Bắt vị sư “dởm” lừa đảo hàng chục triệu đồng
Lợi dụng lòng tin của người dân, đối tượng Nguyễn Văn Đề đã hóa trang làm sư để lừa đảo và đã bị cơ quan công an phường Hồng Sơn (TP. Vinh, Nghệ An) bắt quả tang khi đang đi “xin quyên góp”.
Thông tin từ cơ quan công an phường Hồng Sơn (TP. Vinh, Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Đề (SN 1970, trú tại xóm 5B, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đã hóa trang làm sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào hồi 15h30 ngày 30/8, nhận được tin báo của người dân về việc có một nhà sư nghi là giả đang đi xin tiền của người dân trên đường Nguyễn Xiển, TP Vinh (Nghệ An), ngay lập tức, cơ quan công an đã xuống tận hiện trường để xác minh làm rõ.
Qua kiểm tra hành chính vị sư này, Cơ quan công an phát hiện đối tượng tình nghi nên Tổ công tác Công an phường Hồng Sơn đã mời về trụ sở Công an phường để làm việc. Lúc đầu, đối tượng một mực cho rằng lực lượng Công an bắt oan. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và trước những bằng chứng không thể chối cãi, đối tượng Đề đã phải cúi đầu nhận tội.
Đề cùng tang vật vụ việc.
Đối tượng khai nhận, tên thật là Nguyễn Văn Đề (43 tuổi). Đề đã có vợ và 3 con, nhưng vốn lười lao động, không cam chịu cuộc sống bần nông, thường xuyên bỏ nhà lang bạt khắp nơi. Vào một ngày đầu tháng 3, tình cờ Đề gặp một vị sư dởm đi rao bán nhang đèn. Đề đã gạ bán cho hắn 1 bộ đồ nhà chùa, 3 quyển kinh sách, 1 giấy chứng nhận giới tử cùng với thư ngỏ của chùa Pháp Nguyên mang tên Nguyễn Văn Thân (SN 1969, ở thôn 1, Thủy Bàng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) với giá 200.000 đồng.
Ngay sau đó, Đề ra tiệm cạo trọc đầu, thuê chụp ảnh rồi tự dán ảnh của mình lên giấy chứng nhận giới tử bắt đầu hành trình đi lừa đảo. Để qua mặt bà con hàng xóm, hàng ngày, Đề giấu kinh sách, quần áo nhà chùa vào cốp xe và mặc đồ thường “đi làm”. Lúc đầu, Đề lên các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu để lừa đảo cho dễ.
Video đang HOT
Lợi dụng sự tôn kính và lòng tin của nhân dân đối với nhà chùa, đối tượng đã lừa đảo bằng cách đưa giấy chứng nhận giới tử, kèm theo bức thư ngỏ của chùa Pháp Nguyên với lời kêu gọi ủng hộ để xây dựng, trùng tu lại nhà chùa cũng như nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi để vận động quyên góp tiền của nhân dân.
Thấy không cần làm cũng có tiền tiêu, Đề nổi lòng tham và bắt đầu mở rộng địa bàn từ các huyện Quỳ Hợp, Diễn Châu, rồi ra tận các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc để lừa đảo. Các đối tượng mà Đề nhắm đến thường là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty, thậm chí là đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Khi gần đến mục tiêu, đối tượng thường dừng xe ở một góc khuất, thay bộ đồ nhà chùa rồi tìm nơi gửi xe máy để hành khất như một nhà sư thực thụ.
Theo lời khai của đối tượng, mỗi lần hành khất, Đề được nhân dân ủng hộ từ 20.000 đến 50.000 đồng. Tuy nhiên, qua kiểm tra tang vật, phương tiện mà đối tượng sử dụng để lừa đảo thì ngoài chiếc xe máy cùng số vật dụng mà hắn mua của nhà sư dởm khác để hành nghề còn có quyển sổ ghi chép đầy đủ ngày tháng, tên cá nhân, tổ chức đã quyên góp, ủng hộ cho nhà chùa, với danh sách lên đến hàng trăm lượt người với tổng số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.
Hiện đối tượng Đề đang bị cơ quan công an tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
'Lật mặt' 3 siêu lừa đội lốt sĩ quan quân đội
Thấy vị trung tá liên tục thông báo điện thoại hết tiền, gợi ý bán gạo của đơn vị với giá rẻ giật mình, ông chủ trang trại 46 tuổi nghi đã gặp nhóm lừa đảo nên bí mật báo công an lên kế hoạch giăng bẫy.
Một ngày cuối tháng 8, vợ chồng anh Lê Văn Chung (46 tuổi) đang ở nhà thì có 3 người đàn ông mặc quân phục đi xe máy tới, giới thiệu đang làm nhiệm vụ. Anh Chung ân cần tiếp đón và 3 người nhận là "đại úy" Ngô Việt Anh, "trung tá" Đào Thanh Hải, "trung tá" Nguyễn Văn Hòa công tác tại Lữ đoàn 206.
Họ nói được đơn vị cử đi xây dựng cột phát sóng điện thoại. Ưng ý vuông đất trong khu vườn của anh Chung, họ trả phí 4,5 triệu đồng tiền thuê đất trong một tháng. Gia đình anh Chung được nhận trước tiền trong vài năm, tổng cộng 180 triệu đồng.
