“Bắt Trịnh Xuân Thanh, các “nút thắt” của vụ án sẽ được tháo gỡ”
Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, việc bắt được Trịnh Xuân Thanh đã thể hiện rõ sự kiên trì và trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Chắc chắn để đối tượng này ra đầu thú, các cơ quan pháp luật của Việt Nam đã có nhiều biện pháp nghiệp vụ cần thiết.
Bị can Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú.
Tiến trình điều tra vụ án PVC sẽ nhanh hơn?
Tối 31.7, trao đổi với phóng viên Dân Việt, một vị tướng của Bộ Công an cho biết, với việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, việc đối tượng khai báo sẽ giúp cho quá trình điều tra vụ án ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiến triển tốt và nhanh hơn. Vị tướng này cũng cho hay, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an đang thụ lý vụ án để làm rõ hành vi phạm tội của Trịnh Xuân Thanh.
Đánh giá về sự kiện bị can Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau 1 năm lẩn trốn, Đại biểu Quốc hội, TS Lưu Bình Nhưỡng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – cho rằng: Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sẽ có nhiều điều thuận lợi.
“Thứ nhất, các điểm nút của vụ án có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh sẽ được cơ quan điều tra giải quyết, tháo gỡ nhanh hơn. Thứ hai, việc bắt được Trịnh Xuân Thanh đã thể hiện sự kiên trì và trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Chắc chắn để đối tượng này ra đầu thú, cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nghiệp vụ cần thiết”, đại biểu Nhưỡng nói.
Vẫn theo đại biểu Nhưỡng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú không chỉ tạo điều kiện cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án, mà còn thể hiện rằng Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra lỗi lầm của mình.
“Người có hành vi vi phạm pháp luật đã lẩn trốn, nay ra đầu thú nghĩa là họ nhận ra lỗi lầm của mình”, đại biểu Nhưỡng cho hay.
Video đang HOT
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, việc một người nào đó có hành vi phạm pháp luật chủ động ra đầu thú trước cơ quan pháp luật là một trong những yếu tố để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Khởi tố Trịnh Xuân Thanh 2 tội
Trước đó, trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng đã nêu: Trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Do buông lỏng quản lý, điều hành, Trịnh Xuân Thanh đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty PVC bị kỷ luật và xử lý hình sự. Với cương vị là người đứng đầu, Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
Vào ngày 15.9.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên. Đồng thời ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC.
Cùng ngày Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã quốc tế.
Ngày 15.3.2017, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội), Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến vụ án nên đã công bố quyết định khởi tố đối tượng này về tội Tham ô tài sản.
Theo HĐXX, căn cứ vào hồ sơ vụ án, căn cứ vào kết quả xét hỏi và tranh luận tại tòa, có căn cứ để xác định bị can Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh và Đào Duy Phong, đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng của các cổ đông để hưởng khoản tiền chênh lệch giá 18 triệu đồng/m2.
Như vậy Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố để điều tra về hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Tham ô tài sản.
Ngày 31.7.2017, đối tượng Trịnh Xuân Thanh (SN 13.2.1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú. Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng quy định pháp luật.
Theo Danviet
Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước
Sáng 30.7, Bộ trưởng Công an, thượng tướng Tô Lâm, nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội lan truyền.
Sáng 30.7, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, cho biết: "Hiện tôi chưa có thông tin gì".
Khi PV đặt câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lý Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi, báo chí muốn đưa thông tin chính thức từ lãnh đạo Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm nói: "Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì".
Thượng tướng Tô Lâm: Chưa nhận thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh đã được di lý về Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước đó, ngày 17.4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban chỉ đạo - đã yêu cầu các cơ quan tố tụng tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Ngày 1.4, liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an cho biết Cơ quan CSĐT vừa khởi tố, bắt tạm giam thêm ông Đỗ Văn Hồng (50 tuổi, trú Bắc Ninh), Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Kinh Bắc (PVC-KBC, công ty con của PVC). Ông Hồng bị khởi tố để điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng với đó, ông Nguyễn Mạnh Tiến (51 tuổi, trú Hà Nội), nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vốn đã bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nay bị khởi tố thêm tội danh mới.
Bộ Công an cho biết hai bị can này bị bắt trong quá trình điều tra mở rộng vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT; Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC, về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, liên quan đến vụ án, công an đã khởi tố đối với 10 bị can nguyên là cán bộ của PVC để phục vụ điều tra.
Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã quốc tế .
Trước đó, ngày 16.9.2016, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi xác định bị can bỏ trốn, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Liên quan đến vụ án, công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bốn bị can khác gồm Vũ Đức Thuận (nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc); Nguyễn Mạnh Tiến (Phó tổng giám đốc), Trương Quốc Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc) và Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tiếp đó, ngày 15.2.2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố năm bị can về tội tham ô tài sản. Năm bị can bị khởi tố gồm ông Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, PVC; ông Lê Xuân Khánh, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; ông Nguyễn Lý Hải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. Cùng ông Nguyễn Thành Quỳnh, Giám đốc Ban Kỹ thuật công nghệ, Tổng Công ty miền Trung; bà Lê Thị Anh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa. Bà Hoa hiện đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo Nguyễn Đức (Pháp luật TP HCM)
Nhìn lại một năm biến động ngành công thương Là một bộ quản lý đa ngành, Bộ Công Thương trải qua năm 2016 đầy thách thức với những vấn đề nhân sự, dự án gây thua lỗ, đa cấp biến tướng, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó doanh nghiệp... Sau 8 tháng đảm nhận vị trí tư lệnh ngành, tân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có nhiều quyết...