Bắt trộm trẻ con về nuôi: Hẩm hiu phận đàn bà vô tử
Tính cả người chồng, mà trước khi bị bắt Ngô Thị Quý ở cùng thì chị ta có tất cả 4 người chồng, nhưng người nào cũng chỉ ở được khoảng một thời gian ngắn là “đường ai nấy bước”. Lý do gì không biết, nhưng có một lý do rất dễ nhận thấy là chị ta không đẻ được con.
Người đàn bà ấy từng khát khao một mái ấm gia đình, nhưng hạnh phúc như tảng rêu, cứ bám vào lại trượt. Tính cả người chồng hiện tại mà trước khi bị bắt, Ngô Thị Quý ở cùng thì chị ta có tất cả 4 người chồng, nhưng người nào cũng chỉ ở được khoảng một thời gian ngắn là đường ai nấy bước. Lý do gì không biết, nhưng có một lý do rất dễ nhận thấy là chị ta không đẻ được con. Không phải Quý kém nhan sắc, nhưng có lẽ cộng thêm cả tính hâm hâm dở dở của chị ta mà không người chồng nào chịu nổi. Có người thông cảm thì nói tại đã ngoài 40 tuổi mà vẫn “vô tử” không có lấy 1 mụn con nên con người ta mới ẩm ương thế. Và nỗi khát khao có một đứa con cho vui cửa vui nhà khiến Quý làm liều.
Đối tượng Ngô Thị Quý và cháu bé bị bắt cóc
Phận đàn bà không con
Trưa 1-5, đúng ngày khắp phố phường Hà Nội cờ hoa rợp trời chào đón ngày Quốc tế lao động, tôi tìm đến ngôi nhà của Ngô Thị Quý, SN 1967, ở tận cùng một con hẻm sâu và hẹp thuộc thôn Giao Tác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Quanh cảnh hoang tàn, rêu phong nơi đây dường như tách biệt hẳn với phố phường đang chộn rộn tưng bừng chào đón ngày lễ ngoài kia. Ngôi nhà cấp bốn của Quý có vẻ đã lâu không có người ở, hai cánh cửa gỗ được khóa bằng một ổ khóa đã hoen gỉ. Phía trước sân, cỏ mọc um tùm, bức tường gạch cũng đóng rêu phong mà nếu đi vào đây buổi đêm, người yếu bóng vía rất dễ hét lên vì sợ.
Ngay bên cạnh ngôi nhà của Quý là nhà người anh của chị ta, tên là Phú, cũng xập xệ, tối om, gạch vữa loang lổ. Điều mà khách có thể nhận biết được rõ rệt nhất khi bước chân vào hai ngôi nhà này là sự nghèo nàn, và cả sự u uất của chủ nhân. Anh trai Quý đã lâu rồi không ở nhà, thành ra chủ nhân hiện tại của ngôi nhà nát là vợ chồng người con trai với những đứa trẻ nheo nhóc, mũi dãi.
Người cháu này ngồi ngay giữa nhà trò chuyện với chúng tôi, nhường cho khách chiếc giường duy nhất. Trong nhà không có lấy một bộ bàn ghế. Tôi ái ngại ngó quanh căn nhà, không có lấy một đồ vật gì đáng giá. Quý là con út trong gia đình có bốn anh em. Ba người anh (trong đó có anh Phú) cũng nghèo khó giống nhau nên thành ra, chẳng giúp đỡ gì được cô em út. Từ lúc Quý lấy người chồng đầu tiên đền người “cuối cùng”, trước khi bị bắt, anh em Quý cũng ít khi chia sẻ, trò chuyện với nhau.