Ba ngày sau, nhóm sĩ quan quân đội tiếp tục quay trở lại. Trong cuộc trò chuyện rôm rả, "trung tá" Ngô Việt Anh khơi chuyện với vợ chồng anh Chung rằng đơn vị đang tồn hơn 10 tấn gạo, ngô. Nếu gia đình anh Chung có nhu cầu sẽ bán lại với giá rẻ chỉ 5.000 đồng một cân. Họ biếu gia đình anh 50 kg gạo để kiểm chứng chất lượng.
Nhận gạo khuyến mại nhưng anh Chung không thấy vui mà lại nghi ngờ nhóm sĩ quan quân đội này nên báo cảnh sát. "Họ nghĩ tôi cắn câu nên liên tục nhắn tin và gọi điện thoại, giục chuẩn bị trước 40 triệu đồng", anh Chung kể và giơ máy cho xem tin nhắn của có nội dung: "Anh chị ăn tối chưa, công việc sao rồi anh điện em nói chuyện anh tý".
Anh Chung được công an khen ngợi vì tinh thần mưu trí, cảnh giác với tội phạm. Ảnh: Hải Bình
Theo anh Chung, một chi tiết nữa càng củng cố nghi ngờ là 3 vị sĩ quan này trong lúc liên lạc thường nháy máy để anh gọi lại. "Tôi nghĩ với cán bộ quân đội thật sự đi làm việc thì ít khi máy điện thoại liên tục hết tiền", anh Chung lập luận.
Dù nghi ngờ nhưng anh Chung vẫn từ tốn giao tiếp, thông báo với "đại úy" Ngô Việt Anh rằng đã chuẩn bị 40 triệu đồng mua gạo. 3 sĩ quan hẹn sáng 23/8 sẽ qua đón vợ chồng anh.
Những cuộc điện thoại và tin nhắn trên đều được cảnh sát theo dõi. Sẵn trong vườn có nhiều ao cá, anh Chung và cảnh sát thống nhất dựng kịch bản vào sáng 23/8 anh Chung thuê người tới ao đánh cá đột xuất với lý do cá bị chết hàng loạt.
9h ngày 23/8, "đại úy" Ngô Việt Anh và "trung tá" Đào Thanh Hải đi xe máy vào nhà anh Chung. Anh Chung thông báo vừa xảy ra sự cố với ao cá nên chưa đi được. Hai vị sĩ quan đề nghị anh Chung viết giấy biên nhận với nội dung: "Tôi Lê Văn Chung có mua của đơn vị 12 tấn ngô và gạo. Tôi đã trả cho đơn vị 40 triệu đồng. Số tiền còn lại khất sau khoảng 15 ngày tôi sẽ thanh toán đủ".
Khi nhận 40 triệu đồng, "đại úy" Việt Anh hứa sẽ sớm quay trở lại để đưa vợ chồng anh Chung đi nhận gạo. Vừa dứt lời, anh ta bị cảnh sát ập vào bắt giữ. "Trung tá" Hải đang ngồi trên xe máy nổ máy sẵn cũng bị khống chế. Người thứ ba trong nhóm là "trung tá" Hòa đang đợi trên đường mòn Hồ Chí Minh cách đó gần 20 cây số cũng bị cảnh sát bắt.
Giấy biên nhận và tang vật của nhóm lừa đảo. Ảnh: Hải Bình
Ba nghi can nhận là những kẻ giả danh. Vương Hồng Thanh (56 tuổi) đóng vai "trung tá" Nguyễn Văn Hòa - phó chỉ huy trưởng lữ đoàn 206; Ngô Văn Chung (48 tuổi) đóng vai "trung tá" Đào Thanh Hải; còn Vương Văn Thành (39 tuổi) giả là "đại úy" Ngô Việt Anh. Các nghi can đều từng đi tù do lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cùng trú tại huyện Mê Linh, Hà Nội.
Chúng khai thăm dò kỹ khi tiếp cận anh Chung để thực hiện kế hoạch lừa đảo. Trước đó, chúng đã nhiều lần gây án trót lọt với thủ đoạn tương tự.
Anh Chung tâm sự, đọc báo và xem tivi thấy thông tin các vụ lừa đảo nên đã cảnh giác. Theo ông Trần Văn Sơn (Trưởng Công an xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ), tinh thần cảnh giác tố giác tội phạm và mưu trí cùng công an bắt giữ nhóm lừa đảo của Chung là đáng khen ngợi, không phải người dân nào cũng làm được.
"Công an xã đã đề nghị cấp trên khen thưởng cho anh Chung", vị trưởng công an xã cho biết thêm.
Hải Bình
Theo VNE
Bị đâm chết vì đuổi theo côn đồ đòi "nói rõ trắng đen" Thấy bạn gái mình bị trêu ghẹo, anh Sang cùng anh P. đã đuổi theo để nói chuyện trắng đen. Trong lúc hỗn chiến, anh Sang bị một đối tượng dùng dao đâm tử vong. Vụ án nghiêm trọng trên xảy ra vào khoảng đêm ngày 2/9, rạng sáng ngày 3/9 trên địa bàn thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ...