có Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp - quốc gia sẽ tổ chức Olympic 2024 tại Paris.
Lạm phát lõi của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 10 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/1, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của nước này trong tháng 12/2020 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này giảm và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2010....