Bố mẹ Quý đã mất cách đây hơn chục năm, gia tài để lại cho bốn anh em Quý chỉ là sự nghèo khó. Một người anh trai của Quý mới mất vì bệnh ung thư, còn anh Phú thì cũng không được khôn, đó là cách nói của những người dân nơi đây khi tôi hỏi chuyện. Họ kể rằng, người vợ đầu tiên của anh Phú đã bỏ chồng con đi Trung Quốc (hoặc cũng có thể bị lừa bán sang Trung Quốc), anh này lấy thêm người vợ nữa ở Bắc Ninh và hiện giờ đang ở quê vợ, nhường lại ngôi nhà rách cho vợ chồng người con trai.
Tiếng là cô cháu và lại ở cùng mảnh đất, đi cùng cổng, nhưng ít khi Quý trò chuyện với người cháu này. Thậm chí, vài ba tháng Quý mới về nhà một lần. “Cô ấy bị trầm cảm, ít về đây lắm, vì vậy cháu cũng không mấy khi gặp cô Quý. Từ khi cô ấy lấy chồng ở Tó thì cháu càng ít gặp hơn. Có lần cháu cũng nghe cô ấy nói, nguyện vọng là có một đứa con để nuôi” – anh T, cháu của Quý nói. Dù là cháu ruột nhưng Quý lấy bao nhiêu chồng, anh T cũng không biết chính xác, anh này nhát gừng: “Hình như là 3 hay là 4 gì đó…”.
Video đang HOT
Ông Đỗ Văn Thuyết, trưởng thôn Giao Tác cho biết, ở địa phương, Ngô Thị Quý không có điều tiếng gì, không gây mất an ninh trật tự. Trước đây Quý làm ruộng, còn sau này đi làm thuê đánh giấy ráp ở các xưởng mộc. Việc Quý gây ra vụ bắt cóc trẻ con ở chùa Bồ Đề, ông Thuyết nói rằng, có thể cô ta vì hoàn cảnh éo le, không sinh nở được nên mới làm liều như thế. Những người dân nơi đây hầu như đều chép miệng thở dài và tỏ thái độ thông cảm khi nói về hoàn cảnh của người đàn bà hẩm hiu này.
Bắt cóc vì không xin được con nuôi
Khoảng 14h ngày 27-4, Ngô Thị Quý đi bộ vào chùa Bồ Đề với mục đích để xin con nuôi. Thực ra, Quý đã một lần mò đến đây vào năm ngoái, vì cũng nghe thiên hạ nói nhiều về những đứa trẻ bị bỏ rơi, được sư trụ trì nơi đây nhận nuôi dưỡng và cũng nhiều trường hợp trẻ em nơi đây được người ta xin làm con nuôi. Nhưng chẳng hiểu nhà khác thế nào chứ Quý xin mãi cũng không được chấp nhận, cô ta đành ôm nỗi buồn cho đến một năm sau, Quý lại một lần nữa tìm đến chùa Bồ Đề với nỗi hy vọng mong manh.
Quý đi vào khu nhà nuôi trẻ em của nhà chùa chơi cùng các cháu nhỏ. Nhìn những đứa trẻ mắt sáng long lanh, bi bô tập nói, nỗi khao khát có một đứa con càng bùng cháy trong Quý. Buồn bã, Quý ra ghế ngoài sân ngồi. Nhìn thấy Quý ngồi cùng nhiều người mà lại không làm gì nên bà Nguyễn Thị Loan, SN 1966, ở Phú Thọ, là người chịu trách nhiệm nuôi giữ các cháu tại phòng số 4 đã bế cháu trai tên là Cù Trần A. được khoảng 5 tháng tuổi ra nhờ Quý bế hộ.
Đang thèm một đứa con, tự dưng lại được một người nhờ bế hộ một đứa trẻ đẹp như tranh, Quý sung sướng ôm chặt đứa trẻ vào lòng. Đôi mắt cháu bé sáng long lanh, cái miệng chúm chím hồng hào của cháu bé càng khiến Quý chộn rộn trong lòng. Tự dưng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu óc Quý, như con rắn độc trườn qua. Ý nghĩ phải bắt cóc bằng được đứa trẻ này đem về nuôi cho thỏa lòng mong ước bấy lâu khiến Quý đứng phắt dậy, bế cháu bé đi ra cổng, và cô ta cứ thế đi mải miết đến cây xăng phố Phú Viên, phường Bồ Đề.
Sau khi phát hiện cháu Trần A. biến mất, bà Loan đã thông báo cho anh Lê Đình Hưng (bảo vệ chùa) biết nội dung sự việc. Anh Hưng lập tức gọi điện báo Công an phường Bồ Đề. Sau đó, Công an phường Bồ Đề đã có mặt tại hiện trường và cùng với mọi người trong chùa tỏa đi tìm cháu Trần A. Đến khoảng 18h30′ cùng ngày thì Quý bị phát hiện khi cô ta đang bế cháu bé đứng ở khu vực cây xăng chợ Bồ Đề.
Tại cơ quan điều tra, Ngô Thị Quý khai: Do lấy chồng mà không có con, Quý đã đi nhiều bệnh viện để xin con nuôi nhưng không được, trước đây khoảng một năm, Quý đã đến chùa Bồ Đề xin con nuôi nhưng nhà chùa không cho. Khoảng 12h30′, Quý đi xe buýt từ xã Liên Hà, huyện Đông Anh về Bến xe Gia Lâm, sau đó đi bộ vào chùa Bồ Đề với mục đích để xin con nuôi nhưng khi được bà Loan nhờ bế cháu bé kháu khỉnh, Quý đã nảy sinh ý định chiếm đoạt cháu bé đem về nhà nuôi dưỡng.
Hạnh phúc còn lại của người đàn bà là những đứa con, bởi thế, những người phụ nữ như Quý thật bất hạnh khi cả đời này không thể làm mẹ. Khao khát của họ là chính đáng và cũng rất đáng cảm thông, nhưng buộc phải phạm tội để được hưởng cái quyền bình dị ấy thì có lẽ là một cái giá quá đắt. Ngẫm sao mà xót xa!
Ngày 22-12-2012, chùa Bồ Đề nhận được cháu bé do có ai đó đem đến bỏ lại ở trong chùa, trong túi đồ để lại có một tờ giấy, người viết ký tên là Dương Thị Nga, trú tại Ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội với nội dung: “Cháu bé có tên là Nguyễn Ngọc M., mẹ tên là Nguyễn Vân Hà, nhờ nhà chùa nuôi giúp, bố mẹ của cháu không có bệnh tật gì”. Sau đó sư thầy Đàm Lan giao cho chị Nguyễn Thị Thanh Trang là người quản lý khu vực nuôi dưỡng trẻ em và người già trong chùa, chị Trang giao cho bà Nguyễn Thị Loan trực tiếp nuôi dưỡng. Hành vi của Ngô Thị Quý đã cấu thành tội “Chiếm đoạt trẻ em”, quy định tại khoản I, Điều 120 BLHS. Hiện Công an quận Long Biên đã ra lệnh bắt khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với Ngô Thị Quý để tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngày 3-11-2011, Nguyễn Thị Lệ, SN 1982, ở Việt Yên, Bắc Giang đã trà trộn vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trộm trang phục của nhân viên y tế, vào khoa sản 2, lừa bế cháu Phạm Xuân Trường sinh ngày 1-11-2011, nặng 3,4 kg, con của sản phụ Trần Thị Thơm (SN 1977, quê Hưng Yên) rồi mang về nhà nuôi dưỡng. Lệ khai nhận, do lấy chồng là anh T (quê Đông Anh) nhưng không sinh được con, sợ anh T sẽ bỏ rơi để lấy người khác, vì muốn níu giữ hạnh phúc, Lệ đã vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh rồi giả vờ nói đó là con mình đẻ ra với hy vọng sẽ được ở lại nhà chồng.
Theo ANTD
Những ông chủ 'chê' tiền ngân hàng
Sử dụng nguồn tự có, tận dụng dòng tiền của đối tác và huy động qua thị trường chứng khoán là cách để các doanh nghiệp này xoay sở vốn kinh doanh mà không cần tới gõ cửa ngân hàng.
Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh thành lập cách đây 11 năm, với mặt hàng kinh doanh ban đầu là máy tính, rồi sau chuyển sang điện máy. Ngay từ những ngày đầu, ông Trần Xuân Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty kiên định với chủ trương không vay vốn ngân hàng.
"Nếu nói tiềm lực tài chính của mình mạnh, không cần vay thì không đúng lắm. Bản chất của kinh doanh bán lẻ đa phần là sử dụng vốn do các nhà cung cấp cho nợ thôi. Nên nếu hoạt động có hiệu quả, thì không phải sử dụng vốn vay", ông chủ chuỗi 4 siêu thị điện máy tại Hà Nội lý giải.
Nhiều doanh nghiệp vẫn kinh doanh tốt dù không vay vốn ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà
Thông thường, các siêu thị được nhà cung cấp cho nợ thanh toán trong vòng 30 đến 40 ngày. Trong khi vòng quay hàng tồn kho mất 20 đến 25 ngày, nếu đơn vị nào quản trị tốt có thể quay vòng nhanh trong 15 ngày. Trong thời gian còn lại 15 ngày, số tiền chưa phải thanh toán cho đối tác lại trở thành tiền dư của doanh nghiệp.
"Mình có thể dùng số tiền dư này để thanh toán ngay với lô hàng sau. Và khi thanh toán ngay thì mình có lợi thế là được chiết khấu giảm giá", ông Kiên chia sẻ bí quyết.
Kết quả kinh doanh 2012 không bằng năm trước đó, nhưng Trần Anh vẫn lãi sau thuế trên 30 tỷ đồng. Năm 2013, Trần Anh dự kiến giữ nguyên chỉ tiêu kinh doanh và sẽ mở thêm 8 siêu thị nữa, nâng tổng số siêu thị tại Hà Nội lên con số 12. Chia sẻ về cách thức tích lũy và huy động vốn từ trước tới nay của Trần Anh, ông Kiên cho biết, cơ bản liên quan tới "quản trị dòng tiền và quản trị hàng tồn kho".
"Tôi là dân kinh tế ra, nên rất hiểu ý nghĩa của dòng tiền và quản lý hàng tồn kho, tôi quan tâm tới điều này ngay từ lúc mà công ty còn nhỏ. Nó giống như một guồng máy, khi mà hoạt động tốt, có thể mình cũng vẫn có chừng ấy tiền thôi, nhưng do mình cải thiện vòng quay, nên mình lại có vốn gấp đôi thị trường", ông Kiên nói.
Cũng không vay vốn ngân hàng từ khi thành lập, Công ty cổ phần Thế kỷ 21 (mã CK: C21) từ khi lên sàn có lợi nhuận "khá ổn định", với lãi sau thuế năm 2012 đạt gần 70 tỷ đồng, còn năm 2011 là 73 tỷ đồng. Thế kỷ 21 là một công ty địa ốc lâu năm, ra đời vào năm 1993, là một trong những công ty đầu tiên có cao ốc.
Đề cập về cách quản lý để mang lại lợi nhuận và chia cổ tức đều đều 20% mỗi năm cho cổ đông, ông Huỳnh Sơn Phước - Tổng giám đốc Thế kỷ 21 cho biết công ty chủ trương đi vào lĩnh vực mình am hiểu nhất và đứng trên 2 chân là bất động sản - du lịch, không sa đà vào các kênh khác.
Cũng theo ông Phước, do là công ty đại chúng, huy động vốn chủ yếu qua sàn chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu, nên Thế kỷ 21 đặt rất nặng vấn đề kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro.
"Mình chỉ phát triển ở mức nhỏ và trung bình. Không vay vốn thì thì khó phát triển kinh doanh lớn, nhưng khi có đổ vỡ hay tăng giảm lãi suất cũng không bị thiệt hại nhiều. Trong trường hợp kinh tế bây giờ, mới thấy anh thận trọng là tốt", ông Phước nói.
Công ty cổ phần du lịch dịch vụ Hội An (mã CK: HOT) tự tin là công ty kinh doanh "chưa bao giờ thua lỗ từ khi thành lập". Tổng giám đốc Lê Tiến Dũng cho biết hiện vốn cho hoạt động kinh doanh vẫn tốt nên công ty chưa có nhu cầu vay ngân hàng. Năm 2012, HOT đạt lợi nhuận sau thuế 33 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011 và đã trả cổ tức đợt 2/2012 cho cổ đông là hơn 17% bằng tiền mặt.
Nói về kinh nghiệm kinh doanh, ông Dũng cho hay, yếu tố luôn đặt lên hàng đầu là "buôn có bạn bán có phường" nghĩa là phải chọn địa điểm hợp lý, không quá xa trung tâm, đồng thời, làm vừa lòng khách thông qua việc cung cấp dịch vụ tốt. Thêm vào đó, công ty đã định hướng được sản phẩm đúng đắn, khách sạn 4 sao của công ty sát với điểm đến du lịch Hội An nên đó cũng là lợi thế giúp công ty có được lợi nhuận tốt. Ngoài ra, công ty còn tận dụng được lợi thế kinh doanh trực tuyến, cụ thể, cho khách hàng đặt phòng qua mạng. Do vậy, lượng khách hàng cũng tăng lên trong năm 2012, chiếm khoảng 30% tổng lượng khách.
Ông Dũng cho biết thêm, mảng khách sạn, nhà hàng đem về lợi nhuận nhiều nhất cho công ty trong năm qua. Ông đánh giá, để đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng khách sản nguồn vốn bỏ ra khá lớn nhưng dễ thu hồi vốn và lợi nhuận mà lĩnh vực này mang lại cao.
Theo ông Phan Văn Thiện - Phó giám đốc Công ty cổ phần Bibica (mã CK: BBC), từ khi cổ phần hóa vào năm 1998 đến nay, công ty chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn tự có. Chỉ khi vào mùa vụ cao điểm (Tết Nguyên Đán), lượng hàng cung ứng ra thị trường tăng cao, Bibica mới phải vay thêm ngân hàng với số lượng "không đáng kể" khoảng dưới 10 tỷ để dự phòng trong sản xuất.
Năm 2013, Bibica cho biết, dù có khó khăn nhưng sẽ hạn chế việc vay ngân hàng để giảm bớt chi phí về tài chính. Công ty sẽ đẩy mạnh giải quyết yếu tố đầu ra bằng cách tăng đầu tư hệ thống phân phối, đồng thời, tăng xuất khẩu lên 30% so với 2012.
Mặt khác, theo ông Thiện, Bibica sẽ cố gắng cân đối nguồn nguyên liệu dữ trữ bằng cách tranh thủ thu mua nguyên liệu ở mức giá thấp để dự trữ. Chẳng hạn như đường, bột mỳ, trong năm thường có những thời điểm giá rất rẻ, Bibica sẽ tranh thủ mua vào để dự trữ, tránh mùa cao điểm vì lúc đó mua vào giá sẽ cao, chi phí sản xuất sẽ tăng mạnh khiến giá thành sản phẩm mất ổn định và sẽ khó cạnh tranh.
Theo VNE
Rót nhầm xăng, một ôtô bốc cháy Bằng những nỗ lực tuyệt vời, Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) phối hợp với bảo vệ Siêu thị điện máy Trần Anh và nhiều người dân ở khu vực đường Láng đã cứu chữa kịp thời đám cháy bốc ra từ khu vực bơm xăng vào chiếc ôtô ở cây xăng 1174 đường Láng. Vụ cháy xảy ra...